Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khát khao ý nghĩa cuộc sống

01/03/201104:52(Xem: 7382)
Khát khao ý nghĩa cuộc sống

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 5: GIẢN DỊ VỚI MỘT MỤC ĐÍCH SỐNG CAO CẢ

Ngay lúc này đây, bạn cảm nhận cuộc sống của mình tràn đầy ý nghĩa hay bạn cảm thấy mình đang phải sống những tháng ngày vô nghĩa? Bạn có yêu thích những gì bạn đang làm mỗi ngày không? Nếu thành thật với bản thân, chúng ta sẽ thấy cuộc sống hằng ngày của mình không có ý nghĩa nhiều lắm! Phần đông con người ta vẫn sống trong vòng xoáy chật hẹp của những cuộc sống thường ngày. Nhiều người không biết đến những giá trị thực sự trong cuộc sống. Họ không biết là họ sống để theo đuổi điều gì? Cái gì họ cũng muốn, nhưng họ lại không xác định được họ muốn cái gì cụ thể? Biết bao kiếp người đã sống hoài, sống phí chỉ vì không biết theo đuổi một mục đích sống cụ thể nào, chẳng biết làm gì để đóng góp cho đời.

Đôi khi, bản thân tôi cũng cảm thấy mình sống một cuộc sống có phần tầm thường, nhạt nhẽo – chỉ làm việc theo giờ, cố gắng thoát khỏi những phiền muộn, lấp đầy những ngày sống của mình bằng nhiều hoạt động và nhiều lúc những ý nghĩ của tôi chỉ đơn giản là “có việc gì đó để làm”. Có bao nhiêu người trong chúng ta không yêu thích công việc hằng ngày của mình? Phải chăng chúng ta chỉ thuần túy làm việc để kiếm sống? Hay chúng ta chỉ làm một cách đại khái, qua loa cho xong việc?

Nhiều lần, khi nhìn lại bản thân, tôi thấy mình đã có nhiều khoảng thời gian sống trong cảm giác chán chường, buồn tẻ, xám xịt. Điều tôi muốn nói thêm ở đây là, trong cuộc sống của chúng ta, không phải lúc nào niềm vui và sự mới mẻ cũng hiện diện.

Trong những ngày sống như thế, tôi đã quên mất những cảm nhận tuyệt vời về cuộc sống. Tôi thường trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống, rằng mình phải sống một cuộc sống như thế nào? Do đâu mà tôi không ngừng có cảm giác cuộc sống của mình không có ý nghĩa, không hạnh phúc? Rất nhiều đêm tôi thao thức không ngủ được chỉ vì khát khao được sống một cách có ý nghĩa.

Về phần bạn, có khi nào, vào một khoảnh khắc nào đó trong đời, bạn bất chợt tự hỏi mình: “Thực ra, mình đang đi tìm điều gì trong cuộc sống vậy?”

Khát khao ý nghĩa cuộc sống

Nhiều lần tôi cố gắng hướng ra cuộc sống bên ngoài để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của mình nhưng không thành công. Tôi đã dành thời gian để lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm bên trong lòng mình. Nuôi dưỡng cảm giác hối tiếc và sự trống rỗng trong lòng sẽ chẳng làm cho mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Nó chỉ khiến cuộc sống thêm đình trệ. Ngày hôm nay, tôi tự hỏi vì sao mình sống trên đời này, tự hỏi rằng mình sẽ đi về đâu, để rồi tự hỏi làm cách nào mình có thể đóng góp cho đời. Ngày hôm nay, tôi sẽ suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi này. Tôi sẽ chép câu hỏi này vào trong sổ nhật ký của mình: Trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất?

Cuối cùng, tôi đã tìm thấy câu trả lời. Sở dĩ tôi chưa cảm nhận được hết ý nghĩa của cuộc sống là vì tôi chưa xác định cho mình một mục đích sống cụ thể. Những gì tôi làm hằng ngày chưa “ăn khớp” với những giá trị cao đẹp trong cuộc sống mà từ sâu thẳm lòng mình đang khao khát. Chắc chắn đời người không phải là những chuỗi ngày tháng dài dằng dặc trôi qua vô định. Mỗi người đều cần có một mục đích sống cho cuộc đời mình. Nói cách khác, mỗi chúng ta cần có một tầm nhìn để hành động.

Mỗi ngày sống, qua những việc chúng ta làm, chúng ta đang góp phần tạo dựng tương lai đời mình. Chúng ta định hướng cuộc đời mình như thế nào thì chúng ta sẽ có khuynh hướng gặt hái thành công và cảm nhận hạnh phúc cuộc sống như thế ấy. Còn nếu chúng ta không tự định hướng cho cuộc đời mình, thì cuộc đời sẽ lèo lái chúng ta. Một kiếp sống phẳng lặng, giống như bèo dạt mây trôi, sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu cả! Không có định hướng rõ rệt về cuộc đời mình, thì những gì chúng ta làm hằng ngày rất có thể sẽ uổng công vô ích. Sống mà không có mục đích tức là sống mòn và sống thừa.

Sống giữa thời đại có nhiều biến đổi, con người ta càng dễ bị chao đảo, mất định hướng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta càng phải đặt ra vấn đề xác định mục đích sống rõ ràng cho đời mình. Dẫu biết rằng, trong cuộc sống không ai có thể biết trước hay nói trước được điều gì sẽ xảy ra. Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể định hướng đời mình dựa vào mục đích sống do chính mình đề ra.

Suy nghĩ đến độ trăn trở để xác định cho bản thân một mục đích sống, tức là chúng ta đang tự mở ra cho mình một lối đi trong khu rừng cuộc đời. Với những người biết nuôi dưỡng trong lòng một mục đích sống cao cả thì thực tế cuộc sống – với những mặt trái của nó – càng tạo thêm lý do để bản thân mình vượt lên. Cuộc sống quanh ta không thiếu những tấm gương của những con người biết say mê theo đuổi một mục đích sống cao cả. Điều này đã giúp họ quên hết mọi lo âu, quên đi bệnh tật, quên đi cả những mặt trái của xã hội để sống vì một mục đích cao cả hơn.

Ngày nào bạn còn trăn trở về mục đích sống của bản thân, thì ngày đó cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa đối với bạn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2016(Xem: 12013)
Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được 1 cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.
25/12/2016(Xem: 9373)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
24/12/2016(Xem: 8271)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
22/12/2016(Xem: 10760)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
22/12/2016(Xem: 8336)
Mẹ ưu sầu suốt một tháng qua. Có lẽ giữa mẹ và cha có bất đồng xích mích về chuyện gì đó, mà tôi không được rõ. Cha mất việc làm, nói đúng là bị đuổi việc, bởi một sự trù dập trả đũa về chuyện cha viết bài báo tố cáo những hành vi tiêu cực của ban giám đốc cơ quan.
22/12/2016(Xem: 10657)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
22/12/2016(Xem: 28454)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8303)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
18/12/2016(Xem: 6139)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
14/12/2016(Xem: 13246)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]