Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Nghĩa Thời Gian

25/02/201116:59(Xem: 5027)
6. Nghĩa Thời Gian

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

NGHĨA THỜI GIAN

Hoạt động tạo ra thời gian và sự nghiệp. Ôi muôn vạn cảnh tượng huy hoàng của những làn sóng dậy, đã dàn bày trên mặt nước, ai ngờ ở sức chuyển lay.

Tết đến, sực nhớ thời gian qua nhanh, em bỗng động lòng nghĩ đến sự nghiệp mà buồn chăng? Nhưng thời gian là gì, tưởng cũng cần tìm nghĩa thật của nó.

Thời gian chỉ là sự chuyển động. Không chuyển động, không thời gian. Mỗi vật tuỳ theo thể chất của nó, có một sự chuyển động, một đời sống, một thời gian riêng, thời gian của trăng, của sao, của mặt trời, thời gian của vi trùng, của tế bào, của phù du. Chỉ có từng thời gian riêng. Không có thời gian chung cho cả vạn vật.

Nhưng muốn tiện lợi, người đời đã cùng nhau đặt ra một thứ thời gian, lấy mặt trời hay mặt trăng làm chuẩn. Thời gian xưa ấy là sự rút ngắn và duỗi dài ra dưới ánh nắng mặt trời của bóng chiếc que cắm giữa sân, hay sự chìm dần của cái hồ đồng ngập nước. Thời gian này là sự quay tròn của hai chiếc kim đồng hồ. Bỏ những vật ấy đi nhiều người sẽ mù mờ trước hai chữ thời gian.

Nhưng còn mặt trời đó và mặt trăng kia làm sao không nhận ra được nghĩa thời gian trong ấy?

Ừ, thì có mặt trời và mặt trăng thật đấy. Nhưng quay đi quay lại, rút cuộc cũng chỉ có hai bề trắng đen, sáng và tối, đêm và ngày. Mọc và lặng, cái cử chỉ lập đi lập lại này của mặt trời từ muôn vạn đời với một ngày, nào có khác gì nhau.

Vâng, em hiểu lắm, thời gian của một ngày này không khác một ngày kia, nhưng sau ba tháng, chúng ta lại nghe đổi một cảm giác. Bốn mùa còn đấy, chúng ta còn cảm nghe ấm rồi nực, mát rồi lạnh …

Rồi sao nữa ? Hay lại trở về bốn cảm giác trước, bốn mùa qua rồi, bốn mùa lại. Trên đường thời gian chúng ta đi tới hay đi lui, trở về sau hay tiến tới trước? Ở đây thật ra, tới hay lui, sau hay trước cũng đồng một nghĩa như nhau không làm sao phân biệt được. Tới là lui, đi là về. Hai đầu, trước và sau cùng nhau giáp nối thành một vòng tròn mà hai chiếc kim đồng hồ là tượng trưng. Phút trước qua rồi, phút sau lộn lại. Để nhận rõ sự vô nghĩa của thời gian, em hãy lắng nghe cuộc cãi vả bất diệt của hai tiếng tít tắc. Tiếng tít bảo: tôi là hiện tại, nhưng cũng là dĩ vãng đây rồi, tiếng tắc sau tôi mới là tương lai. Nhưng tiếng tắc lại bảo: tôi là hiện tại nhưng cũng là dĩ vãng đây rồi, tiếng tít kia mới là tương lai. Dĩ vãng tương lai, tương lai dĩ vãng tráo trở nhau trong hai tiếng tít tắc. Tóm lại, cái kim nhỏ chạy đủ một vòng trên mười hai khoảng của mặt đồng hồ, mặt trời chìm xuống phương Tây và nổi dậy ở phương Đông, ba mươi hay ba mươi mốt tờ lịch rơi vào giỏ rác, chìa bàn tay ra lãnh những tờ bạc đỏ xanh sau một tháng làm việc, bốn lần thay đổi y phục cho hợp thời tiếc, móc vào cái đinh cũ một cuốn lịch mới. Bao cử chỉ ấy đã chưng bày rõ rệt lên một thời gian chung cho loài người giữa sự chuyển biến vô cùng tận của một không gian vô thuỷ vô chung …

Nhưng cái thời gian chung mà nhân loại đặt ra ấy thật không có tánh cách gì chung cho ai cả. Có người siêng năng lấy ngày thâm vào đêm để làm việc, có người lười nhác lấy đêm thâm vào ngày để ngủ. Có người già mà chưa một lần đã trẻ, có kẻ trẻ mãi cho đến lúc đậy quan tài. Như thế đấy, chỉ có thời gian thiết thực riêng của từng người theo từng tâm trạng, trong từng hoàn cảnh. Một phút đợi chờ dài hơn một giờ hạnh ngộ. Một ngày vui qua nhanh như tiếng pháo nổ. Một phút đau khổ dài tợ một thế giới đứng yên. Khi sung sướng, khi bận rộn là thời gian vụt bay theo cánh chim đại bàng. Để cho Lamartine sống 100 năm trên mặt hồ Bourget bên cạnh Elvire, nhà thi hào ấy cũng cứ cầu khẩn: “Ôi thời gian, hãy dừng cánh lại. Giờ ngọc vàng, xin hãy khoan bay.” Cho nên không có thời gian chung cho cả vạn vật. Cũng không có thời gian chung cho cả nhân loại. Chỉ có thời gian riêng cho từng tâm trạng…

Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng. Thế mà sao em lại giật mình khi thấy năm qua? Cử chỉ ngạc nhiên và kinh hãi ấy thật quá nông nổi, sợ mau già chăng ? làm già, ít bởi tháng năm, nhưng rất nhiều là bởi tháng năm, nhưng rất nhiều là bởi dục vọng. Bao nhiêu người đã già trước tuổi. Thân hình măng non của họ đã ê chề, lụn bại bởi đã làm tay sai cho bao nhiêu đòi hỏi của dục vọng. Làm như vậy rồi trách thời gian đã sớm đem họ đến mồ, có ai bất công hơn thế nữa ? Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng thôi em ạ!

Thế mà sao em lại sợ đời em quá ngắn? Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều, sống một ngày chưa hẳn là ít. Chớ đem năm tháng mà tính sổ đời mình. Một trăm năm của người lười nhác không bằng một tháng của kẻ siêng năng. Sống làm chi cho nhiều để quẩn quanh trong chừng ấy dáng điệu, ăn ngủ, ngủ ăn. Và để một hôm trước khi ngủ thẳng, mới giật mình kinh hãi nhìn lại sau mình, thấy một khoảng thời gian trống rỗng, trong ấy mình đã sống, chẳng chút đổi thay. Dấu tích quá nghèo nàn, họ có cảm tưởng như đời mình đã phớt qua như bóng nhựa qua cửa sổ. Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều, sống một vài mươi năm chưa chắc là ít.

Ngây thơ thay những người xưa đã vào rừng tìm thuốc trường sinh mà không bao giờ gặp, sống khác chết ở sự nhận cảm và sự hoạt động. Sống với một tâm hồn khô khan, một tinh thần trống rỗng, sống bao nhiêu thế kỷ vẫn là thừa. Ai mong ước gì đời sống của một cây đại thọ ? Nó sống lâu chớ phải đâu sống nhiều. Lòng mong ước của chúng ta ít ở sự sống được lâu, nhưng rất nhiều là được sống rộng, sống mạnh.

Sa thải những mầm xấu xa có thể ung độc sự sống, làm phát triển những tánh tình, những tư tưởng đẹp đẽ trong mỗi người, nghĩa là luôn luôn tranh đấu giữa mình với mình để vượt lên trên mình, đấy là sống mạnh. Phá dần thành trì ngăn che ta và người, liên lạc nhau qua những dây thân mến, những sóng lạc quan, nghĩa là vượt ra khỏi cái tâm nhỏ hẹp để giao hoà với tâm rộng lớn, đấy là sống rộng. Một đời làm được như thế, thử hỏi còn một sự nghiệp nào có giá trị hơn nữa, còn một thời gian nào quí báu hơn nữa.

Có lẽ để khuyến khích, cổ vũ tài sức và lòng hăng hái của chúng ta, vạn vật đã hiệp nhau tổ chức một mùa xuân mới, sau những ngày đông giá lạnh.

Mùa đông già cỗi thế kia còn trổi dậy được để chuyển mình thành một chàng thanh xuân mười tám, cớ sao những chàng trai mười tám như em lại muốn nằm xuống giường bệnh của người già.

Lòng chúng ta cũng phải bắt chước vạn vật mà tạo hoá lại lòng ta. Đừng nghĩ rằng một mùa xuân qua là một mùa xuân mất mà buồn. Mùa xuân không mất, chỉ có người mau già chết, vì đã lo nghĩ mà buồn rầu không phải cách. Nét nhăn tới in dấu trước tháng năm, vì chúng ta đã để những ngày buồn vô cớ ăn lan qua những ngày vui hùng hậu, vì chúng ta thường nói mùa đông đã qua với những mùa đông sắp tới.

Hoa nở rồi, hương chập chờn bay trong gió, bướm nhịp nhàng vỗ cánh theo điệu chim ca. Xuân đã về, mang theo một bầu hăng hái phủ dưới chiếc áo màu xanh của vạn vật. Trước sự sống tươi vui ấy, không nên đau buồn không phải lẽ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 12657)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39274)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8404)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12518)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 62746)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13192)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10023)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8455)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12378)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8259)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]