Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Hình Phạt

25/02/201116:59(Xem: 5058)
2. Hình Phạt

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

HÌNH PHẠT

Không một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt cả. Mỗi dục vọng xấu xa là một nhân hư, mà khi phát lộ ra hành động sẽ là một quả thối.

Khung cảnh rạng đông về, căng buồm hồng trên mặt sông xanh. Gió mai lùa nhẹ những gợn sóng vào liếm hai bờ cỏ mướt. Từ những cổ họng bé bổng của đàn chim con, tiếng hót trong và tròn như những hòn thuỷ tinh, rơi thành từng chuổi sáng, từng tràng sương ngọc đọng dưới cành mềm, đong đưa theo làn gió mỏng. Và hàng cây trĩu nặng chồi non, xoả đầu xanh cho nước gội sạch lá vàng còn xót lại.

Nhưng giữa cảnh sáng lạn, tươi trong kia, một điểm đen nhơ bẩn, một chiếc thuyền trụy lạc còn cắm sào trên sông xanh. Trong thuyền, ngọn dầu lạc đỏ ngầu còn vật vờ bên dọc tẩu. Khách chơi đêm, đầu chưa rũ sạch bóng tối, môi thâm và mặt bạc, đang ngồi lẫn lộn giữa sự hỗn độn của gối chăn. Và như không chịu nổi ánh sáng của bình minh đang xoi xỉa vào tận mặt, người kia nhắm nghiền đôi mắt đục lại . . .

Anh ạ, không có một hình phạt nào xứng đáng đối với người thiếu tin tưởng kia, đã đem mình huỷ hoại một cách ghê tởm như thế sao ? Luật pháp không can thiệp, dư luận không đếm xỉa đến, vậy có một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt không?

Không có một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt cả ! mỗi cử chỉ xấu xa tự nó đã là một hình phạt rồi. Em không thấy sự trừng phạt đối với kẻ trụy lạc ấy sao ? Đấy là một đêm thức trọn để tàn phá nguồn sống của mình, đấy là môi thâm, mắt đục, da chì bao nhiêu dấu vết mà thần trụy lạc Ma vương đã khắc trên nét mặt. Đấy là sự nhục nhã phải đối diện với ánh sáng ban mai, đêm tối nào rồi cũng có một ban mai soi sáng, những hành động xấu xa đã khuấy bùn lên trong tối. Đấy là những nỗi đau khổ khi thấy mình không còn trong sạch cùng nước non, tươi vui cùng chim bướm nữa.

Toà án thiên nhiên đã dựng lên với ánh sáng và cảnh vật thanh bình để họ tự xử lấy họ và tự trừng trị lấy. Nếu có một kẻ trụy lạc nào không cảm nghe nhục nhã, đau buồn trước những lầm lạc của mình, kẻ ấy quả thật đã thối nát lắm rồi, mất hết cả nhân tính để tự trừng phạt lấy. Họ đã trở thành một con vật.

Nhưng đấy là những kẻ tự vấy bùn lên đời mình. Còn những hạng gian tham ác độc, kiêu mạn, đem nọc độc dục vọng phun vào giữa cuộc đời mà luật pháp thiếu bằng chứng để xử đoán, thì lấy ai trừng trị, nếu không có một đấng thiêng liêng nào giữ phần ấy?

Thì cũng thế thôi, em ạ ! Không có một đấng nào giữ phần thưởng phạt cả. Mỗi một dục vọng xấu xa là một nhân hư, mà khi phát lộ ra hành động sẽ là một quả thối. Khi con chim đại bàn trong chuyện cổ tích, bảo anh chàng tham lam mang túi ba gang để nó đem đi lấy vàng, anh ta mang túi đến sáu gang, thì vàng nặng quá làm rơi cả người lẫn của xuống vực sâu là phải lắm.

Trong tham lam đã dấu sẵn mầm hình phạt. Và trong giận giữ cũng như thế. Muốn phá hoại được kẻ thù, thì ít ra ta cũng phải tự thiêu đốt mình đến một nhiệt độ cao lắm. Kẻ giận giữ là một nạn nhân đang phát hoả. Muốn châm lửa vào dầu, cái đuốc của mình phải cháy trước. Khi làm hại ai một phần nào là đã tự hại mình nhiều lắm. Rốt cuộc đau đớn nhất lại là mình.

Và trong sự khinh mạn, ai là kẻ bị trừng phạt nặng hơn, người khinh mạn, hay kẻ bị khinh mạn ? Người nhìn cuộc đời ở đâu cũng thấy sự đê hèn xấu xí, hay cuộc đời mà người kia tưởng xấu xí đê hèn ? Em hãy tưởng tượng, có một hình phạt nào đau đớn cho bằng một kiếp không thấy được gì là đẹp đẽ, cao quí để ngưỡng mộ, tôn thờ? Cái bĩu môi khinh bỉ thường trực ai ngờ cũng là một cử chỉ vấy bùn lên bao giá trị của cuộc sống, và cuộc sống đối với người bĩu môi, bỗng không mà trở thành tanh hôi mà không sao thở được. Họ sẽ chết bởi hơi ngạc của kiêu mạn xông lên. Đó là chỉ nói qua mầm hình phạt nằm sẵn trong tánh xấu căn bản: tham giận, kiêu căn mà thôi.

Bao nhiêu tội lỗi, bấy nhiêu hình phạt đều phát ra tự đấy. Kẻ mê mờ, u tối, không hiểu như thế. Họ cứ nơm nớp lo sợ bị trừng phạt, và cầu xin tha thứ, hay khôn khéo dấu che tội lỗi. Đâu biết rằng mỗi tội lỗi cũng là một hình phạt, và cái hình phạt nặng nhất của người là phải mang nhiều tội lỗi đến nỗi tâm hồn người đã bị tràn ngập mất trong vũng thối tha. Họ đã tự đắm mình lấy mà không hay.

Một hôm tham lam, giận giữ, kiêu mạn, sau khi đã kết hợp được một lực lượng rất lớn ở trần gian, bàn nhau trả thù đức Phật Thích-Ca vì chúng đã bị ngài đánh bại ở dưới góc Bồ-Đề, hơn hai ngàn rưỡi năm trước. Chúng chia nhau các ngã đường đi lùng bắt Phật. Nhưng không gặp Phật ở đâu cả, đã là tham lam, giận dữ, kiêu mạn thì làm sao gặp được Phật, như người đui làm sao thấy được ánh sáng ? Một ý tưởng u mê, vì dù u mê cũng vẫn là ý tưởng, một ý tưởng u mê đã nảy ra trong đầu óc chật ních dục vọng của chúng. Phật trốn vào chùa trong các tượng Phật. Thế là đội lốt người vào, chúng tìm đến chùa to nhất có tượng Phật vàng, xúi dục bởi tham lam. Chúng thay phiên nhau vào trả thù, theo từng sở năng của chúng, kiêu mạn giành đi đầu, kiêu mạn thì bao giờ có chịu đi sau ai ? Sau khi nhờ tham lam bẻ khoá, nó đĩnh đạc bước vào chùa . . .

Đêm đã khuya, chùa tịch mịch, vài thoáng hương trầm của buổi lễ chiều còn xót lại bay phảng phất trong không gian. Ngọn đèn dầu nhỏ toả ánh sáng mờ quanh điện thờ, đủ để gây huyền bí. Đức Phật điềm nhiên ngồi trên toà sen, đôi môi nở nụ cười im lặng.

Kiêu mạn đi vào, khinh khỉnh ngước nhìn Phật, và sực nhớ đến mối thù xưa, cất tiếng thoá mạ. Càng thoá mạ lại càng như được kích thích, kiêu mạn cất tiếng cao dần. Bỗng nó ngừng lại ngạc nhiên vì nghe như có tiếng ai đáp lại, nhưng mỗi lần nó ngừng thì tiếng ai cũng im bặt, và hễ nó thét lên thì tiếng ai cũng thét theo, dữ dội gấp bội. Kinh dị quá, nó bưng đầu chạy ra. Những tiếng thoá mạ của chính nó, vang dội khắp nơi, đuổi theo nó ra tận cửa chùa.

Giận giữ sấn vào, xách một thùng nọc độc. Nó múc từng gáo nước độc xối vào tượng Phật, nhưng tượng trơn, phẳng lì, nên nước độc cứ xuôi chiều chảy xuống, không dính lại một giọt nào. Điên tức, nó bưng cả thùng nọc độc tạc vào tượng, và nước độc vào tượng tung toé dội bắn vào mình nó. Hoảng hốt, nó lảo đảo tháo lui, khắp mình nghe nhứt nhối như bị muôn ngàn nọc rắn độc mổ.

Tham lam vội vã chạy vào, nó vác theo một cái xẻng, định vào xắn dần tượng Phật cho trút đổ. Như vậy, vừa trả được thù xưa, vừa thoả được lòng tham vọng. Thế là nó cứ cặm cụi nắm xẻng xắn vào phía dưới tượng. Một lát xắn, một miếng vàng rơi. Đống vàng càng cao, càng dục lòng tham hăng hái . . .

Nhưng tượng Phật bị đào sâu phía dưới, mất thăng bằng đổ nhào xuống, đè bẹp lên mình tham lam. Trong lúc vùng vẫy để thoát ra khỏi đống vàng nguy hiểm ấy, tham lam sực nhìn lên và thấy trên môi hiền từ của Phật, vẫn còn nguyên nụ cười im lặng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4930)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5050)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4422)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4085)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4679)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4142)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3577)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6859)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6930)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5031)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]