Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. F. Max Muller (1823-1900)

29/03/201103:01(Xem: 5984)
2. F. Max Muller (1823-1900)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

F. MAXMULLER (1823-1900)

Friedrich_Max_MullerGiáo sư Friedrich Max Muller là người Anh, gốc Ðức; sinh ngày 06-12-1823 tại Dessau (Ðông Ðức), con của ông Wilhelm Muller.

Thân sinh của M. Muller không những là một thi sĩ tài ba, mà còn là một nhà ngôn ngữ học danh tiếng. Năm 28 tuổi, Wilhelm làm hiệu trưởng trường văn phạm, và sau giữ chức Giám Ðốc một thư viện tại tỉnh nhà. Thân mẫu của ông cũng là người có học thức và đảm đang. Song thân của M.Muller đã đặt tên ông “Friedrich” là phỏng theo tên của một người bạn thân với gia đình ông bà ta là Friedrich Leopold, quận công ở thành phố Dessau bấy giờ.

Cuộc sống gia đình của M. Muller rất có hạnh phúc, nhưng tiếc rằng hạnh phúc này không kéo dài được bao lâu. Năm 1827, ông Wilhelm qua đời vào lúc 33 tuổi,bỏ lại người vợ trẻ, một bé gái 8 tuổi và Max Muller lúcấy mới 4 tuổi.

Trong khi gia đình gặp cảnh khó khăn, bà Wilhelm may mắn đã được nhiều bạn bè giúp đỡ. Bác sĩ Carus, vốn là bạn thân của Wilhelm đã nhận nuôi M. Muller, đem về nhà và gửi ông ta vào trường học tại thị trấn Leipzig (Ðông Ðức).

Vào lúc đó, nhà của Dr. Carus là nơi gặp gỡ, lui tới của các văn nhân, thi hào và nhạc sĩ nổi tiếng. M. Muller bấy giờ đã tỏ ra là đứa trẻ có nhiều thiên tài, nhất là âm nhạc; nhưng Felix Mendelssohn (1809-1847), nhà soạn nhạc danh tiếng thời ấy, lại khuyên M. Muller đừngtheo đuổi con đường học nhạc. Sau cùng, ông quyết định theo học môn ngữhọc (philology).

Năm 17 tuổi, M. Muller ghi tên vào học đại học Leipzig và năm 20 tuổi(1843), ông ta tốt nghiệp bằng Tiến sĩ Ngôn Ngữ Học. Ngay lúc nhỏ, ông đã đọc sách, chịu ảnh hưởng tư tưởng của những nhà trí thức Ðức quốc tiền bối bấy giờ như các triết gia R. Hermann Lotze (1817-1881), J.G. Von Herder (1744-1803) và đại thi hào J.W. Von Geothe (1749-1832) v.. v.. là những nhân vật đã từng hâm mộ, ca tụng nền văn học, nghệ thuật tuyệt vời và những tư tưởng triết học, nghệ thuật tuyệt vời và những tư tưởng triết học cao siêu cổ thời của Ấn Ðộ. Ông ta cũng đã có dịp thảo luận những vấn đề triết lý sâu xa với triết gia Ðức theo Phật giáo Arthur Schopenhauer (1788-1860).

Sau đó, M. Muller đến Bá Linh (Berlin), tại đây ông được giáo sư Franz Bopp (1791-1867), nhà ngữ học Ðức giới thiệu, chỉ dẫn về môn ngữ học Ấn-Âu (Indo-European) và học giả Frederick Ruckert mời ông tham gia công tác văn học, cùng dạy cho M. Muller nghệ thuật phiên dịch. Ông cũngthích tìm đọc những bài thuyết trình của triết gia Ðức F.W.J. Von Schelling (1775-1854) và thường kết thân với các bạn của Theodor Fontane(1819-1898), một thi hào Ðức nổi tiếng và là nhân vật rất tán dương tàitrí của M. Muller.

Nghiên cứu kinh điển Phệ Ðà (Vedas) và Phật Giáo

Tháng 3 năm 1846, M. Muller đến Ba Lê (Paris), nơi bấy giờ có nhiều học giả nghiên cứu về Ấn Ðộ (Indologists) đang sống như Antoine Leonard de Chezy và Eugène Burnouf (1801- 1852), một học giả người Pháp rất giỏitiếng Phạn (Sanskrit). Do sự hướng dẫn của giáo sư E. Burnouf, M. Muller bắt đầu nghiên cứu kinh điển Phật Giáo và Phệ Ðà (Vedas) của Bà La Môn Giáo. Những bài giảng của E. Burnouf về triết lý Phệ Ðà đã mở ra cho M. Muller một chân trời mới về tư tưởng. Sau đó, ông quyết định sangLuân Ðôn (Anh Quốc), nơi nguyên bản Phạn ngữ Thánh Tán Ca Rig-Veda, ca tụng những thần linh (Bà La Môn Giáo) còn tàng trữ tại các thư viện, để phiên dịch các Thánh Tán Ca Ðó ra Anh văn.

Công Tác Giáo Dục

Tại thư viện Bodleian (thành lập năm 1601, thuộc đại học Oxford), M. Muller quen biết với giáo sư Wilson dạy ở đại học Oxford và là nhà soạn dịch từ Phạn ra Anh văn trường ca Ràmàyana (bà La Môn giáo). Do lời khuyên của Wilson, năm 1848, M. Muller dọn đến định cư tại Oxford (miền trung nam Anh quốc). Năm 1849, sau khi ấn hành dịch bản (cuốn I) của bộ “Thánh Tán Ca Rig-Veda”, ông ta được mời giảng dạy về môn ngữ học đối chiếu (Comparative Philology) tại đại học Oxford. Từ đó, tiếng tăm của M. Muller bắt đầu vang lừng, được nhiều người trong giới trí thức biết đến.

Năm 1854, ông làm giáo sư dạy môn ngôn ngữ Châu Âu hiện đại (Modern European Languages); năm 1856, làm quản thủ thư viện Bodleian; và năm 1858, ông được mời giữ chức Ủy Viên Giáo Ðốc trường All Souls College (Thành lập năm 1437 thuộc đại học Oxford).

Năm 1859, Max Muller lập gia đình với Georgia Grenfell ở Maidenhead (Anh quốc). Từ ngày ấy, ông ta mới thực sự xem nước Anh như quê hương thứ hai của mình. Trong thời gian này, danh tiếng của M. Muller ngày càng lên cao đến nỗi ông được mời viết bài thường xuyên cho tuần báo “The Times” tại Luân Ðôn (London), và trở thành một nhân vật trọng yếu trong chủ trương mang lại sự hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa hai quốc gia Ðức và Anh. Nữ hoàng Anh Victoria (1819-1901) bấy giờ cũng hết sức hâm mộ và kính trọng thiên tài của ông.

Năm 1873, M. Muller là người đầu tiên không phải giáo sĩ, được ông Dean Stanley mời đến thuyết giảng về tôn giáo tại thánh đường danh tiếngWestminster Abbey mà tờ báo “The Times” lúc ấy đã diễn tả xem đó như là“một biến cố đặc biệt” (singular event). Từ năm 1868 đến 1875, ông làm giáo sư dạy môn ngữ học tỷ giảo, và giảng viên môn tôn giáo tự nhiên (natural religion) tại Ðại học Glasgow vào những năm 1889-1893.

Những Ðóng Góp Văn Hóa

a) Trước tác, phiên dịch kinh điển Phật Giáo:

Là một học giả thông suốt cả hai cổ ngữ Pali và Sanskrit (Phạn), M. Muller đã góp phần to lớn cho nền văn hóa nhân loại nói chung, và Phật Giáo nói riêng. Ông làm chủ biên Ban Dịch Thuật toàn bộ “Thánh Thư của Ðông Phương” (The Sa- cred Books of the East) với sự cộng tác của 20 học giả lỗi lạc khắp thế giới, để dịch ra Anh văn kinh sách của các tôn giáo lớn: Phật, Khổng, Lão, Hồi (Islam), Kỳ Na (Jainism), Bà La Môn và Bái Hỏa Giáo (Zoroastrianism) chép bằng tiếng Trung Hoa, Á Rập (Arabic) và Ấn độ: Prakrit, Pali, Sanskrit (Phạn) v.. v.. Trong thời gian 34 năm, ông đã cho ấn hành được tất cả 50 quyển.

Sau đó, M. Muller làm chủ biên ban soạn dịch bộ “Thánh Thư của Phật Tử” (The Sacred Books of the Buddhists)được khoảng vài năm trước khi ông từ trần năm 1900, và học giả Rhys Davids (1843-1922) đã tiếp tục thay ông giữ chức vụ này. Dưới đây là những kinh điển Phật Giáo do Max Muller dịch thuật:

- Dhammapada (Kinh Pháp Cú), dịch và chú thích từ Pali ra Anh văn (gồm 99 trang) do nhà xuất bản Clarendon Press tại Oxford ấn hành quyển (Vol.) 10 trong bộ “Thánh Thư của Ðông Phương” (The Sacred Books of the East, viết tắt S.B.E.) năm 1881.

- The Larger Sukhàvati-Vyùha-Sùtra (Description of The land of Bliss): Kinh Ðại Vô Lượng Thọ. Bản kinh này nguyên chép bằng tiếng Phạn, M. Muller tìm thấy tại một ngôi chùa ở Nhật Bản.

- The Smaller Sukhàvati-Vyùha Sùtra (Scripture of the Buddha of Infinite Light): Kink A Di Ðà

- The Vajrakkedika Sùtra (The Scripture of Diamond Cut-ter): Kinh Kim Cang.

- The Prajna-Pàramità-Hridaya Sùtra (The Heard Scrip- ture): Bát Nhã Tâm Kinh, gồm có hai bài ngắn (The Smaller) và dài (The Larger).

Tất cả bốn kinh trên, M. Muller dịch từ nguyên bản tiếng Phạn (Sanskrit) ra Anh văn, cho in chung với “Buddha-Carita Sùtra” (The Life of Buddha): Phật Sở Hành Tán Kinh (do E. B. Cowell dịch); và “The Amitayùr-Dhyàna-Sùtra” (Scripture of Meditation on Buddha): Quán Vô Lượng Thọ Kinh (J. Takakusu dịch) thành một tập mang tựa đề “Bud- dhist Mahayana Texts” (Kinh Ðại Thừa Phật Giáo)xuất bản tại Oxford năm 1894, quyển (Vol.) 49 trong bộ “Thánh Thư của Ðông Phương” (S.B.E.). M. Muller còn là tác giả của nhiều bài tiểu luận,khảo cứu Phật Học sâu sắc đăng tải ở các tập san Phật giáo và “Nghiên cứu Ðông Phương” (bằng Anh ngữ) khắp nơi.

b) Phiên dịch kinh sách Bà La Môn Giáo:

Ngoài ra, M. Muller cũng đã đóng góp cho sự hiểu biết của mọi người về tư tưởng Bà La Môn giáo qua công trình lớn lao của ông là đã dành 25 năm (1849-1874) để phiên dịch từ tiếng Phạn ra Anh văn bộ “ThánhTán Ca Rig-Veda”gồm 6 quyển. Bộ sách này được ấn hành tại Oxford do sự tài trợ giúp đỡ của ông đại sứ nước Phổ (Prussia, ở Châu Âu), C.K.J. Baron Von Bunsen, và Công ty Ðông Ấn (East Indian Company).

M. Muller cũng dịch bộ sách triết học Upanisad (Áo Nghĩa Thư) của đạoBà La Môn, do nhà xuất bản Ðại học Oxford ấn hành thành hai quyển 1 (năm 1879) và 15 (năm 1884) trong bộ “Thánh Thư của Ðông Phương”. Hơn nữa, ông còn là bút giả của những tác phẩm giá trị dưới đây:

- 1856: Comparative Mythology (Thần Thoại Ðối Chiếu)

- 1859: History of Ancient Sanskrit Leterature (Cổ Phạn Văn Học Sử)

- 1861-1863: Lectures on the Science of Language (Những bàithuyết trình về Khoa học Ngôn ngữ)

- 1873: Introduction to the Science of Religion (Khoa Học Tôn giáoNhập Môn).

- 1884: Biographical Essays (Luận Văn Tiểu Sử)

- 1899: The Six Systems of Indian Philosophy (Sáu hệ phái triết học Ấn Ðộ).

Trong số những sách của M. Muller, tác phẩm bán chạy và được nhiều độc giả thích đọc nhất là cuốn “India - What Can It Teach Us?” (Ấn độcó thể dạy chúng ta điều gì?).Nhiều người đọc xong cuốn sách sẽ không còn có thành kiến xấu đối với Ấn Ðộ; và kinh ngạc thấy ông, mặc dù không sinh trưởng tại Ấn, đã có thểdiễn tả sống động, đầy đủ chi tiết về đất nước cũng như dân tộc Ấn Ðộ. Khi còn trẻ, M. Muller không có tiền đến viếng xứ này; nhưng về sau có tiền, ông lại không có thì giờ.

M. Muller đã mến yêu quê hương Ấn Ðộ như chính xứ sở của mình mà trong cuốn sách trên, có đoạn ông đã viết hết sức thành thực và cảm động: “Như các học giả thời quá khứ xa xưa muốn đến viếng Rome (nước Ý) hoặc Athens (Hy Lạp); cũng thế, tôi ước mong (qua Ấn) để nhìn thấy thànhphố Ba La Nại (Benares) và tắm trong dòng nước Thánh của sông Hằng” (Justas scholars of the ancient classical days longed to see Rome or Athens,so do I long to see Benares and to bath in the Holy waters of the Ganges).

Ðối trước những vấn đề khó khăn cũng như thuận lợi của Ấn độ, M. Muller luôn có cái nhìn của một người Ấn yêu nước (patriotic Indian). Cho nên đồng bào Ấn đã thương kính và xem M. Muller như một người bạn vĩđại, chân thành của dân tộc họ.

Max Muller qua đời tại Anh quốc năm 1900, để lại nhiều tiếc thương cho các học giả, văn nhân và trí thức Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác. Riêng hàng Phật tử chúng ta “Uống nước nhớ nguồn” sẽ không bao giờquên ơn M. Mull- er, một nhà Ấn Ðộ học lỗi lạc, một học giả Phật Học uyên thâm tài ba, đã góp phần to lớn vào công trình phiên dịch các kinh điển Phật Giáo đại thừa từ Phạn ra Anh văn; cũng như xây nền đắp móng cho sự thành lập, phát triển và truyền bá đạo Phật đến đông đảo quần chúng Phật tử tại các nước Tây Phương trong gần một thế kỷ qua.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2010(Xem: 6301)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
16/11/2010(Xem: 5053)
Sống là làm cho mình càng ngày càng hoàn thiện hơn, theo đúng với sự tiến hóa của con người và thế giới. Tự hoàn thiện là tránh làm những cái xấu và trau dồi thêm những cái tốt. Trau dồi, bồi dưỡng, trồng trọt cũng là nghĩa chữ văn hóa (culture) trong tiếng phương Tây. Bất kỳ con người nào cũng muốn cuộc sống mình tiến bộ theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không ai muốn điều ngược lại.
15/11/2010(Xem: 6101)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
14/11/2010(Xem: 6149)
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng: “Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm, rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới.
09/11/2010(Xem: 5902)
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành Talmage, California
07/11/2010(Xem: 16000)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
07/11/2010(Xem: 7502)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 5484)
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi cái thây bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục; hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!
06/11/2010(Xem: 10128)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
06/11/2010(Xem: 5779)
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567