Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Kiểm soát những cơn giận

25/02/201102:45(Xem: 5092)
5. Kiểm soát những cơn giận
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

5. Kiểm soát những cơn giận

Bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi có những lúc nóng giận. Trong cuộc sống, có nhiều nguyên nhân khiêu khích từ người khác hoặc nguyên nhân chính từ bản thân ta làm cho ta nóng giận.

Trước đây, tôi rất dễ “nổi điên” mỗi khi có điều gì đó xảy ra không được như ý mình. Tại sao tôi lại phản ứng kỳ quặc như vậy? Đơn giản chỉ vì lúc nào tôi cũng muốn mọi việc được hoàn tất theo ý muốn riêng tư của bản thân tôi mà thôi! Nhưng rồi đến một ngày, tôi nhận ra rằng, nếu mình cứ tiêu phí sức lực của mình cho những cơn nóng giận, cho những lời phàn nàn, kêu ca, rên rỉ thế này thế nọ thì mình cũng chẳng được lợi ích gì cả! Đó là chưa kể, những người xung quanh sẽ nhìn mình, đánh giá mình bằng con mắt chẳng “hay ho” gì! Thay vào đó, mình cứ lặng lẽ âm thầm tìm cách khác để thích nghi với những khó khăn của tình huống mới, tìm cách tháo gỡ những khó khăn đó thì có phải là tốt hơn không?

Tục ngữ có câu: “Giận quá mất khôn.” Hậu quả của những cơn giận dữ thật khó lường, có thể mang lại biết bao nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân ta. Dù rất nhiều người ý thức được điều này, nhưng lại ít người biết kiềm chế cơn giận của bản thân.

Dưới góc độ tâm lý học, chúng ta có thể kiểm soát và kiềm chế được cơn giận hay không? Thực ra, giận dữ chỉ là một loại cảm xúc tiêu cực, một sự mất thăng bằng tạm thời của tâm trí, nên chúng ta hoàn toàn có thể học cách làm chủ, kiềm chế cơn giận. Đó cũng là một bí quyết để sống thanh thản cho mình và cho người khác.

Có một thực tế đáng buồn là, cuộc sống càng bận bịu căng thẳng, nhịp sống càng gấp gáp, người ta càng dễ tỏ ra nóng giận. Mối quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác trong cuộc sống xã hội càng trở nên thô ráp, cộc cằn hơn, khó gìn giữ được sự êm đẹp. Kết quả của cảm xúc tiêu cực và sự mất cân bằng tâm trí này ngày càng lây lan từ người này sang người khác, càng khiến cho con người ta dễ bất đồng, xung đột với nhau hơn. Trong những lúc nóng giận, người ta dễ tỏ ra hung dữ như cọp, trong khi lúc bình thường có thể người đó chỉ có lá gan của con chuột nhắt mà thôi. Cứ như vậy, những nỗi bất đồng, xung đột càng lớn dần và người ta không còn kịp phân tích nguyên nhân của nó. Người ta có những phản ứng, hành động rồ dại, rồi sau khi bình tĩnh suy nghĩ lại, hiểu được nguyên nhân thì đã muộn.

Trong cuộc sống, nguyên nhân gây nên nóng giận thì rất nhiều, không thể kể hết. Không chỉ trong phạm vi quan hệ xã hội mới xảy ra chuyện nóng giận, mà ngay trong phạm vi gia đình, đã có bao nhiêu chuyện nóng giận xảy ra khiến bao mái ấm gia đình phải tan nát. Nói chung, trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao nguyên nhân, biết bao lý do lớn nhỏ khiến người ta nóng giận. Có người bản chất rất dễ nóng giận, nhiều khi chẳng có nguyên nhân gì hệ trọng cũng khiến họ tỏ ra nóng giận. Có khi, người ta nóng giận vì hiểu lầm nhau, bất đồng quan điểm với nhau về một vấn đề nào đấy. Có khi, người ta nóng giận vì mâu thuẫn với nhau trong niềm tin, thói quen sinh hoạt, thói quen sống, khác nhau về những giá trị mà mỗi người theo đuổi trong cuộc sống, khác nhau về nhận thức, về tầm hiểu biết, về cách đánh giá, phê bình một điều gì đó, khác nhau về lòng kỳ vọng, về lợi ích riêng tư, về lòng mong muốn, ước ao... Khi cùng đứng trước một vấn đề, có người giải quyết theo cách này nhưng có người lại không đồng ý và đòi giải quyết theo cách khác... Có khi, một người đã chấp nhận cách giải quyết vấn đề trong đó mình đã tự nguyện chấp nhận thiệt thòi, nhưng những kẻ khác dù được hưởng phần hơn rồi mà vẫn còn “già hàm”, chưa chịu thôi, cứ xì xào bàn ra tán vào...

Kiểm soát, làm chủ cơn nóng giận của mình cũng có nghĩa là làm chủ những cảm xúc tiêu cực trong lòng mình, can đảm thừa nhận cái sai của mình và học hỏi cái đúng của người khác. Đây cũng là biểu hiện của một người có nhân cách trưởng thành, có học vấn, thực sự hiểu biết và được giáo dục đàng hoàng. Mỗi khi cảm thấy nóng giận, bạn hãy tự hỏi mình: “Ô kìa! Cách phản ứng của mình có phải là cách phản ứng của một người có giáo dục hay không nhỉ?” Bất cứ khi nào biết tự hỏi mình một câu hỏi đơn giản như vậy thôi, tự dưng bạn sẽ cảm thấy “máu hăng” trong người mình nguội bớt ngay!

Trong cuộc sống, phải cố gắng lắng nghe, tìm cách thấu hiểu người khác, học hỏi cái hay, cái đúng của người khác. Tuyệt đối đừng bao giờ khiêu khích người khác, khiến mình trở thành nguyên nhân chính để họ nóng giận. Nếu như một người có giáo dục luôn biết cách làm giảm những bất hòa, xung đột trong cuộc sống, thì chính những kẻ luôn tìm cách gây ra những bất ổn, xung đột trong cuộc sống là biểu hiện của sự thiếu giáo dục. Chẳng có gì hay ho trong việc cố tình khiêu khích, làm cho người khác nóng giận cả. Bởi vì, khi làm như vậy, nếu người ta không còn làm chủ được cơn nóng giận mà có những hành động rồ dại, thì kẻ bị gánh chịu hậu quả trước tiên chính là kẻ đã cố tình khiêu khích, chứ không phải ai khác!

Một cách khác để nguôi quên những cơn nóng giận là hãy luôn học cách tư duy, nhìn nhận mọi chuyện lớn nhỏ trong cuộc đời bằng một cái nhìn sâu sắc và đúng đắn. Điều này đòi hỏi vốn kiến thức, thái độ khiêm tốn học hỏi, cầu tiến. Đành rằng, trong xã hội, mức độ hiểu biết của mỗi con người đều khác nhau, nhưng làm thế nào để ít bị hiểu lầm, hiểu sai về nhau thì càng tốt. Đánh giá bất cứ vấn đề gì cũng phải cố gắng công tâm, khách quan, đừng bao giờ vịn vào lòng yêu ghét chủ quan của mình rồi bắt buộc người khác cũng phải theo ý mình!

Cuối cùng, hãy biết quên cái tôi cá nhân của mình đi. Những con người vĩ đại thật sự là những con người rất đỗi hiền lành, khiêm nhường. Trái lại, những kẻ bất tài, thiếu hiểu biết thì rất hay đề cao cái tôi của bản thân. Trong một xã hội mà bất cứ ai cũng tự coi cái tôi của mình là “cái rốn của vũ trụ” thì những bất hòa, xung đột, nóng giận luôn xảy ra sẽ chẳng phải là điều khó hiểu!

Khi mình đã cố gắng sống tốt với người khác rồi nhưng họ vẫn nóng giận với mình, tốt hơn hết là mình không nên chấp nê làm gì! Bởi vì, người nào hay nóng giận thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, tổn thọ, ít cảm thấy thanh thản và hạnh phúc trong cuộc sống. Khi mình biết cảm thông và tha thứ cho cơn nóng giận của người khác, mình sẽ sống cao thượng và thanh thản hơn!

Tóm lại, khi chúng ta biết cách gạt bỏ những xúc cảm tiêu cực như: nóng giận, hờn ghen, tức tối, khinh bỉ... thì cũng là lúc cõi lòng của chúng ta dần dần lắng lại, dành chỗ cho những xúc cảm tích cực như: yêu thương, tràn đầy sức sống, tự tin, bình tĩnh... nhen nhúm trong cõi lòng mình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2011(Xem: 10403)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7685)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8310)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7581)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8416)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9543)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 8123)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 8110)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6907)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 7989)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]