Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. George Turnour (1799 -1843)

29/03/201103:01(Xem: 7664)
1. George Turnour (1799 -1843)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

GEORGE TURNOUR(1799 -1843)

George Turnour sanh năm 1799, gốc người Anh Quốc, là nhân viên ngành Dân Sự (Civil Ser- vice) làm việc tại thành phố Ratnapura ở Tích Lan. Trong thời gian này, G. Turnour đã học hỏi, nghiên cứu nhiều năm tiếng Sinhalese và cổ ngữ Pali với các nhà sư Tích Lan uyên bác Phật Giáo đương thời. Về sau, ông trở thành một trong những học giả Tây Phương đầutiên có kiến thức sâu rộng về thánh ngữ Pali.

Suốt mười năm kiên nhẫn, chăm chỉ làm việc, năm 1837 G. Turnour đầu tiên cho ấn hành tại Colombo bản phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh(Romanized Pali) cuốn Ma- havamsa (Ðại Sử của Tích Lan). Công trình này của ông được xem như một biến cố trọng đại trong việc khám phá, nghiên cứu nền văn học Phật Giáo thánh ngữ Pali của Tích Lan bởi các học giả Tây Phương.

Cũng trong năm 1837, G. Turnour cho phát hành bản dịch từ Pali ra AnhVăn 38 chương đầu trong số 100 chương cuốn Mahavamsa (Ðạisử Tích Lan). Dịch phẩm này của G. Turnour đã gây sự chú ý không ít đốivới các học giả và nhân viên chính quyền Anh Quốc bấy giờ trong việc giúp họ nghiên cứu các di tích những thành phố cổ xưa ở Tích Lan. Năm 1868, thống đốc Tích Lan, ông Hercules Robinson chỉ thị thành lập Viện Khảo Cổ Tích Lan (Ceylon’s Archaeologi- cal Department) và Ủy Ban nhằm đi sưu tập, ghi chép các bia ký trong nước. Do nổ lực khảo cứu của Viện Khảo Cổ Tích Lan, nhiều di tích các chùa tháp kiến tạo bởi các vua Tích Lan thời xưa đã được tìm thấy.

Sau khi thành công trong việc dịch ra Anh ngữ nửa phần cuốn Mahavamsa(ÐạiSử Tích Lan), học giả G. Turnour dự tính dịch tiếp phần còn lại của tácphẩm này; nhưng rất tiếc vì đau bệnh nặng, ông đã không thực hiện được.Các chương còn lại của cuốn Mahavamsa sau này đã được dịch và hoàn tất bởi học giả L. C. Wijesinha vào năm 1889.

G. Turnour mất năm 1843 tại Naples, miền nam nước Ý (Italy), hưởng thọ 44 tuổi.

G. Turnour được xem như một trong những học giả tiền phong đã góp phần to lớn vào công việc nghiên cứu và phổ biến thánh ngữ Pali của nền Phật Giáo Tích Lan cho giới độc giả Phật tử ở các nước Tây Phương.

Học giả T.W. Rhys Davids (1843-1922) trong tác phẩm của ông “The History and Literature of Buddhism”(Lịch Sử và Nền Văn Học Phật Giáo) tái bản in lần thứ năm tại Cal- cutta (Ấn Ðộ) năm 1962 (trang 31-32), đã tán thán công đức hoằng pháp này của G. Turnour như sau:

“G. Turnour, con người rất bận rộn, đứng đầu Cơ Quan Dân Sự tại Tích Lan, với sự giúp đỡ của các học giả Tích Lan, thông minh và nhiều kiến thức; ông đã viết, đăng tải trên tạp chí ‘Bengal Asiatic Society’ (Hội ÁChâu tại Bengal) một loạt những bài khảo cứu về kinh tạng Phật Giáo tiếng Pali. Năm 1837, G. Turnour cho ấn hành toàn bộ phiên âm thánh ngữ Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali) cuốn Mahavamsa (Ðại Sử Tích Lan) cùng với bản dịch tiếng Anh.

“Giá trị sự đóng góp này của G. Turnour đã được giới học giả Phật tử khắp nơi hoan nghênh. Nhưng ngay sau khi G. Turnour vừa qua đời, không tìm thấy được ai có thể đảm trách công việc dịch thuật của ông. Thời ấy chưa có sách văn phạm và tự điển Pali. Các học giả châu Âu bấy giờ khôngthể đến Tích Lan; và tại quê nhà họ có thể tiếp nhận sự lợi ích qua công trình đóng góp, phổ biến về kiến thức văn học Phật Giáo tiếng Pali của G. Turnour. Dịch phẩm thánh ngữ Pali của ông ra đời như một biến cố trọng đại tại xứ Tích Lan chưa phát triển, và nó được sử dụng như một động cơ tiếp tục thúc đẩy cho các học giả Tây Phương chú tâm nghiên cứu thêm về cổ ngữ Pali này”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2015(Xem: 7087)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7089)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7735)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14310)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11577)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 8578)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
16/01/2015(Xem: 21557)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 9425)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp.
14/01/2015(Xem: 7624)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
14/01/2015(Xem: 7674)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]