Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Ngày Giỗ Má

25/02/201110:43(Xem: 5011)
10. Ngày Giỗ Má

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

NGÀY GIỖ MÁ

Đứa em nhắn tin... mấy chị điện thoại... tôi cũng hô hào réo gọi, chỉ với một nội dung cũ rích: “Nhắn về đám giỗ má.” Đứa nào đứa nấy làm như chỉ có mỗi mình mình là biết lo xa, là nhớ ngày cúng má vậy. Ừ, mà cũng có thể lắm chứ! Bởi cuộc sống mưu sinh đầu tắt mặt tối hay nhởn nhơ trên đường danh lợi cũng đều dễ làm cho con người ta quên bẵng đi những gì đáng nhớ. Chừng khi sực tỉnh ra thì thường là trễ tràng.

Nhưng nói gì thì nói, khi cha mẹ mất rồi thì đến đứa con cứng đầu cứng cổ, nghịch ngợm, lì lợm cỡ nào cũng nghe lòng trống trải quạnh hiu và da diết nhớ nhung mỗi khi chiều muộn. Huống hồ là bọn tôi, dẫu không ít lần làm phiền lòng má nhưng xét ra cũng không đến nỗi bị người đời nguyền rủa. (Chà! nếu để thiên hạ kêu rêu chắc có nước độn thổ luôn quá!).

Cho nên, việc anh chị em tôi xót xa, hoài vọng “ân đức sinh thành” hẳn là chuyện rất đỗi bình thường, chẳng có gì ghê gớm, dữ dội. Nhưng bình thường không có nghĩa là tầm thường. Xin đừng hiểu lầm rồi phớt lờ, cho qua việc khắc cốt ghi tâm công cha nghĩa mẹ nhé!

Thật ra, kể từ ngày má nằm thật yên, ngủ giấc ngủ dài không bao giờ thức nữa thì gia đình tôi mỗi đứa một nơi, mỗi người một ngả. Hoạ hoằn lắm một năm mới gặp mặt đôi ba lần, bằng không thì chỉ ngày giỗ má mới sum họp được thôi.

Chúng tôi luôn cố gắng thu xếp công ăn việc làm để về đúng ngày giỗ má. Về không phải để tổ chức cúng kiếng nổi đình nổi đám gì, mà cốt là anh em đoàn tụ. Do đó, không cứ gần ngày giỗ má chúng tôi mới tất tả gọi nhau mà ngay cả hơn nửa năm về trước là tụi này đã liên lạc nhắc nhủ nhau rồi. Báo trước như vậy không phải sợ quên ngày, mà chủ yếu tranh thủ thời gian tới ngày cúng má về cho đầy đủ.

Năm nào cũng thế, chỉ với mâm cơm chay đạm bạc thôi mà mặn nồng tình nghĩa. Anh em tôi quây quần bên nhau để mà nhớ mà thương, mà nhắc xa nhắc gần, mà sẻ chia buồn vui gia tộc, và cũng là để hâm nóng lại tình thâm máu mủ.

Thiệt tình mà nói, ngày cúng má đúng là dịp để con cái của má gặp lại nhau, chớ nói là tưởng nhớ, tưởng niệm thì hổng lẽ chỉ tới ngày này mới làm được thôi sao? Có điều, cái tưởng nhớ hằng ngày thường riêng lẻ, dễ tản mác giữa dòng đời chen chúc này lắm.

Còn chuyện má có theo hương khói về chứng giám cho đàn con hay không thì tôi mù tịt. Tôi chỉ biết rằng hình ảnh người mẹ hiền sớm hôm dầu dãi mưa nắng tảo tần vẫn hằng in đậm trong tâm trí tôi. Nếu hỏi ra cái gì gợi nhớ thì vóc dáng nhỏ em là giống má hơn hết. Nhất là khuôn mặt. Ai cũng nói, nhìn nó là nhớ tới má tôi. Còn nó, mỗi lần soi gương chẳng biết có phát hiện ra nó giống má hay không khi ngày má về đất nó hãy còn khờ khạo?

Điều này tôi cũng không rõ. Tôi chỉ thấy là nó cũng y hệt như tôi, mỗi khi gặp chuyện gì buồn là rơi lệ. Nhưng tôi thì còn kể lể này nọ nọ kia chớ nó tuyệt đối một mực im ru như để lắng nghe giọt vắn giọt dài lăn xuống bờ môi mặn đắng.

Nó không nói nhưng tôi cũng hiểu là nó đang bị “sốc” vì thói đời đen bạc, vì chưa kịp quen va chạm sóng gió cuộc đời. Nó có sức chịu đựng hơn tôi mà lắm lúc cũng cam đành khóc với người thân thì phải biết là nó đang bị nỗi đau đớn dồn nén hoành hành cùng cực. Chứ thường thì nó chỉ thui thủi một mình. Hổng biết nó có than thở: “Phải chi còn có má”như tôi hông nữa?

Vâng! Phải chi còn có má để anh chị em tôi chạy sà vào lòng má những khi vấp phải chông chênh dòng đời. Thiết nghĩ, ước ao chẳng của riêng ai, tất cả những người con đều thèm được sự chở che, nâng đỡ, dìu dắt của cha mẹ bên bờ trong đục. (Vậy mà lúc cha mẹ còn, chúng ta đã không để tâm tới sự hiện hữu của người, đã không nhận ra hạnh phúc đích thực trong sự có mặt của cha mẹ. Đến khi cha mẹ mất rồi mới thấy mình hụt hẫng...)

Nhưng nỗi niềm mồ côi thì chẳng khác gì nhau, ai cũng như ai. Mà hình như thân phận kẻ mồ côi thường dễ mau nước mắt. Nó như nằm sẵn đâu đó, chực chờ trong tích tắc, hễ bị khúc mắc, cay lòng là tuôn ra cho hả hê sầu não. Chỉ riêng nói về tôi thôi cũng đủ bực mình rồi. Người gì mà “mít ướt” thấy sợ! Đọc một bài báo, nghe một lời ca, xem một vở tuồng nào... mà có dính dấp đến tình mẫu tử là rơm rớm nước mắt liền.

Có chuyện này mới thật “dở hơi” chứ! Tính ra đâu dăm ba lần gì rồi. Đang ngồi trongên xe buýt đến trường, thường là tôi hay đọc sách, gặp phải câu chuyện viết về mẹ, con mắt tôi bỗng đỏ hoe. Biết thân biết phận mình dễ mủi lòng, tôi cúi mặt xuống làm bộ như bị cay mắt, lấy tay dụi dụi cho qua cơn xúc cảm rồi đưa mắt nhìn qua ô cửa nhỏ ngó nhìn thiên hạ hối hả ngược xuôi hòng xua tan nỗi niềm âm ỉ. Nói chung là tôi cố đánh trống lãng cái trống vắng mênh mông trong lòng cho nỗi nhớ tạm lắng yên.

Mà ngộ thiệt. Người có tâm sự buồn lại thích coi truyện buồn, y như đứa con nít sợ ma cứ ưa đòi nghe kể chuyện ma vậy. Thảo nào, cứ đem thê lương áo não tưới tẩm miết thì thử hỏi làm sao hạt giống muộn phiền không mau sinh sôi nảy nở? Mà nào có ai muốn vậy đâu nè! Chắc tại... với bị... thôi.

À! Còn chuyện này mới là kỳ cục. Đi đám tang nhà người ta không nhờ mà tôi cứ muốn “xúc động” giùm mới bậy bạ chứ. Tang gia hiếu quyến họ thì tỉnh queo bên cỗ quan tài lạnh ngắt giữa tiếng trống nhạc om sòm, còn tôi thì nghèn nghẹn, nước mắt muốn chực trào. Phải chăng tôi đang nhớ ba, nhớ má? Hay vì thương người ra đi, xót xa cho người ở lại? Tôi cũng không rõ nữa. Tôi chỉ thấy rằng sự mủi lòng đeo đẳng như mớ bòng bong rối nùi.

Ồ! Mắc mớ gì mình? Tự dưng lại nhớ ba nhớ má trong lúc này? Cái duyên cắc cớ thật.

Ừ!... Thì ba má mình, mình nhớ, có gì đâu mà mắc cỡ? Chả lẽ, cái thời buổi rộn ràng tất bật hiếm hoi giờ giấc này không có đến một nơi để người ta trút cạn lòng mình? (Còn thản nhiên kiểu như tôi là hơi quá rồi đấy, phải không?)

Bao nhiêu nỗi niềm, cảm xúc, tâm tư phải biết nén lại, đông cứng nó đi, hoặc neo vào một góc kín đáo để thế nhân không liên lụy. Mà có ai ở không đâu để dòm ngó chuyện người dưng nước lã. Cuộc sống vội vàng, hối thúc này đôi khi còn làm cho người ta quên chính bản thân mình nữa là khác. Ừ, chỉ tại tôi ảo giác!

Nhưng thật tình mà nói, tuổi trẻ bây giờ “cứng cáp” đến nỗi dửng dưng lạnh lùng trước những thâm tình. Hay cũng là do cuộc đời vốn dĩ đã quá khổ đau, sầu thảm nhiều rồi nên người ta ngại nhìn thấy nó nữa? Người ta cố tìm cái vui hào nhoáng bên ngoài dù trong thoáng chốc cho qua ngày đoạn tháng. Thì cũng có người “tiến bộ” hơn một chút, tức là thỉnh thoảng cũng săn tìm nguồn cảm xúc mạnh để thử thách con tim mình coi nó còn động đậy hay đã chai sạn rồi? (Cách này nghĩ cũng hay hay!...)

Thế nên, cái chuyện chị em chúng tôi gấp rút gọi nhau kể ra cũng không phải là thừa thải. Nhưng ngặt nỗi là tôi lại hay lằng nhằng có dây có nhợ như vậy đó. Nhắc ngày giỗ má mà nghĩ ngợi lung tung!

TP. HCM, Tháng 3/2007


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6574)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8175)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7212)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6364)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4884)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6556)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5147)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5605)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5763)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8483)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]