Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Mùa hè xanh của con

24/02/201109:04(Xem: 4636)
17. Mùa hè xanh của con

VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Mùa hè xanh của con

Ngày ... tháng ... năm ...
Con gái yêu của cha!
Cha đang lật đi lật lại những tấm ảnh cùng lá thư con gửi về từ nơi xa mà lòng bồi hồi xúc động. Đó là những tấm ảnh chỉ mới chụp cách đây khoảng hơn một tuần, trong thời gian con dạy học và làm công tác xã hội nơi vùng đất gần như tận cùng của ổ quốc, trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè anh.
Cha hy vọng, qua chuyến đi này con sẽ hiểu hơn về những trải nghiệm cuộc sống trước đây của cha. Trước đây, cha đã có nhiều gắn bó với vùng đất xa xôi này. Bởi vì, lúc mới vào nghề dạy học, cũng vào dịp hè, cha từng có dịp đặt chân đến nơi đó.
Trong ký ức của cha, đó là vùng đất mà rất nhiều người chỉ vừa nghe nói đến đã ngại ngần, vì những khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Trước khi đặt chân lên vùng đất này, cha đã từng nghe những câu chuyện kể về cuộc sống khó khăn ở nơi này như thế nào. Nhưng hồi đó, với lòng hăng hái của tuổi trẻ, cha nghĩ dù cuộc sống có khó khăn đến đâu thì mình cũng có thể học được một điều gì đó. Bạn bè có nhiều người hỏi cha: "Rồi cậu sẽ xoay sở ra sao khi sống ở nơi khắc đó?" Cha chẳng cần quan tâm đến những câu hỏi đó. Cha tự nhủ, mình cứ mạnh dạn đi đến nơi cái đã, mọi chuyện khó khăn tới đâu sẽ xoay sở tới đó!
Thế rồi cha lặng lẽ từ biệt gia đình và bạn bè, rồi khăn gói lên đường. Cho đến bây giờ, ký ức về chuyến đi vẫn hiện ra trong cha rõ mồn một. Chuyến xe chở cha đi ra khỏi thành phố, những toà cao ốc xa dần phía sau lưng, chẳng mấy chốc, xe đã lăn bánh qua những vùng đất của miền quê. Nhìn ra ngoài cửa sổ xe, cha có thể thấy cây cối xanh tươi hai bên đường đi, không khí bỗng trở nên mát rượi, thật dễ chịu.
Xe dừng ở bến. Từ bến xe này, cha còn phải đi xuồng thêm mấy chục cây số nữa. Từ trên xuồng, nhìn ra hai bên bờ sông, lần đầu tiên cha được nhìn thấy những rặng dừa xanh ngút ngàn ha tự nhủ, ngôi trường của mình cũng sẽ ẩn khuất giữa những rừng dừa như thế này đây.
Cuối cùng, cha cũng đặt chân đến được mảnh đất mình muốn đến. Người chèo xuồng chỉ cho cha đường đi. Thời tiết đang vào mùa mưa, những hạt mưa bụi thổi lất phất trên mặt. Cha còn phải đi bộ thêm một quãng đường nữa. Cha cảm thấy thật bất tiện khi mình cứ phải đi bộ giữa ngút ngàn cây cối như thế này với chiếc áo mỏng manh, thời tiết lạnh lẽo và đôi giày da màu đen của cha đã ướt sũng. Nhưng may mắn thay, cha lại leo lên được một chiếc xe tải nhỏ chở nông sản, ngồi cùng với mấy thanh niên khác, đi nhờ vào làng. Lúc cha đến được ngôi làng thì trời đã xế chiều. Cha hỏi thăm một anh thanh niên đang đi ngược chiều về phía mình, hy vọng anh ta chỉ cho cha tìm ra địa chỉ của ngôi trường.
"Ngôi trường ấy à? Ôi! Tệ lắm!" – Anh ta đáp. "Tôi đã cố gắng dạy ở đây mấy tháng rồi và đang chuẩn bị bỏ về thành phố đây!" Mặc dù ngoài miệng thì nói như thế, nhưng anh ta vẫn tốt bụng mang giúp cha hành lý.
Cha đến nơi. Ngôi trường chỉ có sáu phòng học và một khu nhà dành cho giáo viên. Quả thực, đây là một ngôi trường quá nhỏ bé. Cha đến trình diện hiệu trưởng. Thầy hiệu trưởng dẫn cha xuống giới thiệu với lớp: "Đây là thầy giáo mới của lớp các em!" Các em tròn xoe mắt nhìn cha, rồi bất chợt các em nhao nhao, reo lên: "Thầy giáo mới, chúng mày ơi!"
Thầy hiệu trưởng nói, đã mấy tháng rồi, lớp các em không có giáo viên. Và sự xuất hiện của cha chắc hẳn phải là một niềm hạnh phúc thật sự đối với các em, nên các em mới reo hò một cách vui sướng như vậy! Cha cảm thấy mình đã bắt đầu biết thấu hiểu những nỗi khó khăn của hoàn cảnh học sinh, cùng khát vọng học tập qua từng ánh mắt hồn nhiên của các em đang nhìn cha.
Chắc con không thể hình dung được học sinh của cha hồi đó có những em tóc dài lâu ngày chưa được hớt, áo quần bị rách tà, đứt nút nhưng chẳng có ai đơm lại, có những em đi đôi chân trần đến lớp mà có lẽ quanh năm cũng chẳng hề có khái niệm gì về đôi dép.
Đến lúc cha được nhận phòng, phòng của cha ở chỉ có một cái giường cũ và một cái bàn gỗ rất dài. Nơi này hoàn toàn không có điện, và dĩ nhiên, không thể có truyền hình, cũng chẳng có lấy một tờ báo nào. Tối hôm đầu tiên, cha không phải nấu cơm mà thầy hiệu trưởng nấu cơm cho cha ăn luôn. Các giáo viên ở cùng nhà tập thể cũng ăn cơm mừng sự có mặt của cha. Mọi người chỉ có một ít gạo, một ít nấm, mấy con cá và mấy quả trứng cho bữa tối.
Ăn cơm và trò chuyện với mọi người xong, cha mệt mỏi về phòng và ngủ thiếp đi... Đêm yên tĩnh và tuyệt đẹp. Lần đầu tiên cha được nghe tiếng dế gáy rả rích suốt đêm.
°°°
Cha đã sống và dạy học suốt hơn ba năm ở mảnh đất nơi tận cùng tổ quốc. Suốt những năm dài đó, điều quý giá nhất mà cha đã học được chính là lối sống giản dị. Cha chỉ được ăn những gì mà những người dân chất phác, hiền lành đem đến cho cha mỗi ngày. Cha luôn tự tay mình nấu ăn và giặt quần áo. Hơn thế nữa, cha còn học được cách sống khiêm nhường và biết yêu thương, bởi mỗi khi gặp khó khăn nào đó, cha luôn đón nhận được sự giúp đỡ tận tình của những bậc cha mẹ học sinh hiền lành, lương thiện quanh cha.
Chưa hết, những ngày sống ở đây cha đã học bơi lội, học đánh cá, nuôi gà và đủ thứ linh tinh khác... Vốn sống thực tế và sức khoẻ của cha cũng tăng lên rất nhiều. Bây giờ cha có thể đi đầu trần trong mưa mà chẳng hề biết đến ốm đau hay bệnh tật là gì. Và nhất là, cha đã hiểu được giá trị của lao động và lòng yêu cuộc sống là như thế nào. Con biết không? Cha đã cảm động biết bao khi nhìn thấy những người nông dân quanh cha vất vả đi làm về với tấm lưng ướt đẫm mồ hôi, nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười hạnh phúc với cha, với các em học sinh. Nhiều người vui vẻ tình nguyện chèo xuồng chở các em học sinh qua sông, đưa đón các em đi học mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tính toán tiền công.
°°°
Sau này, khi trở về dạy học ở thành phố, cha vẫn nhớ làng quê ấy da diết. Gần bốn năm gắn bó là cả một khoảng thời gian bất tận với biết bao kỷ niệm tươi đẹp. Cha chẳng bao giờ ân hận khi mình đã từng quyết định về dạy học ở miền quê.
Với người giáo viên, ai chưa từng được đi dạy học ở miền quê là một thiếu sót đáng tiếc. Vì chỉ có những nơi ấy mới thực sự là những nơi cần đến mình nhiều nhất.
Và khi sống thầm lặng, dấn thân ở những nơi ấy, chúng ta tích luỹ được biết bao kinh nghiệm sống bổ ích. Những dịp được đem kiến thức của mình đến với các tỉnh xa xôi sẽ mãi là những ký ức tươi đẹp cho cả đời người gắn bó với nghề dạy học...
Sau này, liệu con có chọn nghề dạy học hay không, cha chưa biết? Vì thế hệ của các con có rất nhiều triển vọng nghề nghiệp và cơ hội để lựa chọn ở phía trước. Nhưng cha hy vọng, mùa hè xanh năm nay của con cũng sẽ đọng lại trong con nhiều ý nghĩa như thế!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2020(Xem: 5675)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 5939)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7424)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9188)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5319)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7085)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
09/08/2020(Xem: 7356)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
09/08/2020(Xem: 6477)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh. Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
08/08/2020(Xem: 6420)
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
08/08/2020(Xem: 5625)
Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]