Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thomas Williams Rhys Davids (1843-1922)

29/03/201103:01(Xem: 7955)
5. Thomas Williams Rhys Davids (1843-1922)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

T.W. RHYS DAVIDS (1843-1922)

Thomas_Williams_Rhys_DavidsThomas Williams Rhys Davids sinh ngày 12-5- 1843 tại Colchester (Anh quốc), con của mục sư T.W. Davids. Ðầu tiên, ông theo học Phạn ngữ (Sanskrit) với giáo sư Stenzler tại trường đại học Breslau ở Ðức, và tốtnghiệp cấp bằng Tiến sĩ Triết Học (Ph.D). Năm 1864, ông được bổ nhiệm giữ chức Dân sự (Civil Service) tại Tích Lan, một quốc gia theo Phật Giáo. Nhờ sẵn có kiến thức về ngữ học đã giúp giáo sư bấy giờ nghiên cứudễ dàng hai thứ tiếng Tamil (miền nam Ấn Ðộ) và Sinhalese (Tích Lan).

Nhân cơ hội ông được đề cử giữ chức thẩm phán tại Tích Lan để xét xử vụ kiện liên can đến một ngôi chùa làng, và dính líu đến luật giới của Phật Giáo, qua các văn kiện trình bày viết bằng thứ ngôn ngữ mà bấy giờ ởtòa án không ai đọc hiểu được, như học giả I.B. Horner (1896-1981) đã cho biết rằng: “Tài liệu trên gồm có đoạn trích dẫn từ Luật Tạng (Vi- naya Pitaka) và chính điều ấy khiến cho Rhys Davids quyết tâm nghiên cứu về thứ tiếng xa lạ này”.

Ngôn ngữ khó hiểu đó là tiếng Pali, thánh ngữ của Phật Giáo mà về sauRhys Davids đã theo học với nhà sư kiêm học giả Tích Lan, Yatramulle Unnanse. Dưới sự chỉ giáo của vị đại sư này, sau một thời gian học tập, Rhys Davids đã học hiểu thông suốt tiếng Pali, và có thể thực hiện nhữngcông tác khảo cổ. Giáo sư sao chép lại các bản kinh Phật, khảo cứu về thánh tích Anuradhapura, cựu kinh đô của Tích Lan, và bắt đầu nghiên cứulịch sử Phật Giáo Tích Lan.

Năm 1872, vì bất đồng ý kiến với nhân viên cao cấp của chính quyền bấy giờ, ông xin thôi chức vụ Dân sự Tích Lan, và trở về Anh quốc. Tại đây, ông đã dành hết thì giờ cho công cuộc nghiên cứu và truyền bá Phật Giáo. Năm 1875, tạp chí của Hội Hoàng Gia Á Châu (Journal of the Royal Asiatic So- ciety),xuất bản tại Luân Ðôn (London), lần đầu tiên đăng tải những bài khảo cứu giá trị của giáo sư như: “Các bia ký của vua Paràkrama Bàhu” (Inscriptionsof Paràkrama Bàhu); “Sigiri, núi đá Sư tử” (Sigiri, the Lion Rock) và “Hai bia ký cổ xưa tiếng Sinhalese” (Two Old Sinhalese Inscriptions), đã giúp Rhys Davids nhanh chóng trở thành một học giảPali nổi tiếng bấy giờ.

Mặc dù trong lúc đi khảo sát nghiên cứu, sống giữa các khu rừng Tích Lan, bị hành hạ vì bệnh sốt rét, giáo sư vẫn không ngừng cố gắng nhẫn nại học hỏi, đào sâu, tìm hiểu thấu đáo về lịch sử Phật Giáo, qua thánh ngữ Pali.

Thành Lập Hội Phiên Dịch Thánh Ðiển Pali, Hàn Lâm Viện,và Hội Phật Giáo Anh Quốc

Năm 1881, giáo sư Rhys Davids đứng ra thành lập đầu tiên Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society)tại Luân Ðôn, và ông giữ chức chủ tịch, với sự tham gia của nhiều học giả Ðông lẫn Tây Phương như Viggo Fausboll (Ðan Mạch): 1824-1908; Hermann Oldenberg (Ðức): 1854-

1920; Emile Senart (Pháp): 1847-1928 và Richard Morris. Vào lúc ấy, Hội nhận sự tài trợ của những cá nhân hảo tâm, các nhà Ðông Phương học, cơ sở giáo dục và các trường đại học danh tiếng khắp nơi trên thế giới. Những học giả Pali của nhiều quốc gia đã tình nguyện đóng góp không nhậnthù lao cho mọi công tác chú giải, dịch thuật ra Anh văn các kinh luận Phật Giáo Pali. Hầu hết mọi việc của Hội bấy giờ đều do giáo sư Rhys Davids trông coi, điều khiển cho đến năm 1894 ông kết hôn với cô Caroline Augusta Foley (36 tuổi) là người mà về sau đã chia xẻ, giúp đỡ cho ông rất nhiều trong việc phát triển Hội cũng như dịch thuật kinh tạng Pali. Hội này hiện vẫn còn duy trì, hoạt động tại Anh quốc.

Năm 1882, Rhys Davids được mời làm giáo sư dạy Pali và văn học Phật giáo tại đại học College ở Luân Ðôn; làm tổng thư ký và quản thủ thư viện (1885-1904) cho Hội Hoàng Gia Á Châu. Tiếp đến, ông đứng ra thành lập Hàn Lâm Viện Anh Quốc (British Academy), cùng trường Nghiên cứu về Ðông Phương và Phi Châu tại Luân Ðôn (London School of Oriental and African Studies).

Năm 1904, học giả Rhys Davids được bổ nhiệm làm giáo sư môn Tôn giáo Tỷ giảo (Comparative Religion) tại đại học Victoria, Manchester (Anh quốc). Năm 1907, ông thành lập “Hội Phật Giáo Anh quốc và Ái Nhĩ Lan” (TheBuddhist So-ciety of Great Britain and Ireland), và được bầu làm Hội trưởng đầu tiên.

Công trình văn hóa: Trước tác, phiên dịch Kinh Tạng Pali

Giáo sư Rhys Davids đã phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali) những kinh sách Phật Giáo dưới đây:

- 1884: Abhidhamma Sangaha (Compendium of Philoso- phy) hay Thắng Pháp Tập Yếu Luận. Ðây là tác phẩm trình bày về khoa tâm lý và đạođức Phật Giáo do Ðại Ðức Anu- ruddha viết bằng tiếng Pali tại chùa Mulasoma ở Tích Lan vào khoảng cuối thế kỷ thứ 11 hay đầu thế kỷ 12 sau tây lịch.

- 1884: Dàthavamsa (The History of Buddha’s Tooth): Lịch sử Răng của đức Phật.

- 1886: Sumangàla-Visàlini Vol. I (Commentary to the Dialogues of the Buddha): Bộ Sớ Giải về Trường Bộ Kinh của ngài Phật Minh (Buddhaghosa), Tập I (chung soạn với J.E. Carpenter)

- 1889: Digha Nikàya Vol. I (Dialogues of the Buddha): Trường Bộ Kinh, tập I (chung soạn vói J.E. Carpenter) thuộc Sutta Pitaka (Basketof Discourses) hay Kinh Tạng tái bản năm 1975.

- 1903: Digha Nikàya Vol. II (Dialogues of the Buddha): TrườngBộ Kinh, tập II (chung soạn với J.E. Carpenter) thuộc Kinh Tạng,tái bản năm 1982.

Giáo sư cũng dịch từ nguyên bản tiếng Pali ra Anh văn các bộ kinh luật dưới đây:

- 1880: Introductory Essay of the Buddha’s History (Jàtaka Nidànakathà): Giới thiệu về lịch sử đức Phật. Sau này giáo sư M. Viggo Fausboll (1821-1908), nhà Phật Học

Ðan Mạch (Denmark) đã cho in thành sách với tựa đề “The Buddhist Birth Stories or Jataka Tales” (Những Mẫu Chuyện Tiền Thân Ðức Phật).

- 1881: Buddhist Scriptures (Buddhist Suttas): Những bài kinh Phật, được xuất bản thành tập (Vol.) XI trong bộ (Se- ries) “Thánh Thư của Ðông Phương”(The Sacred Books of the East, viết tắt là SBE) dưới sự chủ biên của giáo sư Max Muller (1823-1900), nhà Phật Học người Anh gốc Ðức.

- 1881-1885: The Buddhist Monastic Rules (Pàtimok- kha): Giới Bổn; Greater Section (Mahavagga): Ðại Phẩm và Shorter Section (Cullavagga):Tiểu Phẩm thuộc Vinaya Pitaka (Basket of Discipline)hay Luật Tạng, với sự cộng tác của giáo sư người Ðức, Herman Oldenberg (1854-1920) và được in thành các tập (Vols) XIII, XVIII và XX trong bộ “ThánhThư của Ðông Phương” (S.B.E.)

- 1890-1894: The Questions of King Milinda (Milindapan- ho):Na Tiên Tỳ Kheo Kinh, được ấn hành trong hai tập (Vols) XXXV và XXXVI trong bộ “Thánh Thư của Ðông Phương” (S.B.E.). Dịch phẩm này đượctái bản tại Hoa Kỳ năm 1965.

- 1899: Dialogues of the Buddha Vol. I (Digha Nikàya): Trường Bộ Kinh, tập I, do Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali ( Pali Text Society), với sự tài trợ của vua Thái Lan Chu- lalongkorn (1868-1910) inthành tập 2 trong bộ (Series) “Thánh Thư của Phật Tử” (Sacred Books of the Buddhists, viết tắt là S.B.B.).

- 1910: Sau đó Hội cho xuất bản tiếp Dialogues of the Buddha Vol. II (TrườngBộ Kinh), tập II, in thành tập 3 trong bộ “Thánh Thư của Phật Tử”(S.B.B.). Cuốn này giáo sư dịch chung với bà Rhys Davids.

Ngoài ra, giáo sư cũng là bút giả của những tác phẩm dưới đây:

- 1877: The Ancient Coins and Measures of Ceylon (Tiền Tệ và sự đolường thời xưa của Tích Lan).

- 1878: Manual of Buddhism (Phật Giáo Khái Luận) do Hội TruyềnBá Kiến Thức Thiên Chúa Giáo (Society for Pro- moting Christian Knowledge) ấn hành, và đến năm 1914, tác phẩm này đã tái bản lần thứhai mươi ba.

- 1896: Persecution of Buddhists in India (Sự Ngược Ðãi Phật Giáo tại Ấn Ðộ).

- 1896 và 1909: Abbreviations of Titles of Pali Books (Lược tóm các kinh sách tiếng Pali).

- 1901: Political Division of India (Sự Phân Chia Chính Trịtại Ấn Ðộ).

- 1908: Early Buddhism (Phật Giáo Nguyên Thủy)

- 1919: Cosmic Law in Ancient Thought (Luật vũ Trụ trong Tư Tưởng Cổ Thời).

- 1923: What Has Buddhism derived from Christianity (Phật Giáo đã thu nhận được gì từ Thiên Chúa Giáo).

Giáo sư Rhys Davids còn soạn chung với học giả người Anh gốc Ðức William F. Stede (1882-1958) cuốn Tự Ðiển Pali- Anh (Pali-EnglishDictionary)dày 738 trang, xuất bản lần đầu tiên tại Luân Ðôn (Anh quốc) vào những năm 1921-1925 và được tái bản bốn lần vào những năm 1949, 1952, 1959, và1966.

Viếng thăm Hoa Kỳ và Ấn Ðộ

Năm 1894-1895, ông bà giáo sư Rhys Davids sang thăm Hoa Kỳ, và ông tađược mời thuyết giảng sáu lần tại Ðại học Cornell (New York). Những bàithuyết trình đó của ông sau này được in thành sách, mang tựa đề: “Lịch sử và Văn Học Phật Giáo” (The History and Literature of Buddhism)và xuất bản tại New york năm 1896.

Năm 1899-1900, lần đầu tiên giáo sư Rhys Davids hành hương qua chiêm bái Bồ Ðề Ðạo Tràng (Buddha Gaya), thuộc tiểu bang Bihar (miền đông bắc Ấn độ), nơi xưa kia đức Phật đã thành đạo; và nhiều thánh tích Phật Giáokhác. Kết quả của chuyến đi này là tác phẩm của ông viết về “Phật Giáo Ấn Ðộ” (Buddhist India) được ấn hành năm 1903; và đến năm 1959, đã tái bản lần thứ tám.

Những năm cuối cùng

Năm 1915, Rhys Davids xin nghỉ dạy đại học ở Manchester, và dọn đến ởluôn tại Chipstead, quận Surrey, miền đông nam nước Anh. Trong thời gian này, như Dr. I. B. Horner cho biết: “Ông sống cuộc đờiyên tĩnh của một học giả, thường hay đau, nhưng vẫn làm việc cho đến gần hết đời người; không từ bỏ đánh gôn và các trò chơi khác, trong nhà cũng như ngoài trời, mà chúng đã giúp cho sức khỏe của ông từ lâu...

Vào những năm cuối cùng, với tuổi già sức yếu, giáo sư Rhys Davids vẫn còn tiếp soạn cuốn tự điển Pali-Anh (Pali- English Dicitonary)mà ông đã sưu tập tài liệu, nghiên cứu trong suốt 40 năm, với sự cộng tác của nhà ngữ học nổi tiếng, Dr. Wil- liam F. Stede (1882-1958), ngườiAnh gốc Ðức. Phần đầu cuốn tự điển được xuất bản năm 1921; và ít lâu sau khi ấn hành phần 3 của cuốn tự điển, thì rất tiếc, vì bịnh sưng phổitái phát hoành hành, ông đã từ trần ngày 27-12-1922, hưởng thọ 80 tuổi.

Sự vĩnh viễn ra đi của học giả Rhys Davids bấy giờ là một mất mát to lớn không riêng cho dân tộc nước Anh mà cả toàn Phật tử khắp nơi trên thế giới. Công trình đóng góp vĩ đại cho sự truyền bá, phát triển Phật Giáo tại Tây Phương, qua việc phiên dịch kinh tạng Pali ra Anh văn của ông; các học giả Phật tử Châu Âu đã so sánh chẳng khác gì những công tácphiên dịch tam tạng kinh đại thừa Phật Giáo từ Phạn ngữ (Sanskrit) ra chữ Hán và Tây Tạng của những đại pháp sư, học giả Trung Hoa, Tây Tạng danh tiếng đã làm trong quá khứ như ngài Huyền Trang, Cưu Ma La Thập, vàThon-mi Sambhora v.. v..

Sự ngưỡng mộ của các nhà Phật Học thế giới

Qua nhiều năm cộng tác làm việc, sau khi nghe tin Rhys Davids từ trần, để tỏ lòng tôn kính của mình, Dr. Willam F. Stede đã viết: “Sựliên hệ giữa tôi và Rhys Davids, không có ai, ngoại trừ tôi và giáo sư biết rõ. Ðiều tôi nhớ nghĩ đến giáo sư là những giờ phút tôi ngồi bên cạnh giải bày với giáo sư những khó khăn của tôi... Tâm trí tôi sẽ giữ mãi hình ảnh của giáo sư, và tôi luôn luôn tưởng nhớ đến giáo sư như mộtthiện hữu trí thức của tôi...

Moritz Winternitz (1863-1937), người Áo (Austria), giáo sư đại học Prague (Tiệp Khắc) đã bày tỏ: “Trongquá khứ, chưa có ai đã sống, và đóng góp nhiều cho sự hiểu biết về Phậtgiáo và nền văn học Phật giáo như Rhys Davids. Tên tuổi của giáo sư sẽ luôn luôn được mọi người ghi nhớ như một học giả chân thành và nhiệt tâm; còn đối với người may mắn có dịp đích thân tiếp xúc với Rhys Davids, sẽ mãi nhớ giáo sư như một người bạn lành đáng mến; một Phật tử đúng với ý nghĩa chân chính của danh từ này”.

Charles R. Lanman (1850-1941), người Mỹ, giáo sự đại học Harvard (Hoa Kỳ) đã phát biểu: “Tôiphải nói rằng chúng ta đã vô cùng mang ơn đối với sự kiên nhẫn đầy can đảm của học giả Rhys Davids, trải qua nhiều năm huy hoàng và sóng gió, giáo sư đã chú tâm vào công tác vĩ đại mà giờ đây nó đã trở thành hiện thực; và sự quan trọng cùng giá trị của nó mà giáo sư đã nhìn thấy xa trước khi những học giả khác có thể biết đến...

Giáo sư S. Tachibana của Nhật bản đã viết: “Giáo sư Rhys Davids đã dành hết phần lớn đời mình vào sự truyền bá Phật Giáo ở Tây Phương, và tất cả mọi người đều biết tiên sanh đã hành động nhiều ra sao cho đạonghiệp ấy. Sự đóng góp của ông thật to lớn hơn bất cứ học giả nào khác”.

Dr. K.N. Sitaram của Ấn Ðộ đã nói: “Giáo sư Rhys Da- vids đã thựchiện nhiều hơn bất cứ học giả nào khác trong sự truyền bá kiến thức về tôn giáo, và giáo lý của một trong những người con vĩ đại nhất của mẫu quốc Ấn Ðộ”.

Giáo sư P. Maung Tin của Miến điện đã phát biểu: “Với tôi, những công trình của Rhys Davids là một nguồn vui và khích lệ. Tên tuổi của ông sẽ được mọi người nhắc đến; và ghi nhớ mãi, với lòng tôn kính và ngưỡng mộ nhiều hơn so với các học giả khác”.

Và sau hết, Dr. W.A. de Silva của Tích Lan đã bày tỏ: “Rhys Davids không chỉ là nhà học giả lỗi lạc, mà giáo sư còn là một nhân vật đã truyền bá cho thế giới giáo pháp của đức Thế Tôn. Và dân chúng Tích Lan đã tìm thấy nơi giáo sư con người không chỉ mến yêu hải đảo và ngườidân Tích Lan (Sinhalese); mà còn có thể trình bày trước thế giới điều tốt đẹp nhất mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử của chúng ta”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6573)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8174)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7209)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6362)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4884)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6555)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5145)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5602)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5759)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8480)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]