Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Con là niềm kỳ vọng của cha

23/02/201116:15(Xem: 5433)
19. Con là niềm kỳ vọng của cha

VIẾT CHO CON TRAI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Con là niềm kỳ vọng của cha

Ngày … tháng … năm …

Con yêu của cha!

Cha rất yêu thương con! Và cha luôn tin con là một cậu bé tuyệt vời! Chính vì vậy mà cha mới viết những lá thư này gửi con. Cha hy vọng, những lời cha nói sẽ nhen lên trong tâm hồn con ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương. Con sẽ hiểu rằng, cha yêu thương con và lo lắng cho tương lai của con như thế nào! Bởi lẽ, tương lai của con cũng chính là tuổi già của cha...

Ngồi nhớ lại những năm tháng trước đây, cha có thể cảm nhận được đó là cả một quãng đời rất dài, tràn đầy ý nghĩa và tuyệt vời biết bao khi cha thấy con lớn lên và trưởng thành từng ngày! Dù cha mẹ có mong con cứ mãi nhỏ bé như ngày nào để thương yêu, che chở con trong vòng tay của mình đi chăng nữa, thì con cũng vẫn cứ lớn lên, cứ trưởng thành theo quy luật tất yếu của cuộc sống mà thôi!

Đến hôm nay, con đã vào đại học, con có biết rằng, cha cũng vui mừng chẳng kém gì con đâu!

Dù cha biết rằng, đối với tuổi trẻ như con, ngày nay đại học không phải là lối vào đời duy nhất! Dù rằng, hiện tại chúng ta đã chuyển giáo dục đại học từ chỗ tinh hoa sang đại chúng, và việc học đại học là điều rất đỗi bình thường của rất nhiều người trong xã hội, chẳng có gì quá to tát ghê gớm, nhưng cha vẫn chúc mừng con!

Điều mà cha muốn nhắc con trong ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học, đó là: để có thể hội nhập với cuộc sống, ngay từ bây giờ, con đừng chỉ khép chặt đời mình giữa bốn bức tường của trường đại học rồi cố tưởng tượng ra các yêu cầu của cuộc sống và cố đáp ứng nó; trái lại, con hãy đi ra ngoài, nhìn xem thiên hạ cần gì và nhất là mình thật sự mong muốn điều gì ở tương lai, để lấy đó làm cơ sở điều chỉnh cách học, phác thảo ý tưởng về cách nỗ lực vươn lên ngay từ bây giờ!

Học đại học không có nghĩa là chỉ có học và học! Con hãy gắn những điều mình học với thực tế cuộc sống. Cứ tranh thủ làm thêm những việc mà mình có thể làm được! Làm thêm không chỉ là để giải quyết vấn đề tiền bạc, mà quan trọng hơn, là để được thử thách, học hỏi, để tích lũy kinh nghiệm sống cho nghề nghiệp sau này. Những non nớt, sai sót, ngờ nghệch mà con mắc phải ngày hôm nay sẽ là những bài học bổ ích khi con vào nghề một cách thực thụ sau này!

Những ngày tháng học đại học sẽ là “những cuộc đua” có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của con! Những gì con đang làm hôm nay cũng chính là những nỗ lực vô giá cho ngày mai.

°°°

Con trai của cha! Ngày hôm nay, cha muốn đặt niềm kỳ vọng nơi con. Những ước mơ tươi đẹp nhất thời tuổi trẻ của cha mà cho đến bây giờ cha vẫn chưa thực hiện trọn vẹn được! Những gì cha đang thực hiện còn dang dở, cha luôn kỳ vọng và đặt niềm tin tưởng nơi tương lai của chính con... Chắc chắn con sẽ tiếp bước cha để hoàn tất những ước mơ tươi đẹp đó!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2018(Xem: 5328)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5770)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 4984)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7719)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
29/11/2018(Xem: 6780)
Trong cương vị Thống Đốc tiểu bang Hawaii, bản thân là một Phật tử và là da màu, David Yutaka Ige suy nghĩ thế nào trong thời đại của Tổng Thống Trump, một người Thiên Chúa Giáo không gương mẫu và là một chính khách không tin các nghiên cứu về biến đổi khí hậu? Tạp chí Lion’s Roar đã có bài phỏng vấn Thống Đốc David Yutaka Ige về nhiều phương diện, đặc biệt về suy nghĩ của một Phật tử như Ige. Ông David Ige sinh ngày 15/1/1957, giữ chức Thống Đốc tiểu bang Hawaii từ năm 2014, và tái thắng cử năm 2018. Là một đảng viên Dân Chủ, trước đây từng là Thượng nghị sĩ cấp tiểu bang Hawaii (1996-2014), Dân biểu cấp tiểu bang Hawaii (1985-1995).
27/11/2018(Xem: 7591)
Bài này là phần 3 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm.
26/11/2018(Xem: 6410)
Đêm đã khuya ánh trăng xuyên qua những tàn cây, gấp lại quyển sách còn dang dở, đi dạo một vòng ngoài sân để hít thở, ngước nhìn lên bầu trời cao rộng ánh trăng thật sáng, nhìn trăng nơi nầy lại chợt nhớ ánh trăng năm nào nơi quê nhà. Thế là những ký ức lại ùa về…
24/11/2018(Xem: 5885)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị ân nhân. Sau chuyến hành hương Phật tích India năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại Dharamsala- Himachal India, được cơ hội tiếp xúc với các vị ''ẩn sỹ rừng xanh'' , và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết. Điều quí hóa hơn cho chúng tôi nũa là được quý thiện hữu, pháp hữu phát tâm lành hỗ trợ cho tâm nguyện cúng dường, gieo duyên cùng chư Lạtma, ẩn sỹ tại đây.
23/11/2018(Xem: 7725)
Hơn 40.000 người đã đổ xô để xem bức thư pháp Tâm Kinh lớn nhất thế giới được vẽ của một nhà thư pháp mắc hội chứng Down và được trưng bày tại một ngôi chùa trung tâm của Nhật Bản kể từ tháng 11 năm ngoái.
20/11/2018(Xem: 6537)
Ngày nay, nhân loại tiến vào lãnh vực khoa học đời sống, khoa học vật chất và nhiều lãnh vực khác nhau bằng kiến thức và trí thông minh vượt bậc. Nâng cuộc sống lên tầm mức tiện nghi mà những thế hệ cha ông trước đây chưa được chứng kiến và hưởng thụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]