Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết chọn hướng nghiên cứu chính

01/03/201104:52(Xem: 6936)
Biết chọn hướng nghiên cứu chính

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 2: GIẢN DỊ TRONG SUY NGHĨ VÀ DIỄN ĐẠT

Biết chọn hướng nghiên cứu chính

Ngày nay, lượng thông tin khoa học – kỹ thuật của nhân loại ngày càng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng trên bốn triệu bài báo khoa học và hàng vạn đầu sách mới được xuất bản – chưa kể lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày trên mạng internet. Sự phổ biến càng rộng rãi thì mỗi chúng ta càng có điều kiện để tiếp xúc với những góc cạnh mới mẻ của văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật,...
Mạng internet ra đời đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của nhân loại. Tuy nhiên, bất kỳ sự phát triển nào cũng có mặt trái của nó. Quá nhiều tài liệu lại không phải là điều tốt, quá nhiều thông tin cũng không phải là điều hay! Cuộc sống quanh ta đầy những thông tin vừa tuyệt vời mới mẻ, nhưng có khi cũng rất mâu thuẫn, lộn xộn.
Với mạng internet, bất cứ ai cũng có thể suy nghĩ và viết lách. Bất cứ ai, dù ở phương trời nào, cũng đều có thể phổ biến những gì mình biết, mình thích, mình muốn nói cho người khác biết... Thực tế cho thấy, bên cạnh những con người có lương tri, biết tận dụng những ưu thế của truyền thông để nhân bản hóa xã hội, phục vụ cho văn minh, tiến bộ của nhân loại, thì cũng không thiếu những kẻ thiếu lương tri đã triệt để lợi dụng những ưu thế của truyền thông để không ngừng gieo rắc những điều phản khoa học, phi nhân bản, vô cùng độc hại.
Chưa hết, thực tế còn cho thấy đã có những người lợi dụng ưu thế phổ biến nhanh, rộng của internet để đơm đặt, bịa chuyện, nói xấu người khác vì nhiều động cơ khác nhau... Khi đó, những gì là sự thật đã bị họ làm cho biến dạng, méo mó đi, khiến nhiều khi chúng ta không còn biết đâu mà lần nữa!
Giả sử bạn đang muốn tìm hiểu về một đề tài cụ thể nào đó, bạn bỏ thời gian đến thư viện tìm đọc sách báo, tìm kiếm trên mạng và xem những băng video liên quan đến đề tài của mình. Tuy nhiên, sau mấy tuần lễ miệt mài, bạn phát hiện ra: những sách báo, phim ảnh nói về đề tài này không có sự thống nhất gì cả! Đủ thứ thông tin phức tạp, lộn xộn, có khi trái ngược nhau! Như vậy có thể khiến chúng ta bối rối, bị mất phương hướng. Trước tình hình đó, chúng ta phải ứng xử sao đây?
Để khỏi bị mất phương hướng trong biển thông tin tràn ngập ngày nay, bạn hãy biết tỉnh táo chọn lọc, hãy biết theo đuổi một chủ đề chuyên sâu nào đó mà mình yêu thích. Biết cách chọn lọc, biết bỏ đi những gì không chính xác, không cần thiết, thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều hữu ích hơn. Nói cách khác, mỗi người phải biết khoanh vùng chuyên môn và xác định phạm vi lĩnh vực sở trường của bản thân. Bạn có để ý đến điều này không? Một khi được học những gì mình thật sự thích thú, bạn sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui và hứng thú hơn để tự học.
Tuy nhiên, để chọn lọc được những gì cần chuyên sâu cũng không phải là điều dễ dàng gì! Phải có một vốn liếng học vấn căn bản, tương đối vững vàng, thì mới có thể bước đầu biết lựa chọn. Ngoài ra, chúng ta phải có một vốn sống thực tế tương đối phong phú, một vốn kinh nghiệm từng trải, thì mới tỉnh táo phân biệt được tốt, xấu, hay, dở, để từ đó mà chọn lọc.
Càng biết chọn lọc thông tin, càng nỗ lực đi sâu vào một chủ đề, bạn càng có cơ hội phát hiện ra nhiều điều sâu sắc, mới mẻ, chắt lọc được tinh hoa và càng ham thích tìm hiểu nó. Bề dày tri thức quý giá của bạn sẽ được tích lũy dần theo thời gian. Về lâu dài, bạn sẽ có một vốn hiểu biết sâu sắc, độc đáo về chủ đề của mình mà người khác không có được. Điều này vừa là một hứng thú rất lớn, vừa là một ưu thế giúp bạn tiến xa hơn rất nhiều, thậm chí có thể vươn lên tầm xuất sắc trong công việc và phục vụ cuộc sống.
Hiện nay có nhiều sách của những tác giả dạy cách tự học, cách tư duy sáng tạo... nhưng xét đến cùng, những sách này chỉ có tác dụng như những ý tưởng gợi mở cho bạn trên con đường tự học mà thôi! Điều quan trọng là bạn phải có nghệ thuật chọn lựa, vận dụng những phương pháp đó như thế nào cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của riêng bạn, để vừa tiết kiệm được thời gian vừa học được nhiều điều hữu ích, mở mang trí tuệ. Đọc người khác không phải chỉ là để học hỏi từ người khác, mà quan trọng hơn, còn là để tự phát hiện mình!
Mỗi ngày đều là một cơ hội để chúng ta học hỏi những điều phong phú, mới mẻ. Vấn đề là ta có sẵn lòng đón nhận những sự phong phú, mới mẻ đó hay không? Con người chúng ta thường hay chủ quan, tưởng rằng mình hiểu biết điều này điều nọ. Nhưng thật ra, có rất nhiều điều ta nhìn thấyhằng ngày nhưng chưa chắc đã hiểu biếtđược nó. Ẩn đằng sau những sự việc khác nhau xảy ra hằng ngày đều có thể là một bài học hoặc một kinh nghiệm sống sâu sắc mà ta có thể tích lũy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 6517)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4843)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5759)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8400)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7386)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
03/04/2013(Xem: 14741)
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism)...
03/04/2013(Xem: 5376)
Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia ...
03/04/2013(Xem: 6235)
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy ...
02/04/2013(Xem: 13120)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 8329)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]