Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Số Phận hay Rủi May

25/02/201116:59(Xem: 4610)
4. Số Phận hay Rủi May

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

SỐ PHẬN HAY RỦI MAY

Những cái đích, chúng ta đã qua hay sắp đến, chỉ có một công dụng là khuyến khích chúng ta đi. Chứ cái vui thật của cuộc đời, cũng như của kẻ du lịch khôn ngoan, là sự đi tới.

Kìa anh! Con nhện buông tơ, nhưng gió đưa nhẹ quá. Mạnh một chút nữa gió ơi, cho con nhện kia được bám vào một nhánh cây nào bên cạnh nó. Thôi gió đứng rồi, nhện sa thêm một đoạn nữa . . .

Gió lại lên. Bây giờ quá mạnh, nhện sa dần sa dần … không khéo sợi tơ mong manh thế kia sẽ đứt mất. Thôi xong, nó đứt thật!. Nhện rơi xuống đất rồi.

Anh ơi, đời của mỗi chúng ta không khác gì con nhện ấy, và ngọn gió kia là những may rủi của cuộc đời. Con nhện buông tơ, nó có biết đâu gió sẽ lành hay dữ, may thì gió lành giúp nó dệt thành lưới, không may thì gió dữ thổi đứt sợi tơ đầu. Ai biết được số phận mình? Đời người là một cuộc sổ số. Sự thành bại là do may rủi, phải thế không anh ?

Không em ạ, anh không tin có may rủi. Mọi vật xảy ra thế này hay thế khác đều có nguyên nhân. Chúng ta không biết rõ hết nguyên nhân ấy nên tưởng có may rủi đó thôi. Giữa mù mịt của không gian, trong đêm tối của thời gian, em chỉ thấy ngắn có một đời em mà chưa chắc đã thấy rõ hết hiện cảnh. Một chớp nhoáng trong đêm giông, một bóng nước trồi lên từ đáy hố thăm thẳm. Điều mà em gọi là số phận hay may rủi đó chẳng qua là sự kết hợp của bao nhiêu việc trước đã xảy ra mà em không thể nhớ biết hết được.

Cho nên thế gian không phải là một cuộc sổ số lớn. Bao nhiêu người đã đem đời mình ra đánh số, bởi họ tin chắc có những may rủi bất ngờ. Nhưng những may rủi ấy, chính họ đã tạo ra, chứ không phải tự trời cao, hay một nơi nào rơi xuống cả. Nếu mỗi người không mất đi một vài đồng bạc, sao có số độc đắc? Bao nhiêu cái rủi nhỏ của người thua tạo thành cái may lớn cho người được. Những thoáng buồn vụn vặt dính theo đồng bạc mất đi, tạo thành cái vui vô hạn chồng chất với bạc mà người trúng số thâu vào. Rủi may bắt đầu có khi người ta tin và tạo ra rủi may. Bao nhiêu người đã khoanh tay ngồi đợi một cái may không thể có được rồi tự than “đời ta chỉ gặp toàn rủi”.

Em ạ, đừng oán trời đất bất công, cũng đừng trách lòng người nham hiểm. Không ai phá hoại ta bằng ta. Bao nhiêu thất bại là tại ta một phần lớn, nếu không là tất cả. Đừng tìm nguyên nhân chính đâu khác ngoài những vụng về, lười nhác, dục vọng … của chính ta. Mỗi người là một kiến trúc sư tự xây dựng lấy đời mình. Số phận chỉ là kết quả của những hành động mình đã tạo ra trước.

Nếu không có số phận, tại sao hai người cùng làm một việc như nhau mà người này thành công mà người kia thất bại ?

Em hãy tìm với họ tất cả nguyên nhân rồi trong ấy, em sẽ thấy ít ra một nguyên nhân làm cho người này thành công mà người kia thất bại. Nhưng sao em cứ nhắc mãi đến sự thất bại và thành công? Thành công hay thất bại thật ra không đáng kể về phương diện giá trị tinh thần.

Đáng kể là sự cố gắng. Đấy mới thật là chân giá trị, nếu người ta thành công một cách quá dễ dàng thì sự thành công không giá trị mấy. Một giá trị thật phải cân xứng với công lao. Nếu không công lao mà muốn có giá trị, thì chẳng qua cái lốt chim Hoàng phủ lên mình con Quạ. Những cái lốt bề ngoài thật không đáng cho ta chú trọng đến.

Nhưng tại sao người đời thường để tâm đến? Sở dĩ người đời thường quá quan tâm đến sự thất bại và thành công cũng vì quá chú trọng đến dư luận. Sợ thất bại thường do lo sợ những lời chê bai. Chứ riêng nó không có gì đáng sợ cả. Không có sự thất bại nào là vô ích, mỗi bước xẩy chân là một lần kinh nghiệm, và nếu chúng ta biết gượng dậy, thì đấy cũng là những bước tiến lên.

Chân giá trị là ở những sự gượng dậy, những bước tiến lên ấy, chứ không phải là sự hoan hô khi chúng ta bước lên đài danh vọng.

Sự cố gắng là chân giá trị đã đành. Nó cũng là một mầm hạnh phúc nữa. Đời em, dù có dễ dàng bước từ thành công này đến thành công khác đi nữa, em cũng vẫn còn thấy thiếu thốn, cần phải tiến lên luôn. Nếu em dừng lại ở một chút nào đấy, em sẽ thấy sao phút rực rỡ của người chiến thắng, phủ dần quanh em những lớp tro tàn chán nản của sự dừng nghỉ. Màu sắc úa dần trên những tấm huy chương. Khúc khải hoàn vừa dứt, thì cô tịch lại nặng nề trở về trên gối kẻ chiến sĩ vừa thắng trận. Em thấy đấy, thành công chỉ đem lại cho ta cái vui chốc lát. Chính cố gắng mới đem lại sự bằng lòng vĩnh viễn. Những cái đích, chúng ta đã qua hay sắp đến, chỉ có một công dụng là khuyến khích chúng ta đi. Chứ cái vui thật của cuộc đời, cũng như của kẻ du lịch khôn ngoan là sự đi tới, sự tiến bộ. Em thử nhớ lại xem có phải nhiều khi chính những nơi em định đến chơi mà em tưởng sẽ vui lắm lại ít vui hơn khi đi giữa đường. Cho nên cái thuật của niềm hoan lạc là sự cố gắng đi tới, dù đi tới chậm hay mau, dù đi tới thành công hay thất bại. Nỗi sung sướng, cũng như bao nhiêu việc khác ở đời, chỉ có một giá trị tương đối với hoàn cảnh riêng của mỗi người. Người ăn mày được một đồng bạc vui sướng bằng người triệu phú được một cân vàng, em ạ! Không cần phải có tài sức ngang nhau, những sự thành công giống nhau mới có những vui sướng bằng nhau. Em đi sau một kẻ khác, những nỗi thích thú của em sẽ ngang hàng với nỗi thích thú của kẻ đi trước, nếu trên bước đường của em, em đã tiến được, với sự cố gắng của em, như người kia với sự cố gắng của họ.

Nhưng kìa em, con nhện ban nảy đã bò lên cây tự bao giờ, và dệt xong tấm lưới, trong lúc chúng ta đang bàn phiếm với nhau.

Em ạ! Nếu em biết loại bỏ những giờ than trách số phận, những phút oán thán cuộc đời, thì em đã dệt thêm được bao nhiêu tấm lưới cho đời em.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 15729)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7614)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16150)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11446)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9449)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7744)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12319)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11994)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 7001)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 7072)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]