Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cần một lối sống giản dị, lành mạnh

01/03/201104:52(Xem: 8387)
Cần một lối sống giản dị, lành mạnh

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 4: GIẢN DỊ VỀ NHU CẦU VẬT CHẤT


Cần một lối sống giản dị, lành mạnh

Thêm một biểu hiện nữa của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, đó là mua sắm quá mức cần thiết. Mỗi lần bước chân vào siêu thị hoặc những trung tâm thương mại lớn, có nhiều người dường như luôn bị “cám dỗ” bởi hết thảy những gì đang được trưng bày trước mắt họ. Có thể khái quát hoàn cảnh của những người như vậy trong câu này: “Không mua về thì thấy thiếu thiếu, nhưng mua về thì lại thấy... quá thừa!”. Nhà cửa của họ bị biến thành kho chứa đồ đạc mà họ không hay! Chỉ tính riêng thời gian dành để lo bảo quản, sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc không thôi cũng đã đủ mệt. Do vậy, chúng ta nên biết đơn giản hóa việc mua sắm thì tốt hơn! Giàu có, nhưng vẫn lựa chọn một lối sống giản dị, đó mới là thái độ của người hiểu biết.

Chưa hết, trong cuộc sống bạn có thể để ý thấy nhiều người có thói quen ăn uống thiếu điều độ, dẫn đến béo phì, rồi lại mất thời gian để đi tập thể dục thẩm mỹ, đi giải phẫu thẩm mỹ, đi hút mỡ... với mong muốn được giảm cân. Thật là vớ vẩn quá! Những người khác thì có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu. Dường như họ không thể sống nổi nếu thiếu những thứ này! Những nguy cơ bệnh tật luôn rình rập những người có lối sống thiếu điều độ, không hài hòa với tự nhiên. Thế rồi, bao nhiêu bệnh tật rình rập, lại phải khổ sở, lo lắng, tìm cách chạy chữa!

Phần lớn bệnh tật của chúng ta đến từ lối sống thiếu lành mạnh, thiếu điều độ. Chúng ta ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, cố gắng làm việc quá sức. Rất nhiều người dành cả tuổi trẻ của mình để lo kiếm tiền, đến tuổi trung niên tích lũy được một tài sản kếch xù thì lại mắc bệnh hiểm nghèo, muốn đánh đổi cả gia tài để lấy lại sức khỏe như trước cũng không được! Như vậy có phải là tự mình đưa bản thân mình vào “vòng luẩn quẩn” do chính mình tạo ra hay không?

Thay vào đó, một điều hết sức giản dị trong trường hợp này là, chỉ cần bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn ngay.

°

Với những biểu hiện cơ bản nêu trên, chúng ta thấy, nhiều khi chính ta tạo ra nhu cầu, tìm cách thỏa mãn nó một cách quá mức, để rồi chính những nhu cầu này lại hành hạ ngược trở lại bản thân ta. Chính vì nhu cầu vật chất quá nhiều mà chúng ta phải cặm cụi kiếm tiền bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cho nhu cầu của chính mình. Điều này có khác nào tự mang dây trói buộc mình? Nhìn vào cuộc sống, bạn sẽ thấy nhiều người quanh bạn và có khi ngay cả chính bạn đang tự làm khổ bản thân vì cứ tự giam hãm mình trong những nhu cầu vật chất. Dần dà, con người dần trở thành nô lệ cho nhu cầu vật chất của chính mình mà không hay!

Muốn tránh khỏi những điều trên, để có được một cuộc sống giản dị, chúng ta phải làm gì? Hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời rồi. Đó là, hãy biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân mình. Chừng nào chúng ta chưa biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân thì chừng đó ta vẫn còn bị những nỗi lo về vật chất đè nặng tâm hồn!

Tóm lại, người biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất chính là người biết lựa chọn một lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh, sống khỏe, sống vui, sống đẹp, sống có ích, mở rộng tấm lòng với mọi người, đó là một lối sống giản dị nhất!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2011(Xem: 7327)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
25/04/2011(Xem: 12518)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
25/04/2011(Xem: 9641)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì có và xảy ra trong hiện tại, tùy theo duyên mà sống, bình thường trong mọi lúc, là sao cũng được, không phân biệt, chấp trước. Ví như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi chưa đủ duyên, phải ẩn nhẫn trong rừng, cùng sống với đám thợ săn, đem rau lụt chung với nồi nước thịt, nhưng vẫn giữ được khí tiết người tu. Hay câu chuyện về hai huynh đệ cùng đi ngang qua một giòng sông, gặp một cô gái muốn qua sông khi trời đã xế chiều, mà không có đò, vị sư huynh thấy tội nghiệp, bèn đưa lưng cõng giúp cô gái qua sông rồi bỏ xuống ngay, còn vị sư đệ thì do sợ phạm giới, nên không dám giúp, nhưng khi đi được một quảng đường dài, vị sư đệ mới trách phiền sư huynh là tại sao phạm giới, khi cõng cô gái trên lưng, vị sư huynh mới trả lời, ta cõng nhưng đã bỏ cô gái lại bên bờ sông từ lâu rồi, sao đệ còn mang cô ấy theo đến đây làm chi vậy ? tùy duyên là vậy đấy, khi gặp việc cần giúp thì sẵn sàng giúp, xong rồi sẵn sàng buông xuống, không chấp chứa nữa, chứ không phân biệ
23/04/2011(Xem: 6648)
Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
22/04/2011(Xem: 17660)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăngtừ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách tạo nghiệp tốt.
22/04/2011(Xem: 7923)
1. Niệm Phật trọng ân 2. Niệm phụ mẫu ân 3. Niệm sư trưởng ân 4. Niệm thí chủ ân 5. Niệm chúng sanh ân 6. Niệm sanh tử khổ 7. Tôn trọng kỷ linh 8. Sám hối nghiệp chướng 9. Cầu sanh Tịnh độ 10. Linh chánh pháp cửu trụ
18/04/2011(Xem: 53919)
Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" quả thật rất mầu nhiệm, công năng rất lớn, được rất nhiều lợi ích, nếu mà nói về đề tài xoay quanh câu đại hồng danh này thì bản thân tôi không bao giờ thấy chán và tôi chỉ luôn luôn nói và viết như nhiều bài bình luận tôi đã viết, có gì không phải xin BQT và các bạn đồng tu, các Phật tử xa gần bỏ quá cho:
16/04/2011(Xem: 8573)
Căn phòng đầu tiên, phía tay trái, khi vừa hết những bậc cấp dẫn lên tầng trên của một dãy phòng ốc trong chùa Già Lam, đấy là am của thượng tọa Tuệ Sỹ, được đặt tên là Thị Ngạn Am. Là Bờ. Hồi đầu thị ngạn, quay đầu nhìn vào là bờ. Nhìn thẳng vào tâm mình. Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật.
15/04/2011(Xem: 8244)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
14/04/2011(Xem: 7469)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]