Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Tha thứ

24/03/201103:34(Xem: 12183)
THỰC TẬP: Tha thứ

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đối trị sân hận

THỰC TẬP: Tha thứ

Muốn giải thoát khỏi những sân hận nằm sâu kín trong ta, trước tiên ta phải thực tập sự tha thứ. Sự tha thứ có công năng nuôi dưỡng tình thương và làm tăng trưởng lòng kiên nhẫn. Nó mang lại cho ta một cuộc sống mới, không còn bị trói buộc vào quá khứ.

Khi nào ta vẫn còn gắn bó với những hành động trong quá khứ, của mình hoặc người khác, ta sẽ không thể sống cuộc sống này trọn vẹn. Những bất mãn, đau buồn, rác rưởi ta mang theo từ quá khứ sẽ bít kín con tim ta và thu hẹp cuộc đời ta lại.

Tha thứ không có nghĩa là ta phải bó buộc hoặc giả vờ làm một điều gì mình không muốn, hoặc hạ mình hy sinh cho những nhu cầu của người khác. Ngược lại, ta làm vì một tình thương rộng lớn với chính mình. Ta muốn phát triển một tâm từ không ngăn ngại. Ta muốn hòa giải hết những sự chia rẽ và ngăn cách với cuộc sống. Ta không còn muốn mang vác gánh nặng của mặc cảm tội lỗi và những nỗi phiền giận trong tâm ta nữa.

Tha thứ không phải là chuyện dễ. Không tha thứ hóa ra lại dễ hơn gấp bội phần. Các nhà chính trị hiểu điều này rất rõ. Họ biết rằng dùng sự căm hờn đoàn kết người ta lại với nhau dễ hơn nhiều so với dùng tình thương. Tiếp xúc được với một nơi trong ta biết thương yêu và tha thứ không phải là chuyện dễ. Bạn nên nhớ, khả năng tha thứ là một hành động buông bỏ rất thâm sâu, có thể so với cái chết. Chúng ta phải nói được rằng: “Tôi không còn là con người ấy nữa. Và chị cũng không còn là con người ấy nữa.”

Tha thứ không có nghĩa là ta chấp nhận những hành động bất thiện, hoặc làm ngơ trước những bất công và khổ đau của cuộc đời. Ta không nên lẫn lộn nó với thái độ thờ ơ và thụ động. Tha thứ chỉ có nghĩa là biết từ bỏ hết mọi mặc cảm tự ti và bất mãn trong ta. Và khi sự tha thứ trong ta được lớn mạnh, nó sẽ biểu lộ ra bên ngoài: ta có thể hòa giải, ta có thể đòi hỏi công bằng, bình đẳng, và ta cũng có thể chọn không làm gì cả.

Tha thứ là một tiến trình thực tập. Có nghĩa là khi ta quán chiếu, sẽ có những cảm xúc nghịch nhau khởi lên: hổ thẹn, tức giận, cảm thấy bị phản bội, nghi ngờ hoặc lẫn lộn. Hãy để cho chúng khởi lên mà đừng phê phán. Ghi nhận chúng như là những hiện tượng tự nhiên, và rồi từ tốn trở lại tập quán chiếu về sự tha thứ.

Sự thực tập quán chiếu về tha thứ có ba phần: cầu xin những ai ta đã gây khổ đau trong quá khứ hãy tha thứ cho ta; tha thứ cho những ai đã từng làm ta khổ đau trong quá khứ; và tha thứ cho chính mình.

Bạn hãy ngồi cho thật thoải mái, nhắm mắt lại, để cho hơi thở được tự nhiên, đừng điều khiển gì hết. Bắt đầu bằng lời niệm thầm: “Nếu trong quá khứ tôi có làm cho ai đau đớn hay khổ đau, vì vô tình hoặc cố ý, tôi xin được họ tha thứ.” Nếu có những hình ảnh, mặt người hoặc hoàn cảnh chi tiết nào khởi lên trong tâm, hãy buông bỏ mặc cảm tội lỗi ấy và xin được tha thứ: “Tôi cầu xin được sự tha thứ ở tất cả.”

Sau một thời gian, bạn có thể ban sự tha thứ đến cho những ai đã từng làm khổ bạn. Bạn cũng đừng lo nếu cảm thấy sự ban cho của mình có vẻ máy móc, giả tạo, vì tác ý tự nó vẫn có một năng lượng ảnh hưởng rất lớn. Chúng ta tôn trọng khả năng buông bỏ và bắt đầu lại của mình. Ta tin vào khả năng biết thay đổi, biết mở rộng và thương yêu của con tim ta. “Nếu trong quá khứ có ai đã làm cho tôi khổ đau, vì vô tình hay cố ý, tôi xin tha thứ cho những người ấy.” Và nếu như có những tư tưởng hay hình ảnh nào khởi lên trong tâm, ta tiếp tục niệm thầm: “Tôi tha thứ cho chị/anh.”

Và cuối cùng, ta thực tập tha thứ cho chính ta. Nếu vì lý do gì đó, mà ta đã làm cho mình khổ đau, không biết thương mình, hoặc không sống đúng với kỳ vọng của mình, đây là cơ hội để ta giải tỏa những nội kết ấy. Bạn cũng có thể kể thêm vào nếu bạn đã không thể tha thứ được người khác khi thực hành bài tập trên - vì đó cũng không phải là một lý do để ta tự làm khổ thêm. “Vì vô tình hay cố ý, tôi đã tự gây nên khổ đau cho mình, tôi tha thứ cho tôi.”

Bạn hãy thực hành bài tập này trước mỗi buổi ngồi thiền, và cho phép năng lực của tác ý được phát triển. Vào đúng thời điểm, nó sẽ sinh hoa kết trái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 5178)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 11652)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 7138)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 8832)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 6738)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 3973)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
01/04/2013(Xem: 5249)
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
01/04/2013(Xem: 5993)
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]