Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

23/02/201116:15(Xem: 5757)
5. Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

VIẾT CHO CON TRAI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

Ngày… tháng … năm…

Con yêu của cha!

Lúc chiều, khi cha vừa lái xe về đến chỗ gần cổng nhà mình, cha thấy mọi người đi đường đang tụ tập rất đông. Cha bỗng linh cảm thấy có một chuyện gì đó không hay đang xảy ra! Hình như là một vụ xô xát gì đó. Lúc cha tiến lại gần hơn, thì hỡi ôi, nhân vật chính trong vụ lộn xộn này chẳng phải ai khác mà chính là con, đang sừng sộ to tiếng với một thanh niên lạ mặt – kẻ mà con cho rằng đã phóng nhanh, vượt ẩu và lao xe vào con khi con sắp sửa về đến trước cửa nhà mình.

Những ngày cuối năm, ai cũng vội vã, lo tranh thủ chuyện mua sắm cho ngày Tết, nên đi đường lỡ va quẹt vào nhau là chuyện bình thường. May mà cha kịp chạy đến can ngăn, chứ nếu không thì con và chàng thanh niên kia đã sấn sổ vào nhau, vì dường như cả hai đều đang tích cực chuẩn bị ra đòn.

Cha chưa hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Nhưng con ơi, cha vẫn nghĩ, biết đâu trong chuyện này cũng có một phần lỗi của con?

Đây không phải là lần đầu tiên con suýt đánh nhau với người khác. Trước đây, cha nhớ mình đã từng can ngăn con một lần rồi! Cha biết, trong chuyện này con hoàn toàn có khả năng tự vệ. Cha không lo lắng con sẽ bị người khác gây thương tích, vì trong lĩnh vực võ thuật, cha rất yên tâm về môn võ cổ truyền mà ngay từ khi còn nhỏ con đã may mắn được học từ ông nội. Thế nhưng, điều cha quan tâm lại là những chuyện khác!

Con ơi! Liệu rằng thái độ phản ứng của con lúc chiều có phải là một thái độ phản ứng tích cực và khôn ngoan hay không?

*

Chuyện vừa xảy ra khiến cha suy nghĩ nhiều về một quy luật trong cuộc sống, gọi là quy luật “cạnh tranh và nhường nhịn”. Con biết không? Quy luật “cạnh tranh và nhường nhịn” luôn có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong nhiều tình huống phong phú khác nhau của cuộc sống. Sống ở đời, chúng ta luôn phải biết nhường nhịn và biết cạnh tranh, song điều quan trọng là con phải biết khi nào thì mình nên cạnh tranh và khi nào thì mình nên nhường nhịn. Hay nói cụ thể hơn, bản thân mình phải tự biết nên cạnh tranh trong những chuyện gì và nên nhường nhịn trong những chuyện gì?

Việc trả lời được những câu hỏi vừa nêu sẽ chứng tỏ rằng con trai cha đã có một thái độ khôn ngoan và trưởng thành trong cuộc sống hay chưa?

Với vụ ẩu đả chiều nay, cả con và chàng thanh niên kia cứ nhất mực “cạnh tranh” với nhau theo kiểu “một thắng một thua”. Nhưng con thử suy nghĩ mà xem, kết cục sẽ chẳng có ai thắng cả, mà là cả hai đều thua cuộc. Ai cũng sẽ bị thương tích, không ít thì nhiều. Ai cũng có thể bị dính dáng đến những chuyện lôi thôi, có thể liên quan đến kiện tụng, đến tội phá rối trật tự công cộng. Và còn nữa, trong mắt mọi người đi đường, liệu họ có nhiệt liệt “hoan nghênh” hành vi của con hay chỉ là những nụ cười chế giễu “cơn điên” của hai tên thanh niên vô lại mà thôi?

Và không chỉ có tuổi trẻ như con mới cạn nghĩ như vậy đâu! Cha đã từng chứng kiến nhiều chuyện, ngay cả trong nhiều gia đình, với anh em họ hàng mà người ta còn không biết nhường nhịn lẫn nhau. Trong những dịp lễ tết, anh em bà con họ hàng cả năm mới có dịp gặp gỡ nhau, nhưng chỉ sau khi uống một vài ly rượu, vài người lỡ có những lời lẽ xưng hô bất cẩn, nên đã gây ra xích mích; thế rồi anh em trong nhà bắt bẻ nhau, chấp nhặt những chuyện hết sức cỏn con, vụn vặt. Chuyện bé xé ra to. Cứ như thế, cuộc vui trong phút chốc biến thành cuộc ẩu đả, làm mất tình anh em, làm mất hòa khí trong gia đình.

Những chuyện như thế ở nhiều gia đình không phải là hiếm. Chắc con cũng đã thấy!

Cha vẫn nghĩ, trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xích mích hết sức nhỏ nhặt, nếu như mọi người đều biết chủ động nhường nhịn nhau một chút thôi, thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều! Phải biết nhường nhịn trong những chuyện nhỏ nhặt, chúng ta mới tiết kiệm thêm được thời gian và sức lực để cạnh tranh trong những chuyện lớn lao hơn!

Từ nãy đến giờ, cha đã nói với con về chuyện nhường nhịn. Thế còn chuyện cạnh tranh, chúng ta nên cạnh tranh trong những chuyện gì, những lĩnh vực gì nhỉ? Theo cha nghĩ, chúng ta nên cạnh tranh trong những việc có ý nghĩa, chẳng hạn việc học hành, nghiên cứu khoa học, làm giàu một cách chân chính, làm việc từ thiện... Bởi vì, những việc đó đáng để mọi người chúng ta cạnh tranh, vì chúng góp phần làm cho cuộc sống của xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn!

*

Con ơi! Trong cuộc sống, con hãy biết cạnh tranh sao cho sự cạnh tranh của con phải là sự cạnh tranh lành mạnh. Và con hãy biết nhường nhịn sao cho sự nhường nhịn của con luôn là sự nhường nhịn khôn ngoan, thấm đẫm tình người.

Một khi con biết sống như vậy, con đã xứng đáng là đứa con thực sự trưởng thành của cha rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 13495)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 8926)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
02/04/2013(Xem: 5454)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 12023)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 7516)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 9520)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 7093)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 4332)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]