Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Nhìn vào thực tế cuộc sống

25/02/201111:36(Xem: 4812)
1. Nhìn vào thực tế cuộc sống

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Nhìn vào thực tế cuộc sống

Nói đến lòng hướng thiện, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã thấm nhuần biết bao bài học, tư tưởng đạo đức của muôn thế hệ cha ông để lại: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”... Trong ý thức của dân tộc ta luôn đề cao cái thiện, đấu tranh chống cái xấu cái ác: “Ở hiền, gặp lành”, “Ác giả, ác báo”, “Gieo gió, gặt bão”... Có thể khẳng định, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng, đề cao lẽ sống hướng thiện cùng các giá trị đạo đức, lấy đó làm thước đo cách cư xử giữa người với người trong đời sống xã hội.

Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi chúng ta chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi những giá trị đạo đức tốt đẹp mà gia đình nói riêng, nhà trường và xã hội nói chung đã dày công giáo dục chúng ta. Những bài học đạo đức này đã sớm định hình và củng cố trong bản thân mỗi chúng ta niềm tin tưởng nơi cái Thiện, tin tưởng nơi những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống.

Theo năm tháng, chúng ta dần khôn lớn, thoát khỏi khung cảnh êm đềm của cuộc sống dưới mái gia đình, phải sống tự lập, mỗi ngày va chạm với những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, chúng ta nhận ra rằng, việc sống theo những giá trị đạo đức tốt đẹp mà mình đã được giáo dục trước đây hoàn toàn không phải điều đơn giản.

Trong đời mình, hẳn có khi nào đó bất chợt bạn muốn suy nghĩ, xem xét lại tất cả những giá trị đạo đức mà mình đã được giáo dục từ gia đình, nhà trường ngay từ thuở ấu thơ? Liệu giờ đây bạn có còn nuôi dưỡng trong tâm hồn mình niềm tin vững chắc vào các giá trị đạo đức ấy? Hay lúc này đây, khi phải đứng trước những thực tế cuộc sống đầy cay đắng phũ phàng, niềm tin vào các giá trị đạo đức của bạn đang bị xói mòn, dao động và có nguy cơ sụp đổ? Hay thậm chí, bạn đã không còn tin tưởng gì vào các giá trị đạo đức cao đẹp ấy? Những điều tốt đẹp mà bạn học được từ thế hệ đi trước và từ sách vở liệu có còn một giá trị thuyết phục nào đối với bản thân bạn hay không? Và nhất là, bạn có dứt khoát lựa chọn cho bản thân một lối sống hướng thiện hay không?

Trong cuộc sống kinh tế đầy khó khăn ngày nay, rất nhiều người đang phải vất vả, bận rộn chạy đua với công việc và thời gian. Thậm chí, chúng ta còn phải tranh đua, phải làm lụng rất cực nhọc, vất vả mới kiếm được đồng tiền nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất trong cuộc sống. Trong bối cảnh của một xã hội mà sự thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân được đánh giá qua những thành quả vật chất, thì việc đề cập với thế hệ trẻ một nếp sống hướng thiện quả thực là một vấn đề đang gặp phải những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng này không được khắc phục một cách hiệu quả thì tương lai xã hội mai này sẽ không thể tránh khỏi một bộ phận những người có lối sống đơn thuần chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí mỗi ngày không thiếu những bài viết đề cập đến rất nhiều vụ việc kinh doanh gian dối của những kẻ thiếu lương tâm đạo đức, chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Biết bao vụ việc sai trái, tiêu cực trong đời sống xã hội chỉ được người ta hô hào khắc phục chung chung mà trên thực tế qua nhiều năm vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để khắc phục...

Nhìn vào cuộc sống thực tế mỗi ngày, bên cạnh những điều tốt đẹp, chúng ta có thể thấy vẫn tồn tại rất nhiều hành vi chướng tai gai mắt, thiếu đạo đức, phi văn hóa, chẳng hạn như: tình trạng xả rác bẩn bừa bãi trên đường phố, vi phạm luật giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, nói tục, chửi thề, xô xát, đố kị, ganh ghét, trộm cắp, tham lam và vô vàn những điều xấu, thậm chí cả những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng...

Điều đáng nói là, bất cứ một hành vi xấu ác nào cũng mang lại tác hại cho xã hội, chứ không chỉ tác hại cho riêng kẻ đã gây ra hành vi đó. Thậm chí, rất nhiều trường hợp chúng ta không làm điều xấu, không góp phần vào việc gây ra hậu quả, nhưng hậu quả tồi tệ mà kẻ khác gây ra vẫn ảnh hưởng đến bản thân mình và mình phải gánh chịu.

Cứ nhìn vào những thực tế phũ phàng, những trớ trêu, ngang trái đó trong cuộc sống, ta nhận thấy, dường như chỉ có những người lương thiện là phải gánh chịu mọi nỗi bất công, thiệt thòi, còn những kẻ gây ra điều xấu, điều ác thì vẫn cứ sống phây phây, thậm chí có khi còn sung túc, no đủ nữa...

Khi phải chứng kiến quá nhiều những hành động mang tính chất tầm thường, bỉ ổi, phạm pháp... của kẻ khác, diễn ra nhan nhản hằng ngày trong đời sống xã hội, chúng ta dễ có nguy cơ đánh mất niềm tin vào cái thiện, vào những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống. Điều đó cũng là dễ hiểu.

Thật vậy, nếu nhìn ở đâu cũng chỉ thấy những điều tội lỗi xấu xa, thì bản thân ta rất khó có thể sống hướng thiện. Khi phải sống trong tâm trạng như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật là u ám. Chúng ta càng dễ có khuynh hướng bị chao đảo tinh thần, lệch hướng trong hành động, thậm chí, muốn buông xuôi mặc kệ cuộc đời muốn ra sao thì ra!

Thế nhưng, liệu có đáng để chúng ta vì những lý do như vậy mà đi đến chỗ lẫn lộn vàng thau, không còn phân biệt được thế nào là đúng - sai, thật - giả, tốt - xấu, chính - tà hay không?

Liệu chúng ta có nên vì những lý do như vậy mà ngoảnh mặt làm ngơ, mặc kệ cuộc đời muốn ra sao thì ra không? Và nhất là, liệu chúng ta có nên vì những lý do như vậy mà tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thất vọng, không còn tin rằng cái thiện có khả năng chiến thắng cái ác?

Liệu thực tế cuộc sống phũ phàng có khiến bạn muốn bỏ mặc, tự buông xuôi cuộc đời mình ra sao thì ra không?

Trong bối cảnh cuộc sống có nhiều chuyện nhiễu nhương như vậy, bản thân ta lại luôn phải hối hả, gấp gáp, đua tranh vì cuộc sống, liệu chúng ta có còn đủ thời gian để băn khoăn, để lắng đọng những suy nghĩ về lẽ sống hướng thiện của đời mình hay không?

Phải chăng, sự khủng hoảng tinh thần của một bộ phận những người trẻ hôm nay chính là ở chỗ họ đang đánh mất niềm tin vào con người và cuộc sống?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2015(Xem: 9039)
Đây là hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh Đạo Phật Giáo trên Thế giới tham dự đại hội về việc thọ giới Tỳ kheo ni, theo tin thần Tứ Phần Luật cho những vị ni cô tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Hamburg Đức Quốc ngày 20/7/2007. Trong đại hội này có HT Phương Trượng Thích Như Điển, HT Thích Quảng Ba (đến từ Úc), Giáo sư tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, và SC Thích Nữ Hạnh Trì đồng phó hội.
09/10/2015(Xem: 9793)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
09/10/2015(Xem: 8858)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
09/10/2015(Xem: 7181)
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.
09/10/2015(Xem: 9030)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 17265)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17121)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 6990)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9498)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53681)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]