Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

23/02/201116:15(Xem: 5591)
5. Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

VIẾT CHO CON TRAI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Quy luật “cạnh tranh” và “nhường nhịn”

Ngày… tháng … năm…

Con yêu của cha!

Lúc chiều, khi cha vừa lái xe về đến chỗ gần cổng nhà mình, cha thấy mọi người đi đường đang tụ tập rất đông. Cha bỗng linh cảm thấy có một chuyện gì đó không hay đang xảy ra! Hình như là một vụ xô xát gì đó. Lúc cha tiến lại gần hơn, thì hỡi ôi, nhân vật chính trong vụ lộn xộn này chẳng phải ai khác mà chính là con, đang sừng sộ to tiếng với một thanh niên lạ mặt – kẻ mà con cho rằng đã phóng nhanh, vượt ẩu và lao xe vào con khi con sắp sửa về đến trước cửa nhà mình.

Những ngày cuối năm, ai cũng vội vã, lo tranh thủ chuyện mua sắm cho ngày Tết, nên đi đường lỡ va quẹt vào nhau là chuyện bình thường. May mà cha kịp chạy đến can ngăn, chứ nếu không thì con và chàng thanh niên kia đã sấn sổ vào nhau, vì dường như cả hai đều đang tích cực chuẩn bị ra đòn.

Cha chưa hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Nhưng con ơi, cha vẫn nghĩ, biết đâu trong chuyện này cũng có một phần lỗi của con?

Đây không phải là lần đầu tiên con suýt đánh nhau với người khác. Trước đây, cha nhớ mình đã từng can ngăn con một lần rồi! Cha biết, trong chuyện này con hoàn toàn có khả năng tự vệ. Cha không lo lắng con sẽ bị người khác gây thương tích, vì trong lĩnh vực võ thuật, cha rất yên tâm về môn võ cổ truyền mà ngay từ khi còn nhỏ con đã may mắn được học từ ông nội. Thế nhưng, điều cha quan tâm lại là những chuyện khác!

Con ơi! Liệu rằng thái độ phản ứng của con lúc chiều có phải là một thái độ phản ứng tích cực và khôn ngoan hay không?

*

Chuyện vừa xảy ra khiến cha suy nghĩ nhiều về một quy luật trong cuộc sống, gọi là quy luật “cạnh tranh và nhường nhịn”. Con biết không? Quy luật “cạnh tranh và nhường nhịn” luôn có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong nhiều tình huống phong phú khác nhau của cuộc sống. Sống ở đời, chúng ta luôn phải biết nhường nhịn và biết cạnh tranh, song điều quan trọng là con phải biết khi nào thì mình nên cạnh tranh và khi nào thì mình nên nhường nhịn. Hay nói cụ thể hơn, bản thân mình phải tự biết nên cạnh tranh trong những chuyện gì và nên nhường nhịn trong những chuyện gì?

Việc trả lời được những câu hỏi vừa nêu sẽ chứng tỏ rằng con trai cha đã có một thái độ khôn ngoan và trưởng thành trong cuộc sống hay chưa?

Với vụ ẩu đả chiều nay, cả con và chàng thanh niên kia cứ nhất mực “cạnh tranh” với nhau theo kiểu “một thắng một thua”. Nhưng con thử suy nghĩ mà xem, kết cục sẽ chẳng có ai thắng cả, mà là cả hai đều thua cuộc. Ai cũng sẽ bị thương tích, không ít thì nhiều. Ai cũng có thể bị dính dáng đến những chuyện lôi thôi, có thể liên quan đến kiện tụng, đến tội phá rối trật tự công cộng. Và còn nữa, trong mắt mọi người đi đường, liệu họ có nhiệt liệt “hoan nghênh” hành vi của con hay chỉ là những nụ cười chế giễu “cơn điên” của hai tên thanh niên vô lại mà thôi?

Và không chỉ có tuổi trẻ như con mới cạn nghĩ như vậy đâu! Cha đã từng chứng kiến nhiều chuyện, ngay cả trong nhiều gia đình, với anh em họ hàng mà người ta còn không biết nhường nhịn lẫn nhau. Trong những dịp lễ tết, anh em bà con họ hàng cả năm mới có dịp gặp gỡ nhau, nhưng chỉ sau khi uống một vài ly rượu, vài người lỡ có những lời lẽ xưng hô bất cẩn, nên đã gây ra xích mích; thế rồi anh em trong nhà bắt bẻ nhau, chấp nhặt những chuyện hết sức cỏn con, vụn vặt. Chuyện bé xé ra to. Cứ như thế, cuộc vui trong phút chốc biến thành cuộc ẩu đả, làm mất tình anh em, làm mất hòa khí trong gia đình.

Những chuyện như thế ở nhiều gia đình không phải là hiếm. Chắc con cũng đã thấy!

Cha vẫn nghĩ, trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xích mích hết sức nhỏ nhặt, nếu như mọi người đều biết chủ động nhường nhịn nhau một chút thôi, thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều! Phải biết nhường nhịn trong những chuyện nhỏ nhặt, chúng ta mới tiết kiệm thêm được thời gian và sức lực để cạnh tranh trong những chuyện lớn lao hơn!

Từ nãy đến giờ, cha đã nói với con về chuyện nhường nhịn. Thế còn chuyện cạnh tranh, chúng ta nên cạnh tranh trong những chuyện gì, những lĩnh vực gì nhỉ? Theo cha nghĩ, chúng ta nên cạnh tranh trong những việc có ý nghĩa, chẳng hạn việc học hành, nghiên cứu khoa học, làm giàu một cách chân chính, làm việc từ thiện... Bởi vì, những việc đó đáng để mọi người chúng ta cạnh tranh, vì chúng góp phần làm cho cuộc sống của xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn!

*

Con ơi! Trong cuộc sống, con hãy biết cạnh tranh sao cho sự cạnh tranh của con phải là sự cạnh tranh lành mạnh. Và con hãy biết nhường nhịn sao cho sự nhường nhịn của con luôn là sự nhường nhịn khôn ngoan, thấm đẫm tình người.

Một khi con biết sống như vậy, con đã xứng đáng là đứa con thực sự trưởng thành của cha rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17077)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 6994)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9177)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7299)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6781)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8747)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8687)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10552)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9657)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10495)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]