Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Những lúc đau khổ

25/02/201102:45(Xem: 4619)
7. Những lúc đau khổ
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG I: KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

7. Những lúc đau khổ

Đau khổ, chán đời... là những cảm nhận thường thấy khi chúng ta phải trải qua những cơn khủng hoảng trong cuộc sống. Khi gặp đau khổ, nhiều người rơi vào tuyệt vọng: trốn tránh đau khổ thì không được mà chống trả lại nó cũng không xong. Phải làm thế nào bây giờ? Bi kịch của muôn nỗi khổ đau trong cuộc đời cũng chính là ở đó!

Điều đáng tiếc là, nhiều khi thái độ trốn tránh, không dám nhìn nhận đau khổ chỉ càng khiến bạn cảm thấy đau khổ thêm. Còn chống trả lại đau khổ, bạn cũng chưa chắc tiêu diệt được hết mọi đau khổ, mà khi bạn cứ cố hành động trong nỗi tuyệt vọng như vậy, biết đâu chừng hành động của bạn còn có thể gây ra những nỗi hiểm nguy cho người khác và cho cả chính bạn.

Do đó, cách tốt nhất chính là tạm thời chấp nhận đau khổ, cam đảm nhìn nhận sự có mặt của nỗi đau khổ trong cuộc đời mình, rồi thì dần dần cảm giác đau khổ sẽ hoàn toàn thoát khỏi bạn. Tâm hồn của bạn sẽ lại nhẹ nhõm và vui tươi như thường thôi! Dưới đây là một vài bí quyết ngắn gọn nhưng rất hữu ích, giúp bạn xoa dịu những nỗi phiền muộn một cách nhanh chóng. Bạn hãy tìm một nơi tương đối yên tĩnh một chút và thực hành bài tập này:

  • Nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn đang cho phép mọi nỗi phiền muộn trải đều khắp cơ thể bạn.
  • Đừng chống trả lại chúng gì hết, cứ tiếp tục để chúng trải đều khắp cơ thể bạn như thế.
  • Hãy tưởng tượng bạn đang gắn cho mỗi đau khổ của bạn một màu sắc nào đó mà bạn yêu thích: màu xanh lá cây, màu cam, màu vàng, màu xanh nước biển hoặc bất cứ màu gì cũng được, miễn là bạn phải vô cùng thích thú với màu bạn chọn.
  • Hãy cố gắng làm cho những nỗi đau khổ của mình đang dàn trải khắp cơ thể trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn. Bạn hình dung mình đang uốn nắn những nỗi khổ ấy nhỏ lại, nhẹ lại, mềm nhũn đi (y như thể bạn đang chơi nghịch đất sét hồi nhỏ vậy!) và bạn đang dần dần êm dịu thoát ra khỏi chúng!
  • Bạn hãy làm một cuộc thử nghiệm thay đổi kích cỡ, màu sắc, vị trí của những nỗi phiền muộn của bạn.
  • Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về sự đau khổ đó, hãy đơn giản hoá nó đi, làm cho nó trở nên bình thường, nhẹ nhàng hơn!
  • Hãy nghĩ rằng, bạn có thể xoa dịu nỗi phiền muộn đó bằng chính tình yêu, sự cảm thông, bằng thái độ cao thượng bạn dành cho người khác...
  • Hãy làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt gì, miễn là bạn cảm thấy thoải mái: uống một ly nước chanh; vừa đi tắm nước lạnh vừa mở một bài hát vui tươi và nghêu ngao hát theo tiếng nhạc; hoặc thậm chí đóng cửa phòng lại, vừa mở nhạc vừa nhảy tưng tưng; hoặc ăn bất cứ một món mình thích như: bún riêu, ổi chấm muối ớt, đùi gà quay...
  • Sau cùng, bạn hãy có một cuốn sổ tay thật xinh xắn, trong đó bạn ghi lại những kinh nghiệm mà bạn rút ra được từ sau những lần đau khổ, phiền muộn. Cuốn sổ này sẽ là tài sản vô giá của bạn, bởi kinh nghiệm càng có giá trị khi nó là kinh nghiệm do chính bạn đã trải qua!
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7382)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 6658)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7195)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11645)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9475)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20145)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6645)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 18712)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8777)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]