Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Nhưng cũng đừng nóng vội

25/02/201102:45(Xem: 5011)
2. Nhưng cũng đừng nóng vội
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

2. Nhưng cũng đừng nóng vội

Đôi khi, trong cuộc sống, làm việc và cố gắng hết sức mình không phải lúc nào cũng là tốt! Điều đó khiến chúng ta trở nên nôn nóng, khiến chúng ta tự mình làm giảm sút đi hiệu quả công việc của chính mình.

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp như vậy, có rất nhiều việc mà chúng ta không thể nôn nóng được, chẳng hạn như chuyện học hành. Học hành là cả một quá trình, cả một con đường dài có quá nhiều bước đi, mà mỗi bước đi lại chứa đựng những khó khăn riêng của nó. Người ta không thể ngày một ngày hai mà thành tài! Nhớ lại lúc còn sinh viên, chúng tôi quá hăng hái, lao vào học như điên, tối ngày cắm mặt xuống trang sách, nhưng kết quả học tập lại rất thấp.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có quyền mơ ước, và cũng không ai có quyền ngăn cản chúng ta tự đặt ra những mục tiêu cố gắng khác nhau trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn đạt được một mục đích nào đó, cách tốt nhất là bạn cứ làm việc và điều bạn mong ước sẽ đến với bạn. Đừng thúc ép nó, đừng mong nó phải đến ngay theo ý muốn chủ quan của mình. Nhiều khi chính vì bạn quá thúc ép nó nên nó lại đến chậm hơn.

Muốn đạt được một mục tiêu nào đó, chúng ta phải biết sống với giây phút hiện tại. Cứ cố gắng làm việc hết mình, làm việc say mê, rồi chuyện gì đến sẽ đến. Một khi chúng ta cố gắng như vậy rồi, thì kết quả tốt đẹp sớm hay muộn gì cũng sẽ đến với chúng ta mà thôi! Thái độ làm việc hết mình, làm việc say mê, hoàn toàn khác với thái độ nôn nóng chỉ muốn “chộp” ngay lấy kết quả thành công của công việc! Chúng ta cần tỉnh táo phân biệt được sự khác nhau đó!

Tại sao khi ta nôn nóng thì ta khó thành công? Trái lại, khi ta bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì với công việc thì ta lại dễ thành công hơn? Lý do thật dễ hiểu, khi ta nôn nóng thì ta đâu còn bình tĩnh để tự rút kinh nghiệm từ công việc của mình. Ta đâu còn kịp suy xét những biến đổi của tình hình thực tế nhằm bổ sung, điều chỉnh kế hoạch công việc của ta. Đó là chưa nói, khi ta làm việc mà quá nôn nóng, thần kinh của ta dễ bị căng thẳng. Và thế là, vô tình chính ta làm cho mình trở thành kẻ thất bại mà ta không hề hay biết gì!

Thái độ quá nôn nóng cũng là một thái độ bất chấp tính chất khách quan của hoàn cảnh. Trong cuộc sống, rất nhiều khi ta muốn nhưng thực tế khách quan chưa cho phép ta muốn, thì ta cũng không thể nào muốn được. Rất nhiều trường hợp, chúng ta phải biết dằn lòng ham muốn của mình lại và chờ đợi một thời cơ thích hợp hơn. Những lúc như vậy, chúng ta giống như con thuyền đi trên dòng nước ngược hay giữa trời giông bão, cần phải biết dừng lại, biết tạm hoãn chuyến đi của mình lại, đợi đến khi hoàn cảnh thay đổi rồi đi tiếp. Nếu chúng ta cứ cố gắng mà lao đi trong nghịch cảnh đó, thì sức lực của chúng ta sẽ mau bị giảm sút. Khi giông tố qua đi, ta lại không đủ sức để tiếp tục đi nữa! Đó là chưa nói, khi cứ nôn nóng bước đi giữa bão giông, chúng ta có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Do vậy, ngay từ ngày hôm nay, bất cứ khi nào quyết tâm làm một việc gì, chúng ta cứ cố gắng làm việc hết sức mình, nhưng không hề tỏ ra nôn nóng, mà hãy bình tâm chờ đợi thành quả tốt đẹp sẽ đến!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2020(Xem: 5166)
Hội đồng Lập pháp Sikkim đã thông qua dự luật ngày 21 tháng 9 năm 2020, để thành lập một ngôi trường Đại học Phật giáo ở bang đông bắc Ấn Độ. Được biết với tên gọi Đại học Phật giáo Khangchendzonga (KBU), cơ sở này sẽ trở thành trường Đại học tư thục Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ, và là trường Đại học đầu tiên tại Sikkim do người dân bản địa Sikkim sáng lập.
01/10/2020(Xem: 5565)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
30/09/2020(Xem: 5727)
Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, sử gia Lào, nhà ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Pali, người hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, một nhân vật trí thức lớn của nền độc lập Lào. Trong các cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Pháp, bằng cách tích cực hoạt động trong phong trào của Lào Issara mà ông lưu vong tại Vương quốc Thái Lan vào năm 1946.
29/09/2020(Xem: 5622)
Bảy đại diện của Hội nghị Hàn Quốc về Tôn Giáo và Hòa Bình (KCRP), bao gồm Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, đã gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc Chung Sye-kyun (정세균; Đinh Thế Quân), và cam kết hợp lực để tìm ra một kế hoạch hợp tác, đôi bên cùng có lợi cho cả các hoạt động tôn giáo và phòng chống cơn đại dịch hiểm ác Virus corona.
29/09/2020(Xem: 4770)
Có lẽ chuyến du lịch hành hương không gian mạng, các bạn nhìn thấy một thứ tương tự như thế này từ một cửa hàng trực tuyến: “Chuỗi hạt Tây Tạng Mala Charm Vòng đeo tay Cát tường tuyệt đẹp này với các hạt màu phấn nhẹ nhàng, phù hợp để thực hành chân ngôn thần chú, và để đeo làm đồ trang sức”.
29/09/2020(Xem: 5517)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
29/09/2020(Xem: 5779)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
29/09/2020(Xem: 7197)
“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.
29/09/2020(Xem: 5336)
Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách. Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi: "Sao anh không hỏi gì?"
28/09/2020(Xem: 6453)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]