Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Làm điều thiện, tránh điều ác

25/02/201111:36(Xem: 4475)
9. Làm điều thiện, tránh điều ác

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Làm điều thiện, tránh điều ác

Cái Thiện phải được thể hiện một cách sinh động, muôn màu muôn vẻ trong đời sống hiện thực. Lòng hướng thiện tiềm ẩn từ sâu thẳm bên trong tâm hồn mỗi người, nhưng lại được thể hiện hết sức cụ thể ra bên ngoài qua nếp sống, qua cách ứng xử với mọi người xung quanh, qua những việc làm cụ thể trong cuộc sống mỗi ngày, chứ không phải chỉ là những lời nói suông.

Nếu lâu nay bạn chỉ sống với phương châm: “Tôi không làm điều gì hại ai cả!”, thì bạn vẫn chưa lột tả hết được bản chất tốt đẹp và ý nghĩa phong phú của cái Thiện. Không làm điều gì hại ai cả, mới chỉ là một trong những biểu hiện sơ đẳng nhất trên con đường vươn tới cái Thiện mà thôi. Và nếu chỉ dừng lại ở mức độ đó, thì tức là chúng ta đang đi trên con đường “nửa vời” vươn tới cái Thiện. Điều tích cực hơn nữa là chúng ta phải thể hiện được cái Thiện bằng cách chủ động làm thật nhiều điều thiện, điều tốt đẹp cho người khác, cho cuộc đời mà ta đang sống... Có như vậy, những việc làm tốt mang tính cụ thể, thiết thực – bắt nguồn từ lòng hướng thiện của ta – mới có tác dụng lay động tâm hồn người khác, mới có sức cảm hóa con người.

Trong cuộc sống thực tế hằng ngày, chúng ta không nên ngồi một chỗ để mơ mộng những điều phi thực tế, càng không nên thụ động chờ đợi thiên hạ hướng thiện hết rồi thì mình mới chịu hướng thiện. Xã hội muốn tiến bộ thì không thể thiếu những con người dám can đảm, khai lối mở đường và tạo niềm tin, niềm hy vọng cuộc sống cho nhiều người khác. Nói chung, cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những đóng góp tích cực. “Không làm hại ai cả” mới chỉ là cái Thiện thụ động. Tích cực đóng góp cho đời mới là cái Thiện chủ động. Có một điều chắc chắn là, khi nỗ lực sống và hành xử theo điều thiện, bạn sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Nếu lâu nay chưa quen với nếp sống hướng thiện, bạn đừng vội khởi đầu bằng những việc làm quá to tát. Trái lại, hãy kiên trì thực hành lòng hướng thiện từ những việc tốt nho nhỏ mỗi ngày: lời nói đi đôi với việc làm, không xả rác nơi công cộng, không đổ nước thải ra đường làm ô nhiễm môi trường và khiến người khác đi đường bị trượt chân té ngã, dắt người già qua đường, không khạc nhổ bừa bãi ngoài đường, không phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông mà làm khổ người khác, không hút thuốc trong phòng để tôn trọng sức khỏe của người khác, biết mở nhạc vừa đủ nghe để không làm phiền giấc ngủ và nếp sinh hoạt của nhà hàng xóm...

Tuy tấm lòng lương thiện không phải bỗng chốc mà có, nhưng chính qua những việc tốt nho nhỏ ấy sẽ dần hình thành trong ta khát vọng hướng thiện, yêu mến điều thiện, để ngày càng vươn tới điều thiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta hãy nhớ tới những người mà cuộc đời mình từ nhỏ đến giờ mình đã mang nặng ơn sâu: cha mẹ sinh ra mình, những người đã cưu mang, đã nuôi sống mình, giúp đỡ mình trong cảnh hoạn nạn... Lòng hướng thiện đòi hỏi ta phải biết ơn tất cả – bởi nếu không có những tấm lòng tốt của những con người cao cả đó thì bản thân mình đã không có được ngày hôm nay!

Chính vì mang ơn người khác, mang ơn cuộc đời mà chúng ta có trách nhiệm phải trả ơn người khác, phải làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho cuộc đời này! Mỗi chúng ta cần nỗ lực thấu hiểu hoàn cảnh sống, quan tâm đến những khó khăn của mọi người trong cộng đồng: nơi làm việc, nơi sinh sống và trong xã hội. Chúng ta cần thể hiện những hành động nói lên những phẩm chất cơ bản nhất của lòng hướng thiện, như lòng can đảm, dám hy sinh, dám giúp đỡ người khác một cách vô vị lợi, như truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách.

Cuộc sống ở thời nào cũng không thiếu những người nghèo đói, đau khổ và lầm than! Rất nhiều khi chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người khác, để cảm thông, chia sẻ với mọi buồn vui, khó khăn của người khác. Thậm chí, nhiều khi chúng ta phải dám hy sinh một phần quyền lợi của bản thân để có thêm điều kiện giúp đỡ những người xung quanh. Mỗi người hãy tích cực đóng góp những điều tốt đẹp để góp phần thay đổi xã hội – dù biết rằng những gì bản thân mình đóng góp được là rất nhỏ.

* * *

Mỗi khi làm được bất cứ một việc tốt nào đó, niềm cảm xúc hân hoan trong lòng ta sẽ ngân vang mãi. Khi có lòng hướng thiện, chúng ta sẽ có cái nhìn khác hẳn về xã hội, về thiên nhiên, về con người. Nỗ lực sống hướng thiện sẽ dần dần giúp ta lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Chúng ta sẽ nhận ra cuộc đời này đáng yêu và đáng sống biết bao. Lòng hướng thiện đem lại cho ta niềm tin tưởng vào con người, vào cuộc sống, để rồi lạc quan vươn lên. Trái lại, thiếu vắng lòng hướng thiện sẽ rất tai hại, vì khi nhìn vào cuộc sống ta sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chê, chỉ nhìn thấy những điều xấu và chẳng còn khát vọng vươn đến những điều tốt đẹp.

Những gì tốt đẹp mà chúng ta làm mỗi ngày luôn có sức hút mạnh mẽ và sức lan tỏa rộng rãi đến người khác. Mỗi một hành động tích cực của chúng ta có thể ví như một ngọn nến, thắp sáng lên những điều tốt đẹp để đẩy lùi dần bóng tối của những gì xấu ác. Nhờ đó, những gì là đau khổ, bất công và tội lỗi sẽ được loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội. Chỉ khi nào mỗi chúng ta nghĩ và làm được như vậy thì xã hội mới dần trở nên tốt đẹp hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 9296)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
22/01/2012(Xem: 6833)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
21/01/2012(Xem: 17231)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
21/01/2012(Xem: 7939)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
19/01/2012(Xem: 6206)
Chu Mạnh Trinh là khách hành hương tới Hương Sơn để hưởng thú "bầu Trời, cảnh Bụt" nhưng thật ra là đang viếng cảnh biển xanh biến thành nương dâu đang hiện tướng trong tâm thức cuả chính mình. Chim ríu rít cúng dường hoa trái, cá lặng lờ vùng vẫy nghe kinh; là khi Tâm kinh biến thành Chân kinh
18/01/2012(Xem: 10062)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8096)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7333)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12447)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8710)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]