Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy là chính mình

01/03/201104:52(Xem: 6629)
Hãy là chính mình

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 3: GIẢN DỊ TRONG CUNG CÁCH ỨNG XỬ

Chuyện giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống quả thực rất phức tạp và tế nhị. Bao nhiêu buồn vui, hạnh phúc của chúng ta phần nhiều cũng từ đó mà ra.

Mọi giao tiếp thường ngày, nếu được diễn ra với cung cách ứng xử giản dị, sẽ là một cách thức đầy sức mạnh để chia sẻ những kinh nghiệm, để tạo ra sự thân tình và xây dựng tốt mối dây liên kết giữa người với người.

Hãy là chính mình

Để có thể giản dị trong cung cách ứng xử với người khác, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải dám sống thật với chính mình!

Trong cuộc sống, phải thừa nhận một thực tế là, nhiều người không dám sống thật với chính mình, với những gì mình đang có, với hoàn cảnh thực tế của mình!

Giữa những mối quan hệ xã hội phức tạp đan xen chằng chịt, có những người trong một ngày phải mang không biết bao nhiêu chiếc "mặt nạ" khác nhau, để giao tiếp với đủ mọi loại người. Lúc nào họ cũng phải sống trong tâm trạng canh chừng, đề phòng người khác. Không dám sống thật với mình là một điều đau khổ nhất! Tại sao lại phải khổ như vậy? Tại sao không là chính mình?

Các nhà tâm lý học nhận thấy, trong mỗi con người, có khi tồn tại cùng một lúc ba cái Tôi, đó là "cái Tôi chân thực" (tức cái Tôi mà bản thân chúng ta thực sự đang có), "cái Tôi ảo tưởng" (tức cái Tôi mà chúng ta tưởng rằng mình có) và "cái Tôi lý tưởng" (tức cái Tôi mà chúng ta đang khao khát vươn tới, muốn trở thành).

Trong ba cái Tôi kể trên, thì "cái Tôi ảo tưởng" (hay còn gọi là ngụy ngã) chính là cái tôi nguy hại nhất. Nó làm cho con người không dám sống thật là chính mình. Quan sát cuộc sống, bạn sẽ thấy có vô số biểu hiện khác nhau của cái Tôi ảo tưởng.

Biểu hiện trước tiên của cái Tôi ảo tưởng chính là căn bệnh "không đủ". Trong cuộc sống, tiền bạc, địa vị cùng danh vọng là ba cái có sức mạnh quyến rũ biết bao người. Con người ta, ai lại chẳng mong có được những thứ này! Căn bệnh này khá phổ biến ở nhiều người trong giao tiếp ngày nay. Cảm giác "không đủ" đó luôn luôn hiện hữu trong họ.

Những người mắc phải "căn bệnh" này luôn tự nhủ rằng: mình không đủ bằng cấp, mình không đủ thông minh, không đủ giàu có, không đủ địa vị, không đủ xinh đẹp... Chao ôi! Danh sách của sự ham hố, tham lam cứ thế mà tiếp tục... Nhiều người luôn cảm thấy thiếu thốn và thèm muốn đủ mọi thứ trong cuộc sống. Lúc nào họ cũng thầm nghĩ trong lòng: "Tôi cần nhiều hơn nữa, những thứ đã bị bỏ lỡ. Liệu tôi có nên thay đổi công việc? Hay là quay trở lại trường học để kiếm thêm bằng cấp? Đổi chỗ ở? Làm sao để thăng tiến?..."

Một số người khác lại thích bắt chước những kiểu áo quần, kiểu tóc, cách cư xử và lối sống của người khác. Họ hoàn toàn không dám sống như chính bản thân mình! Lúc nào họ cũng muốn "sao chép" lại người khác, muốn là một "bản sao" của người khác.

Bên cạnh căn bệnh "không đủ" nêu trên, thì ham địa vị và háo danh cũng là "căn bệnh" của nhiều người trong xã hội. Biểu hiện của căn bệnh này ở nhiều người là họ luôn thèm khát lời khen của thiên hạ đến mức đê mạt! Không phải chỉ có con nít mới ham được khen đâu! Có nhiều người tuy đã lớn tuổi, mang danh là trí thức hẳn hoi mà vẫn huếnh hoáng, khoe khoang, đấu đá, đòi hỏi, rất tầm thường và thiếu văn hoá.

Phải có một đầu óc rất trưởng thành, con người mới may ra thoát khỏi được thói háo danh. Sau những vất vả, lo toan của cuộc sống, sau những thấm thía của bề trái cuộc đời, con người mới có thể bớt đi những ham muốn danh vọng hão huyền và sẽ nhận ra điều gì là quan trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống. Quả thực, cuộc sống của chúng ta có nhiều điều quan trọng, đáng quan tâm hơn danh vọng rất nhiều!

Tất cả những con người trên đây đã quên mất một điều rằng: Con người ta không thể đứng vững bằng sự ảo tưởng về bản thân! Con người chỉ trở thành đáng kính trọng một khi đã bước qua được những chuyện tầm phào, thói háo danh cùng vô số những chuyện vô bổ của đời thường... để sống thật với lòng mình.

Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không hiểu được mình là ai, nhất là sợ mình trở thành lố bịch trước mặt mọi người mà không biết. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta không dám sống thật với chính mình.

°

Muốn vươn tới cái Tôi lý tưởng, trước hết con người phải có đủ can đảm sống với cái Tôi chân thực của mình!

Mỗi người là độc nhất vô nhị trên cuộc đời này! Thế thì, tại sao chúng ta không sống như chính những gì mình đang có? Thay vì luôn có suy nghĩ rằng mình "không đủ", chúng ta có thể tiến tới một sự khẳng định chân thật hơn – rằng mình "có đủ". Hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân. Nếu lâu nay bạn vẫn nghĩ, "Mình không đủ bằng cấp, mình không đủ thông minh, không đủ giàu có, không đủ địa vị, không đủ xinh đẹp..." thì nay bạn hãy thay thế bằng ý nghĩ: "Tôi có đủ thông minh, tôi đủ mảnh mai, tôi đủ giản dị!". Chỉ có cách đó, tôi mới chính là tôi.

Nói cách khác, bạn hãy tự hào về bản thân như những gì mình đang có. Hãy bước đi với lòng can đảm và ngẩng cao đầu để nhìn mọi người. Hãy sống thành thật với chính mình. Hãy tin vào chính mình và chú tâm vào những gì tích cực. Những điều này sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho tương lai của bạn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2018(Xem: 7089)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 6795)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7386)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 11831)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 4776)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7191)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5475)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 5848)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5374)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7538)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]