Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Kết

01/03/201104:52(Xem: 7194)
Lời Kết

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

LỜI KẾT

Thưa quý bạn đọc! Điều tối kị nhất trong cuộc đời này là nói về bản thân!

Có lẽ chúng tôi không nên dài dòng nói thêm điều gì về bản thân mình, bởi vì cuốn sách đã được viết đến trang cuối cùng của nó. Tuy nhiên, trong khi phải mất một khoảng thời gian tương đối dài để viết nên từng dòng chữ đơn sơ của cuốn sách này, chúng tôi luôn gặp lại chính hình ảnh của mình trong cuốn sổ nhật ký cũ bản thân mình đã bỏ quên trong nhiều năm – từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường trung học.

Đã nhiều năm trôi qua, tôi luôn trải nghiệm cuộc sống bằng cách viết nhật ký, để nhìn lại chính mình. Bằng những băn khoăn của ngòi bút, tôi cố gắng duy trì thói quen viết mỗi ngày một ít cảm nhận về cuộc sống, và đã viết đầy nhiều trang giấy.

Và với những gì đã được viết ra... nay tôi đọc lại với những cảm nhận mới mẻ, với niềm vui ngọt ngào. Khi tôi chỉ ngón tay, lật khẽ những trang đã nhàu nát của cuốn sổ tay đã bị mất trang bìa, tôi biết cho đến ngày hôm nay mình đã trải qua nhiều thời gian và cảnh ngộ khác nhau. Cuốn nhật ký cũ đã đưa tôi đối diện với chính mình và tôi tự hỏi vì sao mình đã từng tha thiết yêu cuộc sống đến thế? Trước mắt mình, lúc ấy là cả một bầu trời xanh bát ngát, tràn đầy hy vọng. Điều đáng quý nhất là sau những năm tháng vất vả khó khăn, sau những buồn vui được mất, bản thân mình vẫn giữ được niềm tin vào cuộc sống, giữ được cảm xúc trong sáng, hồn hậu và tươi tắn, vẫn cố gắng học hỏi được những điều có giá trị...

°

Phần lớn những ý tưởng trong sách này được hình thành từ những suy tư qua từng trang nhật ký như vậy! Là người cầm bút, có lẽ không ai muốn để vuột mất bất cứ điều gì đã đi qua trong cuộc đời mình. Cầm bút là một công việc đòi hỏi nhiều khổ công và đam mê, đồng thời là một niềm hạnh phúc bất tận. Chúng tôi xem một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời mình là được trải nghiệm niềm hạnh phúc sáng tạo, được viết về những điều mình đã từng sống, từng khao khát và mơ ước...

Đây là những suy tư, trăn trở của chúng tôi sau một thời gian rất dài, qua nhiều năm, nay mạo muội sắp xếp lại thành chương, thành quyển! Chúng tôi viết vì tự bản thân muốn đi tìm câu trả lời cho nhiều vấn đề rắc rối, phức tạp trong cuộc sống. Liệu rằng độc giả ít nhiều cũng từng trải qua những băn khoăn tương tự như thế?

Và do vậy, cuốn sách đơn mọn này không chứa đựng điều gì là cao siêu cả. Người viết hoàn toàn không hề dám xem đây là “khuôn vàng thước ngọc” gì cả, mà chỉ là sự chia sẻ với bạn đọc một vài ý tưởng, một vài kinh nghiệm sống trên một vài lĩnh vực cụ thể của đời sống. Nó được viết ra bởi một con người luôn có những thắc mắc, ưu tư về ý nghĩa của cuộc sống, của hạnh phúc. Ngày hôm nay, cuốn sách có duyên may được nằm trong tay bạn. Bạn đã chọn đọc nó và vẫn còn kiên trì để đọc đến những trang cuối cùng này thì có nghĩa là bạn cũng ít nhiều có những băn khoăn tương tự như người viết vậy!

Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống thì thênh thang, còn trang viết lại chật chội. Nhiều vấn đề phức tạp của cuộc đời không thể nào giải quyết được trong phạm vi một cuốn sách. Mọi cuốn sách, xét cho cùng luôn có những giới hạn nhất định của nó. Bởi vì, sách vở chỉ gián tiếp phản ánh cuộc sống, chứ nó không phải là chính cuộc sống. Người viết sách chính là người làm công việc “phiên dịch” lại cuộc sống bằng ngôn ngữ trên trang giấy. Công việc của chúng tôi không phải là mang đến “câu trả lời” có sẵn cho bạn, nhưng là mang đến cho bạn những suy tư nội tâm, những ý tưởng gợi mở để bạn khám phá chính bản thân mình. Câu trả lời thỏa đáng nhất – nếu có – chỉ có thể đến từ chính cuộc sống của bạn!

°

Phải chăng cuộc đời sẽ không đến nỗi quá phức tạp nếu chúng ta đừng cố làm cho nó thêm phức tạp? Nhiều năm qua, chúng tôi đã cố gắng học hỏi nhiều từ cuộc sống và yêu cách sống giản dị. Đây là một triết lý thực tế và một cách sống đã giúp chúng tôi trút bỏ bớt những gì nặng nề không cần thiết, luôn nhìn thấy những điều tích cực trong bất cứ hoàn cảnh nào mà cuộc sống mang lại. Và khi đang viết những dòng cuối cho cuốn sách này, bản thân người viết đã cảm nhận được rằng, “mình phần nào tự đơn giản hóa được rất nhiều điều phức tạp mà mình gặp phải trong cuộc sống”.

Điều cuối cùng, chúng tôi hy vọng, với những ý tưởng gợi mở trong sách này, bạn có thể thay đổi cuộc đời mình: từ thất vọng thành hy vọng, từ không hài lòng trở thành mãn nguyện, và từ ưu phiền trở thành niềm vui. Cả trí óc lẫn trái tim bạn sẽ được thăng hoa và sưởi ấm. Những thử thách mà bạn lo ngại bấy lâu nay sẽ trở nên dễ dàng vượt qua hơn. Cuộc sống trở nên đơn giản hơn và mỗi ngày trở nên tươi sáng hơn rất nhiều với niềm hy vọng và niềm tin vào một cuộc sống mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn...

Chân thành chúc bạn có một cuộc sống giản dị và tràn đầy ý nghĩa!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 8156)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9755)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8292)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9381)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10242)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8862)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8886)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18595)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12553)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10252)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]