Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Niệm tâm bi

24/03/201103:34(Xem: 9604)
THỰC TẬP: Niệm tâm bi

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ

THỰC TẬP: Niệm tâm bi

Trong phương pháp niệm tâm bi, thường chúng ta chỉ sử dụng đơn giản một hoặc hai lời quán niệm, như là: “Mong sao cho anh (hoặc chị) không gặp thống khổ và đau đớn” hoặc “Mong sao cho anh (hoặc chị) được thảnh thơi và an lạc.”

Điều quan trọng là những lời niệm ấy phải thành thật và có ý nghĩa với chính bạn. Đôi khi có người cảm thấy chọn những lời cầu mong cho mình chấp nhận được khổ đau lại thích hợp hơn là những lời cầu mong cho mình đừng bao giờ bị khổ đau. Bạn hãy tự kinh nghiệm lấy những lời niệm khác nhau. Thử xem lời niệm nào có thể giúp bạn mở rộng con tim mình ra trước những nỗi khổ, và những lời nào tạo ra khuynh hướng trốn tránh.

Đối tượng đầu tiên của việc niệm tâm bi là một người nào đang có một nỗi đau đớn lớn về thể chất hoặc tinh thần. Trong kinh dạy rằng, ta nên chọn một người có thật, cụ thể, chứ không phải chỉ là một biểu tượng chung cho nỗi khổ của cả nhân loại. Bạn hãy niệm những câu tâm bi hướng về người ấy, ý thức về những khó khăn và nỗi khổ mà họ đang gánh chịu.

Và rồi bạn có thể tiếp tục thực hành theo trình tự như khi thực tập niệm tâm từ: cho bản thân mình, các bậc tôn túc, bạn thân, người không thân, người khó thương, cho đến mọi người, mọi loài, mọi sinh linh trong khắp mười phương.

Bạn hãy thực tập theo mức độ của bạn - chỉ đi từ người này sang người kế tiếp khi nào bạn cảm thấy đã sẵn sàng. Bạn nên nhớ ai cũng có khổ đau, cho dù bề ngoài họ có vẻ đang may mắn hoặc an ổn. Vì đó là tự tánh vô thường của cuộc đời.

Nếu như bạn cảm thấy tâm bi của mình đang trở thành những trạng thái sợ hãi, tuyệt vọng và buồn nãn, điều đầu tiên là bạn nên chấp nhận đó như một việc tự nhiên. Bạn hãy sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm của mình. Hơi thở là chiếc neo giữ bạn có mặt trong giờ phút hiện tại. Hãy tiếp xúc sâu sắc với sự sợ hãi hoặc muộn phiền ấy, cảm nhận được sự đồng nhất với mọi loài đang cùng sợ hãi và muộn phiền như ta. Bạn có thể tiếp tục quán chiếu, nhìn sâu vào cảm nhận đồng nhất ấy, và thấy đó là hạnh phúc.

Khổ đau là bản chất của sự sống, và nó sẽ không bao giờ biến mất, cho dù ta có cầu mong thế nào đi chăng nữa. Điều mà chúng ta thực tập trong phương pháp niệm tâm bi là để thanh lọc và chuyển hóa mối tương quan giữa ta với khổ đau, dù đó là khổ đau của chính ta hay của người khác. Khi ta có thể cởi mở trước những khổ đau, chấp nhận chúng, đối xử với chúng bằng một con tim đầy tình thương, ta sẽ cảm thấy mình là một với tất cả mọi người. Ta chưa bao giờ lẻ loi cả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 3161)
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
01/04/2013(Xem: 4840)
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
01/04/2013(Xem: 7017)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 10017)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 5506)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 3139)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 5691)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 6326)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 5544)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 6273)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567