Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Hồi Ức Về Ba Tôi

25/02/201110:43(Xem: 5772)
7. Hồi Ức Về Ba Tôi

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

HỒI ỨC VỀ BA TÔI

1.

Ba bị suyễn mãn tính. Má cũng thường hay nói là từ nhỏ ba chỉ có mỗi việc là đi học thôi, không làm gì động tới móng tay cả, vì bà nội cưng ba lắm. Công việc thư ký, thông dịch cũng nhẹ nhàng thích hợp với ba. Ba chưa từng lao động nặng. Bây giờ lại thêm mắc chứng bịnh suyễn nên sức khỏe ba không được tốt. So với bạn bè cùng tuổi thì ba yếu hơn nhiều.

Thế nhưng...

Một lần nọ, khi đang làm ở công sở, chợt có người đến báo tin rằng anh N bị bí đái, Ba tức tốc ba giò bốn cẳng chạy về nhà. Không cần hỏi han, ba xốc anh N lên lưng, cõng đi phăng phăng từ trên lầu xuống rồi đến thẳng nhà thương. Cả nhà lo sợ. Hình như lo cho anh N thì ít mà sợ cho sức khỏe của ba thì nhiều (vì lúc đó anh N cũng đã lớn rồi). Ồ không, hồi hộp cho cả hai chứ!

Ba đi đi lại lại trước phòng cấp cứu mà quên cả việc mình đang hổn hển. Tới khi được bác sĩ cho hay là anh N ổn rồi thì ba mới thở phào nhẹ nhõm. Hú hồn hú vía. Trái tim ba cũng đang loạn nhịp tứ tung.

2.

Ba dừng xe trước cửa rào. Phía sau yên là một bao gạo to tướng. Nghe tiếng ba, tôi bước ra tức thì. Ba kêu tôi phụ khiêng bao gạo vô. Tôi nói khỏi, để tôi vác một mình được rồi. Ba nhìn tôi (chắc hơi do dự).

Thiệt lẹ, tôi bốc bao gạo lên đem thẳng ra nhà sau, đổ vào khạp. Ba đi đằng sau, cười tươi tắn.

Trưa, ba đem cơm ra tiệm cho má. Vừa bước vô cửa, ba nói liền: “Thằng H (tên tôi) nó mạnh lắm bà à! Bữa nay, tôi mua gạo về nó ôm bao gạo đem vô nhà một mình gọn khô hà.” Má tôi cười nói tỉnh bơ: “Ừ, thì nó lớn rồi chứ bộ!” (Tuy nói vậy nhưng với tình cha tình mẹ thì chẳng có đứa con nào là lớn cả đâu!)

3.

Đối với người dân miền Tây thì vùng Thất sơn “năm non bảy núi” được coi là vùng “Thánh địa linh thiêng”. Dân mần ăn buôn bán thường tới đó cúng lễ cầu xin phò hộ cho được mua may bán đắt (hổng biết có được không? Thì cứ tin vậy!).

Má tôi thì cả đời bận bịu với cửa hàng thuốc tây ở chợ nên suốt năm chỉ rỗi rảnh có ba ngày Tết để đi chùa, còn bình thường thì chuyện lễ hội đình đám cúng kiếng gì đó đều giao khoán hết cho ba. Má chỉ ở phía sau hưởng ứng, ủng hộ cho việc đi đứng phải trái của ba thôi. Nên mấy năm liền, vừa nghỉ hè là tôi lại được ba dắt đi núi chơi. Tôi thích leo núi Cấm nhất. Núi cao vút, rừng cây rậm rạp, mát mẻ và thoát tục. Còn khu vực núi Sam, miễu Bà Chúa Xứ ồn ào, phức tạp, tôi chỉ dạo thoáng qua.

Nói về leo núi thì tất nhiên là tôi khỏe hơn ba nhiều. Vậy mà ba cứ nhắc chừng chừng, sợ tôi trượt chân, tuột dốc.

Tôi đi đâu thì phải đi với ba. Đó là sự nhất trí đồng tình của cả ba và má. Tôi chưa từng được đi chơi xa một mình.

À! Có một lần tôi được phép đi du lịch mình ên.[19]Nói mình ên là vì không đi với ba chứ thật ra là đi cùng cả đoàn lận. Nhưng dẫu sao, lần đầu tiên đó đã mở màn cho những chuyến ngao du đơn độc của tôi sau này.

Vâng! Cũng trong năm đó, vào dịp tết, ngôi chùa gần nhà tôi có tổ chức đi “hành hương thập tự” hai ngày ở Hà Tiên. Tôi năn nỉ, nhăn nhó, xin riết, cuối cùng ba má mới đồng ý cho đi với điều kiện là tôi không được tắm biển (vì không biết lội) và phải đi chung với cô H, người mà ba nhờ canh chừng tôi giùm.

Tôi nghĩ, đi với nhà chùa hẳn là ba má yên tâm rồi. Ai dè, chắc còn thấy lo lo nên ba lên chùa, mấy bận gởi gắm tôi cho quý sư và cô chú Phật tử lớn tuổi dòm ngó giùm. Má nói, có như vậy lòng ba mới thôi thấp thỏm.

4.

Đã thành thông lệ của gia đình tôi, cứ sáng mùng một Tết là ba má dẫn anh em tôi qua bên nhà ông nội đốt nhang cúng ông bà và mừng tuổi ông nội.

Năm nay, khiến xui gì đó mà chúng tôi đi trễ. Đang lúc chuẩn bị thì chú tôi báo tin ông nội mất. Ba tôi vội vã đi liền. Ra tới cửa rào rồi vẫn còn nói với vô biểu má dẫn anh em tôi qua sau.

Ở nhà nội không biết đã xảy ra “chiến sự” gì mà mấy cô tôi cứ cằn nhằn cẳn nhẳn, hằn học ba miết. Không kiềm chế được lòng tự trọng đàn ông, ba lạy ông nội ba lạy rồi bỏ về thẳng một nước. (Chuyện này tôi chỉ nghe kể lại.)

Về tới nhà, ba không nói không rằng mà chỉ lặng lẽ khóc một mình. Má hỏi riết, ba cũng chỉ thẳng thừng: “Khỏi qua.”

Thế là suốt mấy ngày tang tóc của nội, cả nhà tôi cũng đìu hiu. Không khí Tết biến đâu mất tiêu biệt dạng. Buồn héo hắt. Mà tôi cũng không hiểu sao hồi đó má không khuyên ba và dắt bọn tôi qua để tang nội. Kệ mấy bà cô chứ! Ở nhà cũng chẳng có gì vui. Cả ngày ba không nói một lời, cứ ngồi đó mà rơm rớm nước mắt để nghe nỗi đau xé lòng xé dạ.

Tới hôm đưa nội đi chôn. Từ sáng sớm ba đã đứng bên cửa sổ. Xe tang chạy ngang qua nhà. Ba lặng nhìn theo đến khi dòng người mất hút mà gặm nhấm niềm đau tiễn nội về nơi an nghỉ cuối cùng.

Mấy ngày sau, ba vẫn cơm canh cúng nội đều đặn. Duy chỉ có điều là không nghe ba nhắc gì đến chuyện nhà nội. Tuyệt nhiên không.

Sau này, khi lớn lên chút đỉnh tôi có ý thầm trách sự “cứng ngắc” của ba má và hối tiếc cho sự tự ái nông nổi của ba đã gây nên lầm lỗi. Cũng có thể là tôi chưa thật sự thấu hiểu cho tình cảnh của ba má. Nhưng rõ ràng sự bực tức của ba ngày ấy đã làm cho tình cảm dòng họ bên nội vốn đã rạn nứt từ lâu nay lại càng thêm vỡ nát.

À! Thì ra ba với mấy cô chỉ là anh em cùng cha khác mẹ. Ủa, mà sao lạ vậy? Chứ chẳng phải má vẫn thường hay nói là ba rất có hiếu với bà nội kế? Huống chi!...

5.

Hôm tôi thi tốt nghiệp cấp 2, ba dậy thật sớm, chuẩn bị sẵn mọi thứ cho tôi.

Ba đến trường lúc nào tôi cũng không biết. Khi thấy tôi thi xong ra sớm là ba lên tiếng kêu tôi hỏi liền “Làm bài được không con?” Tôi gật đầu chắc chắn: “Đạt điểm khá trở lên, dư sức.” Ba khẽ cười, mắt hướng về dãy phòng khuất sau cánh cổng như đang hồi tưởng lại thời niên thiếu. Ba nói hồi nhỏ ba cũng học ở đây. Trường lớp xưa vẫn vậy, chỉ có không khí thi cử là khác thôi. Ba không nói là khác cái gì, khác như thế nào? Tôi cũng không hỏi thêm.

Tôi kêu ba về trước đi vì tôi còn đợi vài thằng bạn nữa. Ba ừ rồi im lặng. Mắt dõi nhìn xung quanh tìm kiếm giúp tôi mấy thằng bạn trong từng tốp học sinh đông đúc đang đổ xô đi ra.

Về nhà, tôi hơi nhăn nhó chuyện ba tới trường chi cho mệt hổng biết nữa. Tôi đi thi một mình được mà, có gì đâu.

Hôm sau, bữa thi cuối, quả thật ba không đến trường. Tôi đinh ninh như vậy. Nhưng sau này nghe má nói lại là ba vẫn âm thầm theo tôi mỗi buổi sớm trưa suốt hai ngày thi ấy. Và vì không muốn cho tôi nhìn thấy nên ba đứng khuất phía bên kia góc đường. Tôi thì chỉ ngại mỗi việc là bạn bè chọc mình lớn rồi mà còn nhõng nhẽo đòi ba đưa rước. Ồ! Chỉ có vậy thôi.

6.

Hè năm lớp 9, thơ tôi được đăng trên “Trang viết học trò” báo Kiên Giang. Người đầu tiên phát hiện ra bài thơ là ba.

Ba vẫn thường đọc báo mỗi ngày. Và dĩ nhiên, ngoài cái chuyện theo dõi tin tức thời sự trên báo, ba đã không quên ghé mắt đọc vào trang văn thơ học trò khi biết con mình cũng đang tập tành học đòi “chuyện bút mực”.

Ba cầm tờ báo đưa cho má, tay chỉ bài thơ nhỏ của tôi. Ánh mắt ba ngời lên rạng rỡ.

7.

Bẵng đi một thời gian mười mấy năm trời ba mới trở lại thăm ông ngoại và bà con bên má lớn.

Cũng trong năm đó, ba đã về thăm bà ngoại và nói chuyện thật lâu với mấy dì của tôi. Không biết ba linh cảm chuyện gì mà cứ biểu má tôi phải bán nhà về quê ngoại sống. Má tôi mơ hồ trước những suy nghĩ của ba. Đang sống ở Rạch Giá yên ổn, ăn nên làm ra, gia đình ấm êm sung túc, tự dưng ba đòi dọn nhà đi. Đương nhiên là má tôi không chịu rồi. Má nói ở quê ngoại khó làm ăn lắm. Vả lại, anh em tôi sinh ra và lớn lên ở chợ thì làm sao quen với cuộc sống đồng ruộng được. Ở thành thị mọi thứ đều tiện lợi, nhất là chuyện học hành và tương lai của bọn tôi.

Thấy không thể nào thuyết phục được má, sẵn dịp về ngoại lần này, ba tôi kêu mấy dì đốc thúc má tôi về ngoại sống. Dù gì đi nữa, sống ở quê ngoại cũng có bà con dòng họ... Và rồi, chẳng bao lâu, sự mơ hồ của má đã mở ra rõ ràng khi điều linh cảm của ba xuất hiện. Đó là sau lần đi thăm họ hàng về ba đã lâm trọng bịnh. Cơn tai biến mạch máu não đã làm cho nửa thân người ba yếu hẳn. Cũng may là khuya đó má tôi và tôi phát hiện kịp thời, đồng thời nhờ các bác sĩ (bạn của ba má) tận tình cứu chữa nên sức khỏe ba dần ổn định.

Lúc này, ba mới nói rõ lý do ba giục má bán nhà về ngoại ở là vì sợ rằng mai mốt ba mất rồi thì gia đình tôi sẽ bơ vơ nơi quê nội (?). Má tôi thì cũng chỉ ừ ừ cho qua chuyện thế thôi. Bởi má vẫn tin tưởng ở sự chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ của gia đình mà ba sẽ qua khỏi, không sao!

Nào ngờ, chưa đầy năm thì bịnh ba tái phát. Lần này phải đành chịu, không cứu vãn kịp nữa rồi. Cơn nhồi máu cơ tim đã nhanh chóng cướp mất của gia đình tôi một người cha hiền khả kính. Ba lặng lẽ đi vào giấc ngủ ngàn thu!

8.

Sau khi ba mất, má đã kể cho tôi nghe rất nhiều về chuyện của ba. Nhất là tình phụ tử, má vẫn thường nhắc đi nhắc lại.

Thật ra, không phải chỉ có mình tôi hay mấy anh chị con riêng của ba là được yêu thương mà ngay cả mấy chị con riêng của má, ba đều dành trọn lòng lo lắng như nhau. Nhưng vì là đàn ông nên tình cảm bao giờ cũng kín đáo và âm thầm. Chắc vì lẽ đó mà hầu như ít có đứa nào sớm nhận ra được tình thương của người cha.

Chứ như má tôi nói, mà nếu bình tâm nhìn cho thấu đáo thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy và thừa hiểu một điều là con cái có thể không thương cha mẹ, nhưng ít có người cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con!

(Sài Gòn, mùa An cư kiết hạ 2007)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2019(Xem: 7311)
Phần này bàn về cách dùng con và cái thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
13/02/2019(Xem: 6255)
Mắt ta bị bệnh, ta nhìn muôn vật bị nhòe, khiến ta không gọi đúng tên của muôn vật mà ta muốn gọi. Ta cứ gọi hoài, nhưng chẳng có vật nào lên tiếng với ta. Ta bắt đầu thất vọng và buồn chán, chất liệu buồn chán của những chủng tử tâm hành ấy, kích hoạt não trạng của ta, khiến não trạng của ta rỉ chảy ra những sinh chất không lành mạnh gây thiệt hại cho thân tâm ta. Tâm bệnh, thân nào an? Thân bệnh, tâm nào an? Cả thân tâm đều bệnh, bình an của ta nằm ở nơi nào? Xuân của đời ta đang ở nơi đâu?!
09/02/2019(Xem: 7634)
RỘNG MỞ TỪ ÁI Rong-Mo-Tu-Ai Nguyên bản: How to expand love Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Lời người dịch Lời nói đầu Quan điểm của tôi Những giai tầng phát triển Tịnh hóa tâm thức ...
09/02/2019(Xem: 7468)
Vua Lý Thánh Tông người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy Hợi (Trí Bửu) Trước thềm năm mới Xuân Kỷ Hợi 2019 đọc lại lịch sử Việt Nam tìm hiểu về vị vua sinh năm Quý Hợi, người đặt tên nước là ĐẠI VIỆT – nước Việt lớn.
07/02/2019(Xem: 7220)
Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc. Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc. Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tại và hạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.
23/01/2019(Xem: 6516)
Chúng tôi quay trở lại Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật Tích lần thứ 3 trong năm 2018 với mục đích giao lưu và truyền động lực cũng như khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho các em nhỏ sống tại trung tâm. Mỗi một lần đến Trung tâm Phật Tích chúng tôi đều luôn vô cùng bất ngờ và hạnh phúc bởi những gương mặt trẻ thơ, ngoãn ngoãn và đầy hoạt bát của các em
23/01/2019(Xem: 5566)
Đến dự lễ cúng Tất niên tại Chùa Tịnh Quang ở Suối Hiệp, được đọc và nghiền ngẫm lại "Mười Điều Tâm Niệm" ngay tại chỗ, tự dưng thấy hỗ thẹn vô cùng, thấy mình quá yếu đuối, hèn nhát, trước pháp Phật vi diệu mà mình đã từng được nghe, được đọc, được học. Lòng nặng trĩu, bèn lên chánh điện lạy sám hối...
23/01/2019(Xem: 7717)
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng: Tục truyền Tháng Bảy mưa ngâu. Con Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng duyên hai là rằng nợ. Sợi xích thằng ai gỡ cho ra.
17/01/2019(Xem: 7590)
Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ... gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.
17/01/2019(Xem: 6098)
Có những kỷ niệm ta tưởng đã được cất giấu tận đáy sâu tâm hồn và sẽ phải mờ theo thời gian, theo sự đổi thay, sự trưởng thành của ta , nhưng không .....nó không hoàn toàn mất đi ...mà thật ra vẫn tồn tại trong cơ thể ta qua những hình thức vật lý hay khuôn mẫu mà ta ứng xữ và đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã học về nghiệp ....hay nói đúng hơn là những trải nghiệm trong cuộc đời ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]