Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Vượt qua nỗi cô đơn

25/02/201102:45(Xem: 4910)
8. Vượt qua nỗi cô đơn
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

8. Vượt qua nỗi cô đơn

Dường như trong cuộc sống hiện nay, cô đơn là cảm nhận thường thấy của nhiều người. Bất kỳ ai trong chúng ta, không nhiều thì ít, cũng đều có những khoảnh khắc cảm thấy mình cô đơn. Khi nói về cô đơn, chắc hẳn không cần đưa ra một khái niệm dài dòng, phức tạp để giải thích cho mọi người cùng hiểu. Bởi vì ai cũng tự hiểu được “cô đơn là gì”, do nó đã từng tồn tại bên trong tâm hồn mỗi người.

Chẳng có ai lại mong mình cô đơn! Thế nhưng, những nỗi cô đơn lại cứ “lảng vảng” đâu đó, rồi tự đi gõ cửa tâm hồn mỗi người chúng ta và “ngự trị” trong đó, khiến chúng ta phải đương đầu với chúng. Cô đơn chẳng khước từ một lứa tuổi nào. Đừng tưởng chỉ có những người cao tuổi sắp “gần đất xa trời” mới cảm thấy mình cô đơn. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ tưởng như đang sống trong những năm tháng đẹp nhất đời người, nhưng họ vẫn than là họ cô đơn. Và ngay cả các em nhỏ cũng vậy, ở lứa tuổi dường như chỉ biết vô tư chơi đùa, các em vẫn không có bạn, không tìm thấy niềm vui của tuổi ấu thơ hồn nhiên khi sống với những trẻ em khác, đặc biệt là cuộc sống của trẻ em nơi các thành phố lớn với nhịp sống công nghiệp chóng mặt.

Có lẽ chúng ta cần phân biệt giữa “cô đơn” với chuyện “sống một mình”. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn về hai điều đó, tưởng chúng là một hoặc đồng nhất chúng với nhau. Thật ra, “sống một mình” chỉ là một dấu hiệu bên ngoài của hoàn cảnh sống, nên nó không nói lên được tâm hồn bên trong của chính người “đang sống một mình” đó có cô đơn hay là không? Đừng bao giờ nghĩ một cách giản lược rằng, hễ cứ “sống một mình” thì tức là bị “cô đơn” và ngược lại. Hiểu như vậy là hoàn toàn sai mất rồi! Thiếu gì những người chỉ sống “có một mình” nhưng họ lại chẳng hề cô đơn chút nào. Trái lại, có biết bao người hằng ngày hằng giờ vẫn gặp gỡ biết bao người khác, nói năng cười đùa đủ mọi thứ chuyện, nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn.

Cô đơn chính là việc bản thân mình đau đớn nhận ra mình thiếu hẳn mối dây liên kết tâm hồn một cách có ý nghĩa với người khác, thiếu sự hiểu biết, đồng cảm với người khác. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc “đau đớn nhận ra”, bởi vì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ chính bản thân mình và những cảm nhận trong tâm hồn bạn hơn bất kỳ người nào khác. Chỉ có ta là hiểu rõ về bản thân ta nhiều nhất.

Điều cảm nhận rõ nhất khi cô đơn chính là cảm giác trống rỗng trong tâm hồn. Đó là một lỗ hổng khủng khiếp mà ta có thể cảm nhận rõ rệt về nó ngay giữa lồng ngực của mình. Chẳng có thuốc thang của một dược sỹ tài ba nào có thể lấp đầy cái lỗ hổng kinh khủng đó được cả! Bi kịch lớn nhất của người cô đơn là muốn có ai đó để chia sẻ, nhưng quanh mình chẳng còn có ai để đáp lại “tiếng lòng” mình cả!

Càng cô đơn, ta càng muốn có một mối dây liên lạc về tâm hồn đầy ý nghĩa với người khác, nhưng ta lại không thể. Và cứ như thế, ta lâm vào bế tắc. Thậm chí, ngay cả khi ta sống giữa một đám đông cuồng loạn, như đám đông cổ vũ bóng đá tại một sân vận động nào đó chẳng hạn, ta lại càng cảm thấy mình cô đơn nhiều hơn. Nhiều khi, chính trong những đám đông cuồng loạn, xô bồ, rất nhiều người đang hò hét quanh ta, lại là nơi mà ta cảm thấy cô đơn nhất. Cô đơn chẳng có liên quan gì nhiều với số lượng con người sống quanh bạn, mà tùy thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh bạn như thế nào!

Nhiều người, khi rơi vào trạng thái cô đơn lâu ngày nhưng không có cách nào vượt qua được, rốt cuộc họ đành chấp nhận sống cô đơn như là một cách sống tất yếu trong cuộc đời này vậy. Tuy nhiên, một số người khác thì không dễ dàng gì chấp nhận như vậy, họ tìm cách giải tỏa nỗi cô đơn trong lòng mình nhờ bia rượu, ăn nhậu hay một thú vui chơi nào đó. Khi làm như vậy, họ cũng không sao tránh khỏi cô đơn, vì họ giải quyết một bế tắc này bằng cách lâm vào những bế tắc khác, làm cho những bế tắc trong cuộc sống ngày càng chồng chất nhiều hơn. Theo chúng tôi, những cách phản ứng như vừa rồi đều là cách phản ứng tiêu cực.

Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng mình có thể vượt qua được cô đơn. Thật vậy, cô đơn là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng nó lại hoàn toàn không phải là một “căn bệnh” không có cách gì chữa trị được. Chúng ta cần đi từng bước một để vượt qua thử thách của cô đơn.

Trước hết, hãy nhìn lại chính mình, mình mong ước một cuộc sống như thế nào? Sống hạnh phúc cùng người khác hay là cứ mãi cô đơn như thế?

Thứ hai, sau khi đã nhìn lại bản thân mình rồi thì đưa ra quyết tâm để thay đổi. Chính mình phải tích cực, chủ động, không được thụ động chờ đợi người khác đến với mình. Sao mình cứ trách người khác không hiểu mình, thay vào đó, mình hãy chủ động cởi mở tấm lòng của mình trước.

Thứ ba, hãy theo đuổi những việc làm cao đẹp và có ý nghĩa trong cuộc đời, như thăm viếng những người có cảnh sống bần hàn hơn mình, âm thầm làm những công việc từ thiện cao cả...

Cuối cùng, hãy siêng năng đọc sách, đặc biệt là những sách có tư tưởng cao thượng để nâng cao tâm hồn mình và sống với những tư tưởng cao thượng ấy, như một vĩ nhân nào đó đã nói: “Những người có tư tưởng cao thượng sẽ chẳng bao giờ cảm thấy cô đơn!”

Vậy, ngay từ ngày hôm nay, nếu bất chợt có ai đó hỏi bạn: “Bạn có cô đơn không?”, hãy trả lời là: “Có! Tôi biết những nỗi cô đơn là khó tránh khỏi. Nhưng cô đơn cũng chỉ là một thử thách trong cuộc sống, và tôi đã biết cách để vượt qua thử thách đó!”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2013(Xem: 7811)
Cách đây gần 30 năm, ông Huang Funeng bị mù sau khi mắc căn bệnh thoái hóa mắt. Kể từ đó, vợ ông, bà Wei Guiyi, trở thành đôi mắt của chồng. Hình ảnh người vợ còng dùng gậy tre dắt chồng mù không còn xa lạ với người dân ở tỉnh Quảng Tây.
07/02/2013(Xem: 15980)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
06/02/2013(Xem: 6936)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 10527)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7909)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8917)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12561)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8701)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8639)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8954)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]