Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Tiền bạc không phải là tất cả

25/02/201102:45(Xem: 3783)
7. Tiền bạc không phải là tất cả
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

7. Tiền bạc không phải là tất cả

Cuộc sống hiện nay đang mở ra những cơ hội mới lẫn những thách thức mới trong kinh doanh. Một trong những ý nghĩ phổ biến hiện nay về mục đích kinh doanh của nhiều người là: “Làm sao để kiếm được thật nhiều tiền?” Chúng ta cứ bị cuốn hút vào chuyện miếng cơm manh áo, chuyện mưu sinh, và vô tình lãng quên nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Chúng ta nghĩ rằng, trong cuộc mưu sinh đầy vất vả của mình, chuyện “làm sao để kiếm được thật nhiều tiền” cũng đồng nghĩa với việc tranh đua, đè bẹp người khác để vươn lên giành giật những gì tốt nhất cho mình. Càng đùn đẩy người khác vào chỗ đường cùng, càng làm cho người khác yếu thế đi, thì chỗ đứng của mình, thu nhập của mình, tiền bạc của mình càng thêm dồi dào và vững vàng hơn? Liệu thực tế có đúng như vậy chăng?

Trong thực tế, nếu cuộc đời chúng ta chỉ quan tâm đến mỗi chuyện tiền bạc không thôi, thì chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào bế tắc và không tưởng. Bởi lẽ, cuộc sống còn chứa đựng trong nó rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau nữa, chứ không chỉ giản đơn có mỗi chuyện tiền bạc. Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải biết quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nữa. Và ngay cả với câu hỏi “Làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền?”, để trả lời được chúng ta cũng phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nhau.

Trước hết, chúng ta phải nhận thức được rằng, cuộc sống của mình đâu có tách rời với cuộc đời, với cuộc sống của cộng đồng, của rất nhiều người khác! Và do đó, nhu cầu của mình cũng đâu có tách rời nhu cầu của nhiều người khác trong cuộc sống! Muốn kinh doanh để làm giàu, hãy biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhu cầu và cuộc sống của họ. Ngày nào mình bắt đầu nhận ra câu hỏi của mình “Làm sao để kiếm được thật nhiều tiền?” không tách rời với nhu cầucuộc sốngcủa nhiều người khác quanh mình, thì đó mới là ngày mình thực sự biết bắt tay vào công việc kinh doanh với một thái độ trưởng thành nhất!

Ai trong chúng ta mà lại chẳng muốn có thật nhiều tiền! Đó là sự thật. Nếu mình muốn có thật nhiều tiền thì người khác cũng muốn có thật nhiều tiền, chẳng khác gì mình. Điều căn bản đầu tiên của bất cứ ai khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh là: nhận thức được ý nghĩa chân chính của chuyện kiếm tiền. Mình không chỉ kiếm tiền cho riêng bản thân mình, mà còn có bổn phận giúp kẻ khác kiếm tiền.

Những kẻ ích kỷ thì luôn mang câu hỏi: “Anh có thể làm được điều gì ích lợi cho tôi?” hoặc “Khi tôi đến làm ăn với anh, tôi sẽ được lợi gì?”. Những người tốt bụng hơn một chút thì hỏi: “Tôi có thể làm gì giúp anh không?” Thế nhưng, theo thiển ý của chúng tôi, một câu hỏi đúng đắn nhất, quan trọng nhất trong đời sống kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay phải là: “Anh và tôi có thể kết hợp, chung sức với nhau như thế nào để làm được những điều tốt đẹp nhất cho anh, cho tôi, và cho cuộc sống quanh chúng ta đây?”

Muốn hỏi được một câu hỏi như vậy, thì trước hết chúng ta phải mở rộng tấm lòng, mở rộng tâm hồn của mình ra. Không thể thiếu điều kiện tiên quyết đó được! Nói cách khác, nếu không có sự mở rộng tâm hồn, chúng ta chỉ có thể nghĩ rằng cuộc kinh doanh của mình là một cuộc tranh đua quyết liệt, đè bẹp lẫn nhau không hơn không kém!

Nếu chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân mình: “Làm sao để kiếm được thật nhiều tiền?”, mà không hề đoái hoài đến nhu cầu của những người khác, của cộng đồng xã hội, thì chắc chắn những thành quả trong kinh doanh của mình cũng không được bền lâu. Hãy suy nghĩ về mục đích chân chính của kinh doanh! Kinh doanh, dù kinh doanh bất cứ sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào, thực chất cũng đều là nhằm phục vụ những nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Nói cách khác, phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng khách hàng mà mình phục vụ, để xác định những gì mình cần làm trong kinh doanh, chứ không thể chỉ xuất phát từ ước mong chủ quan muốn kiếm được thật nhiều tiền của riêng mình. Sau đó, trong kinh doanh chắc chắn sẽ có cạnh tranh. Cạnh tranh đích thực là hỗ trợ, khuyến khích, giúp đỡ người khác cùng lĩnh vực với mình vươn đến những thành quả cao hơn, tốt hơn trong kinh doanh. Cuối cùng, những nhà kinh doanh thành đạt phải thực sự là những người đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi của cộng đồng xã hội.

Đó cũng là lý do vì sao hiện nay, trong cuộc sống của xã hội chúng ta, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành công, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho phúc lợi xã hội. Những doanh nghiệp thành công lớn trong kinh doanh, phải chăng chính là những doanh nghiệp luôn biết nghĩ về mục đích chân chính của kinh doanh trước khi bắt tay vào khởi sự?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6694)
Trong buổi thiền tọa hôm nay chúng ta đã kết nối được với tổ tiên. Chúng ta biết tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể. Một người mất gốc, một người bị cắt đứt liên hệ với tổ tiên không thể là một người có hạnh phúc. Cũng như cây không có gốc rễ thì cây không thể sống, nếu chúng ta không tìm tới gốc rễ thì chúng ta không sống được. Tết là một dịp để chúng ta tìm về nguồn và tiếp cận được với gốc rễ của mình.
29/03/2013(Xem: 7160)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
29/03/2013(Xem: 5210)
Thầy Chỉnh Tuệ, sư cô Trí Hải và một số thi văn hữu định làm một tập văn về cố thi sĩ BÙI GIÁNG. Chỉnh Tuệ biết Bùi Giáng thường tới thăm tôi nên đã ngỏ ý xin tôi viết ít dòng tưởng niệm?
29/03/2013(Xem: 5734)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: - Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: - Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
26/03/2013(Xem: 7412)
Sự phát triển của khoa học y sinh hiện đại và công nghệ sinh học đã tạo ra những tình huống phức tạp mà chúng đang gia tăng mạnh mẽ mỗi ngày. Những tình huống này đưa ra những nan đề đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Xã hội và loài người đang đương đầu với những nan đề đạo đức sâu sắc, cần đến một lĩnh vực đạo đức hoàn toàn mới, được gọi là “đạo đức y sinh”(biomedical ethics).
20/03/2013(Xem: 7236)
Ô nhiễm môi trường đã tác động lên cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất. Những bức ảnh ô nhiễm môi trường dưới đây như một lời cảnh báo dành cho tất cả chúng ta.
15/03/2013(Xem: 6009)
Vai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản.
07/03/2013(Xem: 4655)
Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hàng ngày. Tôi có một anh bạn quen, sang Mỹ chỉ mới hơn 5 năm mà đi xe hiệu BMW và ở nhà trong khu đắt tiền, cao cấp, lên đến bạc triệu. Hỏi ra thì anh chỉ cười buồn và than rằng lúc nào cũng bận rộn, không có thời gian rảnh. Sau này mới biết rằng anh làm 3 việc (job) cùng một lúc để có thể xoay xở trả cho căn nhà sang trọng và chiếc xe đắt tiền kia.
05/03/2013(Xem: 6617)
Abraham Lincol ​:​ "Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất trên thế giới"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567