Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Tu Phải Là Hiền

27/02/201104:59(Xem: 5912)
01-Tu Phải Là Hiền

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ

Tu Phải Là Hiền

Buổi nói chuyện hôm nay tôinhắm vào Quý Phật tử Phước Thái nhiều hơn là Quý Phậttử ở các nơi. Vậy Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đâytôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câuhỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúngnhư chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vịtu hành.

- Quý vị đi chùa học đạo, cóphải tu theo đạo Phật không?

- Thưa Phải.

- Vậy người tu là hiền hay dữ?

- Dạ hiền.

- Người đi chùa, lậy Phật, ănchay, tụng kinh, nếu có người xúc phạm đến thì nóng nảyla lối. như vậy có hiền không?

- Dạ chưa hiền.

- À, chưa hiền tức là chưa tu.Vậy đi chùa tụng kinh mà chưa hiền chưa gọi là người tu.Người tự nhận mình tu theo đạo Phật mà chưa hiền thìsao?. Phải tu thế nào mới gọi là tu theo đạo Phật. Và làmthế nào để được hiền, quý vị biết không?

- Dạ chưa biết.

- Đây tôi hướng dẫn cho quý vịđể thành người hiền rất thực tế và dễ dàng. Theo tinhthần đạo Phật, tu là tu ở ba nghiệp: Thân nghiệp, khẩunghiệp, và ý nghiệp.

Khi chưa biết tu, Thân có khi làmlành có lúc làm dữ, miệng có khi nói lời thiện có lúc nóilời ác, ý có khi nghĩ tốt có lúc nghĩ xấu.

Khi biết tu thì việc lành nên làm,việc dữ nên tránh. Lời thiện thì nói, lời ác thì chừa.Điều tốt thì nghĩ, điều xấu thì dừng. Người biết tuthân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác, đólà người hiền.

Tu chủ yếu không phải ăn chay nhiều,vậy mà Phật tử cứ đua nhau ăn chay, cho ăn chay nhiều làtu, chứ không biết tu là chừa ba nghiệp ác. Nhân gian có câuca dao để nhạo báng người ăn chay mà không hiền.

Sân si nghiệp chướng không chừaBo bo mà giữ tương dưa làm gì?

Tham sân si là nghiệp chướng củathân miệng và ý thì không chịu chừa bỏ, mà cứ đua nhauăn chay, rồi cho đó là tu, tu như vậy không đúng với chủtrương của đạo Phật. Tu là thân không làm ác, miệng khôngnói ác, ý không nghĩ ác.

Trong gia đình, nếu mọi ngườikhông biết tu thì cứ cãi và chửi bới gây phiền não chonhau. Thậm chí gây cãi không nguôi còn giận thì đánh đập,đánh đập không thỏa mãn cơn giận thì tình nghĩa không còn,mà tình nghĩa đã hết thì ly dị chia tay, gia đình đổ nát.

Nếu mọi người biết tu thì ývừa khởi nghĩ ác, liền biết xấu chế ngự không dám nóilời nặng, không nói nặng thì đâu có cãi, không cãi thìlàm gì có đánh đập, không đánh đập thì đâu có ly dị,gia đình thường an vui hạnh phúc.

Như vậy, nếu người biết tu thìý không bao giờ nghĩ xấu cho ai, tâm không bực bội phiềnnão, lúc nào cũng vui vẻ an ổn. Nếu ý không nghĩ xấu thìmiệng thân đâu có nói, làm hung ác khiến cho người đau khổ.Mà không làm khổ người thì được người thương mến, ngườithương mến thì không hại, nếu có chuyện bất trắc thìđược người giúp đỡ.

Khi đã biết tu thì thân miệng ýlúc nào cũng thiện, ba nghiệp mà thiện thì tự thân đượcan vui, trong gia đình trên thuận dưới hòa, ngoài xã hội khônggây xáo trộn sẽ được trật tự an bình. Như vậy ngườibiết tu, chẳng những chính bản thân mình được lợi ích,mà gia đình và xã hội cũng được lợi ích. Đó là ngườitu đúng theo lời Phật dạy.

Nếu chỉ biết ăn chay, tay lầntràng hạt, mỗi khi có ai xúc phạm đến thì la lối chửirủa không thua ai; Người như thế không hiền, chưa phải làngười tu. Do vậy, nên bị kiêu ngạo: "Ngoài miệng thì nammô, trong bụng thì chứa một bồ dao găm".

Ngoài miệng thì niệm Phật lâmrâm, nhưng trong tâm thì quá hung dữ. Thế nên, cho ăn chay nhiều,niệm Phật nhiều là tu mà không chịu chuyển thân, miệng,ý cho thiện thì làm trò cười cho thiên hạ. Vì vậy, khi nóilời tu, người Phật tử phải nhớ thân miệng ý phải thiện.

Phật dạy, tu một giờ, là đượcan vui hạnh phúc một giờ, tu một ngày là được an vui hạnhphúc một ngày, tu một năm là được an vui hạnh phúc mộtnăm. Nhưng gần đây có một số Phật tử nghĩ rằng ăn chay,đi chùa, làm công quả có phước nên ham đua nhau làm.

Ví dụ, trong gia đình trung bìnhăn chay một tháng bốn ngày, vì nghe nói ăn chay có phướcnhiều được khen, nên người vợ tăng thêm sáu ngày, rồimười ngày... chồng con ăn theo không nổi nên có chuyện xàoxáo trong gia đình. Rồi than trách rằng mình muốn tu muốntiến, mà bị quỉ nó phá nó ngăn không cho tu tiến, Ngườinghĩ nói như vậy có tu không? Tu mà ý khởi nghĩ ác, miệngchửi chồng con là quỉ. Như vậy, chưa phải là người Phậttử chân chính.

Người Phật tử chân chính khôngđặt nặng việc đi chùa thường, tụng kinh giỏi, ăn chaynhiều, mà phải biết tu ba nghiệp thân khẩu ý cho thiện.Tức là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, đi chùaniệm Phật ăn chay là phải nhớ từng hành động, từng lờinói, từng ý nghĩ luôn luôn phải thiện. Như vậy, có lúcnào là không tu. Chẳng hạn thân cuốc cỏ, xưa thấy rắnthì lấy cuốc đập chết, nay thấy rắn tránh không đập,đó là chuyển nghiệp thân ác thành thiện. Xưa khi tiếp xúcvới bạn bè họ nói lời hung dữ làm mình tức giận bènnói nặng lời cho bõ ghét, nhưng nay nhớ mình là người tukhông được lớn tiếng gây cãi nên im lặng mà nhẫn nhịn.Đó là chuyển nghiệp khẩu ác thành thiện.

Lúc ngồi một mình vừa khởi nghĩxấu về người liền hổ thẹn dừng không nghĩ nữa. Đólà chuyển nghiệp ý ác thành thiện. Tu như vậy, đâu có đợivô chùa tụng kinh lạy Phật mới tu, mà giờ nào ở đâu tucũng được, thế mới đúng ý nghĩa tu của đạo Phật. Nếuhiểu và tu như vậy, thì lo gì mai kia không được về cõiPhật. Trong kinh có câu:

"Tam nghiệp hằng thanh tịnh ĐồngPhật vãng Tây phương"

Ba nghiệp mà hằng trong sạch thìđồng với Phật về cõi Phật. Nếu không bỏ ba nghiệp ácmà cố niệm Phật nhiều câu Phật A-Di-Dà rước về CựcLạc, cũng không được rước về, vì ba nghiệp còn ác thìvề đó cứ gây cãi đánh đập hoài biến cõi Cực Lạc thànhcõi Ta Bà khổ hay sao ?

Vậy, tu cốt là chuyển ba nghiệpác thành ba nghiệp thiện là bước đầu, tụng kinh niệm Phậtlà bước kế tiếp. Bước đầu là nền tảng mà không thựchiện trước, lại đi bước thứ hai, giống như cất nhà lầumà không xây nền móng, quyết định cái nhà sẽ đổ khôngthành.

Lại cũng có nhiều Phật tử đichùa lâu năm, ăn chay, niệm Phật, Nếu con cháu có làm gìphật ý thì mắng chửi không tiếc lời, khiến cho con cháubuồn không thương mến. Rồi viện cớ là chỉ hiền vớingười ngoài thôi, đối với con cháu trong nhà phải khó phảidữ nó mới sợ. Người Phật tử nói vậy là không đúng.Tu là phải hiền, hiền với tất cả mọi người, từ trongnhà cho đến ngoài xã hội. Giả sử con cháu có làm bậy,làm sai, thì nên ôn tồn nhỏ nhẹ khuyên dạy con cháu. Đừngnên chửi bới la rầy, vì lúc nóng giận không kiểm soát đượcý nghĩ lời nói, sẽ nói bậy, mà nói bậy thì mất uy tínvới con cháu.

Kinh Phật ví dụ một Trưởng giảcó tất cả bốn bà vợ. Người thứ nhất rất trung thànhvới ông, thế mà suốt ngày ông không nghĩ tới. Người vợthứ hai được ông lưu ý chút ít. Người vợ thứ ba đượcông nhắc nhở liền miệng. Người vợ thứ tư thì ông ởđâu bà có mặt ở nơi đó, Không rời một gang tấc. Mộthôm ông đau nặng sắp chết, hỏi cả bốn người vợ:

- Tôi sắp chết, trong bốn bà cóai nguyện chết theo tôi không ?

Vợ thứ tư lên tiếng trước:

- Bình thường ông ở đâu thì cómặt tôi ở đó, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới cửa.

Vợ thứ ba lên tiếng tiếp:

- Bình thường tôi được ông lưuý nhắc nhở liền miệng, bây giờ ông chết tôi xin đưa ôngtới cổng.

Vợ thứ hai nói:

- Bình thường tôi cũng được ôngnhắc nhở, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới mộ.

Vợ thứ nhất nói:

- Bình thường tuy ông không nghĩtới, nhưng bây giờ ông chết, tôi nguyện chết theo ông.

Qúy vị thấy ông Trưởng giả quábất công và bội bạc, người thương mình, trung thành vớimình thì lơ là không nghĩ đến, người thương ít thì luônluôn theo dõi không rời... ông Trưởng giả bất công bộibạc này Phật dụ cho mỗi người chúng ta.

Người vợ thứ tư Phật dụ chotiền bạc, chúng ta ở nhà, hay đi đâu đều có tiền trongtúi không thể thiếu nó. Nhưng khi chúng ta chết thì nó nằmtrong tủ hoặc ở nơi rương thuộc phạm vi trong nhà, vì vậymà nói đưa tới cửa.

Người vợ thứ ba dụ cho của cảisự nghiệp nhà cửa, nó nằm ở trong phạm vi vòng rào nhà,nên nói đưa tới cổng.

Người vợ thứ hai dụ cho côngdanh chức tước khi đưa quan tài người chết tới huyệt thìđọc điếu văn kể công trạng rồi mới hạ huyệt chôn cất,nên nói đưa tới mộ.

Người vợ thứ nhất dụ cho nghiệplành hay nghiệp dữ theo mình như hình với bóng, có mình ởđâu thì có nó ở đó không rời nhau, nên mới tình nguyệnchết theo.

Tác động của thân khẩu ý lặptới lặp lui nhiều lần gọi là nghiệp. Người dậy họchằng ngày thì gọi là nghề giáo hay nghiệp giáo. Người cùnglàm một việc thì gọi là bạn đồng nghiệp. Có người làcó nghiệp. Người nghiệp không rời nhau.

Giả sử như ông thầy giáo đi đườngcó mang theo một số tiền của, bất thần ông bị tai nạn,bao nhiêu tiền ông mang theo bị mất hết. Nhưng nghiệp dạyhọc vẫn còn không mất, về nhà vẫn đến trường dạy họctrò. Như vậy, tiền của và sự sản là cái ngoài mình nênbị mất dễ dàng không thể giữ được mãi mãi. Còn nghiệplà cái không ngoài mình nên chẳng bao giờ mất. Thế mà trongcuộc sống hằng ngày mọi người đều nghĩ làm sao cho cótiền, làm sao cho có của, nếu có tiền có của rồi thì muốncó địa vị danh vọng. Trong ba thứ đó nghĩ tới tiền nhiềunhất, rồi tới của cải danh vọng. Khi chết, thì tiền củatừ giã mình trước nhất, tức là khi chết nó ở lại chứkhông theo mình.

Trong đời này không ai là (người)không chết, hoặc chết sớm hoặc chết muộn, khi chết thìkhông ai đem được tiền của theo, chỉ có nghiệp lành haynghiệp dữ theo mà thôi. Thế nên, nếu là người Phật tửkhôn ngoan sáng suốt, dù có làm ra nhiều tiền của mà làmác thì nhất định không làm, vì khi chết không cứu đượctội khổ mà phải để lại tất cả, chỉ có một mình mìnhchịu quả báo khổ đau. Nghĩ và nói ác mà đem lại lợi lộccho mình thì cũng không nói.

Như thế không bị tiền tài saisử tạo nghiệp ác. Ngày nay không gây tạo tội lỗi, khôngbị người chê trách, mai kia chết đi cũng nhẹ nhàng thảnhthơi. Ca dao có câu:

Bởi chừng kiếp trước khéo tuNgày nay con cái võng dù nghênh ngang

Do kiếp trước khéo tu nên ngàynay con cháu mới sang trọng, Nếu hiện tại không chịu tu thìcon cháu về sau khổ. Để thấy chúng ta tu là tạo cho cuộcsống hiện tại an vui, ngày mai lại càng an vui tốt đẹp hơn.Vậy, biết tu là thường nhớ tới nghiệp, để tránh nghiệpác làm nghiệp lành, hơn là nhớ tới tiền của vật chất.Tuy trong cuộc sống, chúng ta phải làm ra tiền mới sống được,nhưng phải làm cho công bằng lương thiện, mình an vui, ngườikhông khổ, hiện tại mình hạnh phúc, mai sau cũng an lành.Vậy, tu không phải là mong cầu cái gì cao siêu huyền bí,mà ngay trong thực tế thường làm lợi mình lợi người mộtcách cụ thể, không mơ hồ viễn vông.

Đạo Phật chủ trương tu là đểgiải thoát, song nói giải thoát có vẻ xa vời quá! Nhưng nếuthực tế thân chúng ta không làm ác là giải thoát đượccái khổ nghiệp ác của thân. Vì nếu cướp của giết ngườithì bị cái khổ đánh đập tù tội, bây giờ không tạo nghiệpác ấy thì thân được lành mạnh tự do, đó là giải thoátnghiệp ác của thân.

Nếu miệng không nói lời hung dữác độc thì giải thoát được nghiệp ác của miệng, ý khôngnghĩ ác thì giải thoát được tâm niệm xấu xa buồn ghétngười khác. Tuy không hoàn toàn giải thoát nhưng có giảithoát từng phần; tu ít thì giải thoát ít, tu nhiều thì giảithoát nhiều, có tu là có bớt khổ. Chẳng những bớt khổtrong đời này mà trong đời sau còn được an vui nữa. Nênngười biết tu không sợ chết. Vì ai cũng phải chết, vàbiết rằng mình không tạo nghiệp ác thường tạo nghiệplành, sau khi chết sẽ an vui chớ không khổ. Tuy nhiên, đừngvì muốn giải thoát mà liều chết sớm để được khỏeđược sướng thì không đúng với tinh thần giải thoát củađạo Phật.

Thông thường thì người đời thamsống sợ chết, nên nghe nói chết thì rất sợ. Nhưng ngườibiết tu thì ngay cuộc sống hiện tại lúc nào cũng an vui,khi chết đến thì bình thản không loạn động, nên khôngmuốn chết sớm mà cũng không sợ chết. Vì vậy mà Phậttổ mới dạy chúng ta tu, tu là nguồn cội hạnh phúc, hếtphiền não hết khổ đau.

Kể từ ngày nay quý Phật tử ởgần thiền viện, mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và ba mươinên đi chùa sám hối và nghe quý thày giảng để biết phươnghướng mà tu tập. Nghe một lần tuy biết đó, nhưng vì cáibệnh chúng sanh hay quên, nên mỗi tháng phải đi hai lần, nhờcác thầy nhắc nhở, luôn ghi nhớ mới tinh tấn mà tu hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2020(Xem: 5546)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
30/09/2020(Xem: 5713)
Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, sử gia Lào, nhà ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Pali, người hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, một nhân vật trí thức lớn của nền độc lập Lào. Trong các cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Pháp, bằng cách tích cực hoạt động trong phong trào của Lào Issara mà ông lưu vong tại Vương quốc Thái Lan vào năm 1946.
29/09/2020(Xem: 5604)
Bảy đại diện của Hội nghị Hàn Quốc về Tôn Giáo và Hòa Bình (KCRP), bao gồm Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, đã gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc Chung Sye-kyun (정세균; Đinh Thế Quân), và cam kết hợp lực để tìm ra một kế hoạch hợp tác, đôi bên cùng có lợi cho cả các hoạt động tôn giáo và phòng chống cơn đại dịch hiểm ác Virus corona.
29/09/2020(Xem: 4764)
Có lẽ chuyến du lịch hành hương không gian mạng, các bạn nhìn thấy một thứ tương tự như thế này từ một cửa hàng trực tuyến: “Chuỗi hạt Tây Tạng Mala Charm Vòng đeo tay Cát tường tuyệt đẹp này với các hạt màu phấn nhẹ nhàng, phù hợp để thực hành chân ngôn thần chú, và để đeo làm đồ trang sức”.
29/09/2020(Xem: 5515)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
29/09/2020(Xem: 5778)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
29/09/2020(Xem: 7163)
“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.
29/09/2020(Xem: 5313)
Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách. Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi: "Sao anh không hỏi gì?"
28/09/2020(Xem: 6429)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.
28/09/2020(Xem: 7254)
Sáng nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt tình thương, nơi đến cứu trợ hôm nay là một địa điểm đặc biệt liên quan đến lộ trình hoằng pháp của đức Phật, đó là nơi Ngài đã thuyết Bài Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta- Tương Ưng Bộ Kinh- Kinh 35.28). Như trong kinh tả lại, vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.(Đường Link để tham khảo bài Kinh: Kinh Lua Chay)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]