Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Mỗi người một tính cách

23/02/201116:15(Xem: 5358)
7. Mỗi người một tính cách

VIẾT CHO CON TRAI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Mỗi người một tính cách

Ngày … tháng … năm …

Con yêu của cha!

Con có để ý không? Khi cha nói chuyện với con, cha có cách nói chuyện khác so với khi cha nói chuyện với em gái Diệu Linh của con. Bởi vì, hai anh em con có tính cách khác nhau. Mà vì tính cách của hai anh em con khác nhau như vậy, nên cha phải có cách ứng xử phù hợp với mỗi đứa!

Lúc con còn nhỏ, mỗi khi con giải được một bài toán khó, con có còn nhớ cha thường nói với con rằng: “Con giải được bài toán này chưa có gì xuất sắc lắm đâu! Nhiều học sinh trung bình vẫn có thể giải được!” Nhưng cũng với bài toán ấy, khi em gái con giải được, cha lại khen ngợi: “Con giỏi lắm! Cha tin con sẽ còn xuất sắc hơn nữa!” Con có để ý và thắc mắc tại sao cùng một sự việc mà cha lại có thái độ cư xử hoàn toàn khác nhau như vậy không?

Sở dĩ như vậy là vì, cha biết con là một đứa trẻ hay tự phụ, còn em gái của con thì nhút nhát và kém tự tin hơn con nhiều! Lời nói của cha có thể vừa khắc phục tính tự phụ của con, vừa đỡ nâng tính nhút nhát, tự ti của em gái con, lại vừa làm cho cả hai đứa có thể ngày càng nỗ lực tiến bộ hơn! Nguyên do chỉ vì hai đứa có tính cách khác nhau mà cha phải tìm ra cách ứng xử phù hợp với từng đứa! Con đã hiểu chưa?

Trong cuộc sống xã hội cũng vậy, dù giao tiếp với ai, con cũng phải tìm cách ứng xử sao cho phù hợp với tính cách của mỗi người mà con giao tiếp. Tuyệt đối không hề có một khuôn mẫu cứng nhắc nào cho cách ứng xử với mọi người trong xã hội cả! Sở dĩ có những người đọc sách rất nhiều mà họ vẫn vụng về trong chuyện ứng xử, đó là do họ đọc sách mà chỉ biết làm theo những lời khuyên trong sách một cách hết sức máy móc. Nguyên do không phải là vì sách viết sai, mà chính vì người đọc đã không biết đọc sách một cách sáng tạo, để rồi từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày...

Với chừng đó ý tưởng mà cha vừa gợi mở như vậy, chắc phần nào cũng đã đủ cho con thấy, trong cuộc sống, chính cá tính của mỗi người làm cho sự giao tiếp hằng ngày giữa người với người trở nên hết sức phức tạp. Nhưng cũng chính nhờ mỗi người đều có cá tính khác nhau như vậy mà cuộc sống của chúng ta mới trở nên vô cùng thú vị, phong phú và hấp dẫn... Vấn đề là chúng ta có hiểu được cá tính của từng người để có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp, góp phần làm cho tình cảm giữa con người với nhau trong cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn hay không mà thôi!

Trong công việc sau này, chắc chắn rồi con sẽ đi nhiều, tiếp xúc nhiều, sẽ có nhiều bạn bè... Nhưng dù đi đến đâu, tiếp xúc với ai, con hãy luôn tự nhủ rằng, mỗi người trên cuộc đời này đếu có tính cách riêng, và chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt đó!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 7549)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8734)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6777)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7882)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7812)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9600)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7435)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9804)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12877)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12478)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]