Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Vượt qua nỗi cô đơn

25/02/201102:45(Xem: 4601)
8. Vượt qua nỗi cô đơn
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

8. Vượt qua nỗi cô đơn

Dường như trong cuộc sống hiện nay, cô đơn là cảm nhận thường thấy của nhiều người. Bất kỳ ai trong chúng ta, không nhiều thì ít, cũng đều có những khoảnh khắc cảm thấy mình cô đơn. Khi nói về cô đơn, chắc hẳn không cần đưa ra một khái niệm dài dòng, phức tạp để giải thích cho mọi người cùng hiểu. Bởi vì ai cũng tự hiểu được “cô đơn là gì”, do nó đã từng tồn tại bên trong tâm hồn mỗi người.

Chẳng có ai lại mong mình cô đơn! Thế nhưng, những nỗi cô đơn lại cứ “lảng vảng” đâu đó, rồi tự đi gõ cửa tâm hồn mỗi người chúng ta và “ngự trị” trong đó, khiến chúng ta phải đương đầu với chúng. Cô đơn chẳng khước từ một lứa tuổi nào. Đừng tưởng chỉ có những người cao tuổi sắp “gần đất xa trời” mới cảm thấy mình cô đơn. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ tưởng như đang sống trong những năm tháng đẹp nhất đời người, nhưng họ vẫn than là họ cô đơn. Và ngay cả các em nhỏ cũng vậy, ở lứa tuổi dường như chỉ biết vô tư chơi đùa, các em vẫn không có bạn, không tìm thấy niềm vui của tuổi ấu thơ hồn nhiên khi sống với những trẻ em khác, đặc biệt là cuộc sống của trẻ em nơi các thành phố lớn với nhịp sống công nghiệp chóng mặt.

Có lẽ chúng ta cần phân biệt giữa “cô đơn” với chuyện “sống một mình”. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn về hai điều đó, tưởng chúng là một hoặc đồng nhất chúng với nhau. Thật ra, “sống một mình” chỉ là một dấu hiệu bên ngoài của hoàn cảnh sống, nên nó không nói lên được tâm hồn bên trong của chính người “đang sống một mình” đó có cô đơn hay là không? Đừng bao giờ nghĩ một cách giản lược rằng, hễ cứ “sống một mình” thì tức là bị “cô đơn” và ngược lại. Hiểu như vậy là hoàn toàn sai mất rồi! Thiếu gì những người chỉ sống “có một mình” nhưng họ lại chẳng hề cô đơn chút nào. Trái lại, có biết bao người hằng ngày hằng giờ vẫn gặp gỡ biết bao người khác, nói năng cười đùa đủ mọi thứ chuyện, nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn.

Cô đơn chính là việc bản thân mình đau đớn nhận ra mình thiếu hẳn mối dây liên kết tâm hồn một cách có ý nghĩa với người khác, thiếu sự hiểu biết, đồng cảm với người khác. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc “đau đớn nhận ra”, bởi vì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ chính bản thân mình và những cảm nhận trong tâm hồn bạn hơn bất kỳ người nào khác. Chỉ có ta là hiểu rõ về bản thân ta nhiều nhất.

Điều cảm nhận rõ nhất khi cô đơn chính là cảm giác trống rỗng trong tâm hồn. Đó là một lỗ hổng khủng khiếp mà ta có thể cảm nhận rõ rệt về nó ngay giữa lồng ngực của mình. Chẳng có thuốc thang của một dược sỹ tài ba nào có thể lấp đầy cái lỗ hổng kinh khủng đó được cả! Bi kịch lớn nhất của người cô đơn là muốn có ai đó để chia sẻ, nhưng quanh mình chẳng còn có ai để đáp lại “tiếng lòng” mình cả!

Càng cô đơn, ta càng muốn có một mối dây liên lạc về tâm hồn đầy ý nghĩa với người khác, nhưng ta lại không thể. Và cứ như thế, ta lâm vào bế tắc. Thậm chí, ngay cả khi ta sống giữa một đám đông cuồng loạn, như đám đông cổ vũ bóng đá tại một sân vận động nào đó chẳng hạn, ta lại càng cảm thấy mình cô đơn nhiều hơn. Nhiều khi, chính trong những đám đông cuồng loạn, xô bồ, rất nhiều người đang hò hét quanh ta, lại là nơi mà ta cảm thấy cô đơn nhất. Cô đơn chẳng có liên quan gì nhiều với số lượng con người sống quanh bạn, mà tùy thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh bạn như thế nào!

Nhiều người, khi rơi vào trạng thái cô đơn lâu ngày nhưng không có cách nào vượt qua được, rốt cuộc họ đành chấp nhận sống cô đơn như là một cách sống tất yếu trong cuộc đời này vậy. Tuy nhiên, một số người khác thì không dễ dàng gì chấp nhận như vậy, họ tìm cách giải tỏa nỗi cô đơn trong lòng mình nhờ bia rượu, ăn nhậu hay một thú vui chơi nào đó. Khi làm như vậy, họ cũng không sao tránh khỏi cô đơn, vì họ giải quyết một bế tắc này bằng cách lâm vào những bế tắc khác, làm cho những bế tắc trong cuộc sống ngày càng chồng chất nhiều hơn. Theo chúng tôi, những cách phản ứng như vừa rồi đều là cách phản ứng tiêu cực.

Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng mình có thể vượt qua được cô đơn. Thật vậy, cô đơn là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng nó lại hoàn toàn không phải là một “căn bệnh” không có cách gì chữa trị được. Chúng ta cần đi từng bước một để vượt qua thử thách của cô đơn.

Trước hết, hãy nhìn lại chính mình, mình mong ước một cuộc sống như thế nào? Sống hạnh phúc cùng người khác hay là cứ mãi cô đơn như thế?

Thứ hai, sau khi đã nhìn lại bản thân mình rồi thì đưa ra quyết tâm để thay đổi. Chính mình phải tích cực, chủ động, không được thụ động chờ đợi người khác đến với mình. Sao mình cứ trách người khác không hiểu mình, thay vào đó, mình hãy chủ động cởi mở tấm lòng của mình trước.

Thứ ba, hãy theo đuổi những việc làm cao đẹp và có ý nghĩa trong cuộc đời, như thăm viếng những người có cảnh sống bần hàn hơn mình, âm thầm làm những công việc từ thiện cao cả...

Cuối cùng, hãy siêng năng đọc sách, đặc biệt là những sách có tư tưởng cao thượng để nâng cao tâm hồn mình và sống với những tư tưởng cao thượng ấy, như một vĩ nhân nào đó đã nói: “Những người có tư tưởng cao thượng sẽ chẳng bao giờ cảm thấy cô đơn!”

Vậy, ngay từ ngày hôm nay, nếu bất chợt có ai đó hỏi bạn: “Bạn có cô đơn không?”, hãy trả lời là: “Có! Tôi biết những nỗi cô đơn là khó tránh khỏi. Nhưng cô đơn cũng chỉ là một thử thách trong cuộc sống, và tôi đã biết cách để vượt qua thử thách đó!”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2011(Xem: 7690)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
16/02/2011(Xem: 9420)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 5908)
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
16/02/2011(Xem: 6731)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11046)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 6962)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10798)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7309)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7286)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8485)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]