Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Kết: Và Cuộc Sống Này Chỉ Là Để Yêu Thương!

25/02/201102:45(Xem: 3903)
Lời Kết: Và Cuộc Sống Này Chỉ Là Để Yêu Thương!
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

LỜI KẾT: VÀ CUỘC SỐNG NÀY CHỈ LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG!

Lý do gì mà chúng ta sống trên đời? Tôi ước gì mình hiểu được một cách sâu sắc lý do đó. Đôi lúc, tôi cảm thấy cuộc sống của mình chẳng còn hy vọng vào một điều gì hết. Những lúc cuộc đời lâm vào bế tắc, tôi thấy đời mình chỉ còn là bóng tối và tuyệt vọng. Và theo cách nghĩ thông thường của nhiều người, bóng tối chẳng phải là điều hay ho, tốt đẹp gì. Ốm đau và cái chết là những điều đang rình rập cuộc sống của tất cả chúng ta.

Lý do căn bản nhất để hy vọng trong cuộc sống là hãy biết yêu thương. Không có tình yêu thì sẽ không có hy vọng. Và nếu không có hy vọng thì cũng chẳng có cuộc sống, cũng như chẳng có cái gọi là “ý nghĩa của cuộc sống”. Con người ta được sinh ra, có mặt trên cuộc đời này là để yêu thương và cùng hy vọng vào một ngày mai.

Khi bóng tối bao trùm lên tất cả, ánh sáng chỉ thu vào một góc. Khi chúng ta quan tâm sâu sắc đến một người nào đó, chúng ta thường ao ước dành mọi điều tốt nhất cho người đó, ngay cả phải hy sinh một phần những điều thiết yếu trong cuộc sống của mình, và chúng ta cũng chẳng hề cảm thấy tiếc. Đó cũng là lý do giải thích vì sao trong cuộc sống có những lúc chúng ta quan tâm lo lắng cho người khác trong cảnh hoạn nạn với tất cả tấm lòng của mình, cho dù đó là một người hoàn toàn xa lạ. Bởi lẽ, những khi ấy chúng ta luôn luôn tự vấn lương tâm mình rằng, nếu mình không chịu giúp đỡ người ta trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, thì người ta còn biết xoay xở ra sao, trong khi bản thân mình hoàn toàn có đủ điều kiện? Khi làm như vậy, chúng ta có thực sự cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hay không? Vì sao có những lúc chúng ta nhìn những thảm kịch trong cuộc đời bằng đôi mắt thất vọng? Sao những lúc ấy chúng ta không dành tình yêu thương của mình nhiều hơn cho những người khác trong cuộc sống? Chúng ta vẫn còn lý do để tiếp tục yêu thương, và do đó, vẫn còn lý do để tiếp tục hy vọng. Chúng ta phải cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta những cơ hội để đau khổ, để rồi từ trong đau khổ ấy, ta mới biết đồng cảm với những đau khổ của nhiều người khác nữa, để yêu thương người khác nhiều hơn!

Và khi làm như vậy, ta luôn cảm thấy tâm hồn mình thanh thản và tự do. Bởi khi đó, cái tôi ích kỷ chẳng còn chỗ ngự trị trong tâm hồn ta nữa. Sự thanh thản này trong tâm hồn, muốn có được, rất dễ nhưng cũng lại rất khó. Nó dễ khi chúng ta luôn có thói quen sống yêu thương người khác từ trước đến nay. Nhưng nó sẽ rất khó khăn và khó có thể đạt được khi lâu nay chúng ta chỉ quen sống với cái tôi ích kỷ của mình. Nếu khi nghe điệp khúc “hãy yêu thương người khác” mà chúng ta lại cảm thấy sao lạ tai và khó nghe quá đỗi, thì quả thực sự ích kỷ trong tâm hồn chúng ta đã dâng cao đến mức báo động rồi! Muốn vượt lên được nỗi lòng ích kỷ ấy, chúng ta cần phải có một nghị lực phi thường mới được! Đó sẽ là một cuộc đọ sức gay go mà phần chiến thắng sẽ là một tâm hồn cao thượng và biết yêu thương người khác. Đó là một sự chiến thắng rất vẻ vang và rất đáng mơ ước – một chiến thắng mà mỗi người đều phải làm nên trong cuộc đời mình!

Và như vậy, mỗi người chúng ta khi sinh ra trong cuộc đời này đều mang trong mình những quyền rất thiêng liêng, đó là quyền được yêu thương người khác và quyền được hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, có phải vậy không? Sẽ thật hạnh phúc nếu mỗi chúng ta tiếp tục suy nghĩ về bí quyết tìm kiếm sự thanh thản trong cõi lòng, và giúp mọi người cùng tìm kiếm. Được như vậy, chắc chắn cuộc sống của mỗi người chúng ta sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4891)
Bằng tất cả trí tuệ, bạn mới có thể nhìn thấy cuộc đời là một dòng sống tương tác giữa cái này và cái kia, tạo ra một trường thiên diễn vô tận của ráng nắng, của bọt nước, của ánh chớp, của sương, của giấc mơ, của tâm thức giả huyễn – và bằng tất cả tình yêu, bạn có thể lắng nghe nụ cười và tiếng khóc trùng điệp đuổi bắt thay nhau của vạn loại chúng sanh trong thế giới phù hư giả ảo ấy.
09/04/2013(Xem: 15102)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 5421)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 9963)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 7428)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 7391)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 5077)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 4398)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 13915)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 20188)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567