Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Danh từ tu học

15/03/201111:02(Xem: 9032)
3. Danh từ tu học

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Danh từ tu học

Thầy biết không, có người đề nghị chúng ta nên chọn một tên gọi khác cho những khóa tu, thay vì gọi là khóa tu học. Đối với một số người, nhất là những người mới hoặc chưa quen, chữ tu học nghe có vẻ nặng nề quá. Họ nói, nó gợi lên những hình ảnh khắc khổ, lập dị, và có vẻ trốn tránh cuộc đời. Tôi có một người bạn theo Thiên Chúa giáo, khi những người bạn của chị nghe nói chị sắp đi dự một khóa tu học, họ ngạc nhiên và sợ lắm. Họ thắc mắc như là mình phải có vấn đề gì ghê gớm lắm mới phải đi tu học vậy! Người ta thường liên tưởng một khóa tu với những sinh hoạt gò bó, khắc khổ. Thầy nghĩ sao? Thật ra đó chỉ là một sự hiểu lầm, phải không Thầy?

Có thể những người ấy nghĩ rằng, tu tập thì nhất định phải chịu cực khổ, và có thể chính họ đã có những kinh nghiệm như vậy. Nhưng thật ra, tu tập không nhất thiết có nghĩa là phải khắc khổ. Mục đích của một khóa tu học không phải là để người ta cảm thấy cuộc đời khổ đau hơn, mà ngược lại là thấy cuộc đời này có nhiều hạnh phúc hơn! Nhưng thành kiến thì không dễ gì thay đổi. Chả trách gì các bác lại cứ bảo là chúng tôi chỉ lo tu “chơi chơi” mà thôi! Tôi nghĩ, mục đích của những khóa tu thật ra không gì khác hơn là giúp các thiền sinh tiếp xúc và chuyển hóa những khó khăn, khổ đau của chính mình. Sự chuyển hóa ở đây phải là một sự chuyển hóa sâu sắc, tận gốc rễ của khổ đau. Mà khi khổ đau vắng mặt thì mới có điều kiện để cho hạnh phúc có mặt!

Thầy đã có dịp đi hướng dẫn nhiều khóa tu trong những năm qua, chắc Thầy cũng đã chứng kiến được điều ấy. Có nhiều người, sau khóa tu đã cảm nhận được một sự thay đổi lớn, họ có thể mở rộng lòng mình ra và tiếp xúc được với những hạnh phúc đang có mặt chung quanh. Họ đã có thể ôm lại được một người thân yêu của họ. Chứng kiến những sự thay đổi ấy đem lại cho chúng ta một niềm tin. Không có việc gì là dễ, nhưng con đường ngàn dặm cũng phải bắt đầu bằng một bước chân nhỏ bé. Hạnh phúc của ta được bắt đầu từ một nụ cười nhỏ trên môi.

Mỗi năm chúng ta vẫn thường cố gắng tổ chức ít nhất là hai khóa tu học nhiều ngày. Chúng ta chọn những địa điểm có một khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh và rộng rãi. Cả năm sống trong thành phố ồn ào đầy khói bụi, giờ được trở về hít thở không khí trong lành giữa miền đồng quê cũng là một thay đổi tốt rồi. Trời đất nơi này phải cao rộng, xanh mát và nằm giữa thiên nhiên. Phải có bóng mát của cây cỏ, của trời, của mây và của nước. Về đây rồi thì bụi đỏ cũng thôi bay!

Có nhiều người đề nghị chúng ta nên tổ chức những khóa tu ở gần thành phố hơn, chọn những nơi mà các thiền sinh có thể đi về dễ dàng, và thuận tiện cho sự di chuyển hơn. Nhưng chúng ta biết rằng sự tu tập và chuyển hóa rất cần một không gian và thời gian đặc biệt. Thật ra nơi đó không cần phải thật xa thành phố, nhưng nhất định phải có một không gian rộng rãi và yên tĩnh. Chúng ta cần có một không gian và thời gian riêng biệt, để giúp mình thật sự sống và thật sự có mặt với khóa tu. Nơi đây, chúng ta cùng tập đi thiền hành trên những ngọn đồi cỏ, trên cao có trời xanh mây trắng, mỗi bước chân của ta làm dậy lên những làn gió nhẹ. Hoặc cùng ngồi với nhau thành từng nhóm nhỏ bên bờ suối trong, chia sẻ những quan tâm, ưu tư của mình với thầy, với bạn. Khung cảnh và môi trường của khóa tu cũng là những yếu tố rất cần thiết cho sự chuyển hóa. Khi ta sống với nhau bằng tình thương, biết lắng nghe với sự hiểu biết, thì khổ đau nào mà còn có thể có mặt được, Thầy nhỉ!

Mà Thầy đã có đề nghị nào để thay thế chữ tu học hay chưa? Thú thật với Thầy, tôi thấy việc ấy cũng không cần thiết lắm. Tôi chỉ muốn bắt chước đức Phật trả lời với những người bạn ấy rằng “Hãy đến đi rồi sẽ thấy!” Tên gọi nào rồi cũng có những giới hạn và những khiếm khuyết của nó. Họ chỉ có thể đến thực hành và rồi tự mình trải nghiệm để hiểu đúng mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2011(Xem: 7750)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8835)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8981)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15779)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7634)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16177)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11472)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9468)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7760)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12374)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]