Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Thay lời kết

21/02/201114:52(Xem: 6212)
15. Thay lời kết

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Thay lời kết

Câu chuyện của chúng ta có thể phải tạm dừng ở đây, cho dù người viết vẫn còn không ít điều muốn nói. Dù vậy, những gì chúng ta đã đề cập đến cũng có thể xem là tạm đủ cho một bước khởi đầu.

Phóng sinh không phải là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết chúng ta, nhưng một vài ý tưởng trong sách này có thể là phần nào đó chưa quen thuộc lắm với bạn đọc. Tuy vậy, tất cả những gì được trình bày ở đây không chỉ là một sự góp nhặt, chúng là những gì mà người viết đã thực sự cảm nhận trong cuộc sống. Vì thế, nếu có bất cứ sự sai lệch nào xuất phát tính chất chủ quan của những nhận thức được nêu ra trong sách, người viết sẽ rất vui mừng được đón nhận sự góp ý trao đổi từ bạn đọc gần xa, cũng như sẽ vô cùng biết ơn sự quan tâm chỉ giáo của các bậc tôn túc, trưởng thượng.

Sự sống trên thế gian này, cho dù nhìn từ bất cứ góc độ nào – triết học, khoa học hay tôn giáo – cũng vẫn còn đầy bí ẩn. Tất cả đều chạm phải những giới hạn không thể vượt qua. Riêng đối với tôn giáo, cho dù niềm tin là có thể vượt qua mọi giới hạn, nhưng đích đến vẫn còn là nằm về phía trước, cho nên một hiểu biết đầy đủ về sự sống vẫn chưa phải là điều chúng ta có được trong hiện tại.

Nhưng tất cả – triết học, khoa học và tôn giáo – đều gặp nhau ở một nhận thức chung về tính chất quý giá và mong manh của sự sống. Vì thế, không ai trong chúng ta còn có thể hoài nghi về điều này. Và nếu như có bất cứ ai còn chưa thấy được tính chất quý giá và mong manh của sự sống, có thể nói là những người đó chưa từng được sống!

Mặc dù vậy, nhiều người trong chúng ta thường quên đi tính chất quý giá và mong manh của sự sống, hay nói đúng hơn là ta chỉ thấy được tính chất này ở bản thân ta hoặc những người thân của ta, hoặc mở rộng hơn nữa là ở loài người. Chúng ta quên đi rằng đó là một tính chất tự nhiên phổ quát và bình đẳng ở cả muôn loài. Một cách ích kỷ, chúng ta đã thu hẹp nhận thức về tính chất quý giá và mong manh của sự sống ở một số đối tượng theo cách nhìn chủ quan của bản thân mình. Và tùy theo sự thu hẹp đó, mức độ sai lầm của đời sống chúng ta cũng thay đổi.

Với những ai chỉ biết trân quý sự sống của riêng bản thân mình, đó sẽ là người sẵn sàng bị lôi cuốn vào hết thảy mọi điều ác, bởi họ không thấy có gì quan trọng hơn là chăm lo và bảo vệ cho sự sống của riêng mình. Các bạo chúa như Thành Cát Tư Hãn, Tần Thủy Hoàng, Adolf Hitler... đều thuộc về hạng người này. Đối với họ, sinh mạng của người khác, vật khác chỉ là như cỏ rác, không đáng cho họ phải bận tâm...

Ở mức độ khá hơn đôi chút là những người chỉ biết trân quý sự sống của bản thân và gia đình mình, những người thân của mình... Những người này tuy không tàn độc đến mức như hạng người trên, nhưng tâm địa họ vẫn thường hẹp hòi, ích kỷ. Họ không thể mở rộng lòng ra để tiếp xúc với thế giới quanh họ, bởi họ luôn có cảm giác thù nghịch với những ai không phải là người thân của họ. Chính sự trân quý sự sống của bản thân và người thân của mình đã tạo cho họ cảm giác thù nghịch đó. Họ luôn cho rằng mọi người, mọi loài khác đều có thể đe doạ sự sống của họ... Và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà họ cho là cần thiết để “tự vệ”...

Nhìn lại trong lịch sử, bạn còn có thể kể ra nhiều phạm vi giới hạn khác, chẳng hạn như dựa vào dòng họ, chủng tộc, quốc gia, khu vực... Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những nhận thức hạn chế không phổ biến, và cũng không tồn tại lâu dài trong lịch sử loài người...

Nhưng chiếm tuyệt đại đa số sẽ là những người chỉ nhận thức giới hạn tính chất quý giá và mong manh của sự sống trong phạm vi loài người. Do sự giới hạn này, người ta cho rằng chỉ có sinh mạng con người là xứng đáng và cần thiết phải được bảo vệ, còn sinh mạng của loài vật thì không cần quan tâm đến, hay nói cách khác là chẳng có gì đáng quý!

Từ lâu, điều này đã mặc nhiên được xem như nhận thức chung của loài người. Luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chỉ xem việc giết người là phạm tội, mà không đề cập đến việc giết hại bất cứ loài vật nào...

Tuy nhiên, điều này cũng đang dần dần thay đổi. Gần đây, một số nước đã thông qua luật bảo vệ súc vật, luật bảo vệ các động vật hoang dã trong thiên nhiên... Thậm chí ở một số nước, việc đánh đập, hành hạ súc vật cũng đã bắt đầu bị xem là phạm pháp. Năm 1973, một tổ chức quốc tế có tên gọi tắt là CITES1 đã thông qua một văn kiện bảo vệ các loài động thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, với sự tham gia của 125 quốc gia. Văn kiện này đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ năm 1975. Năm 1989, tổ chức này tiếp tục đưa ra một lệnh cấm giết voi và buôn bán ngà voi. Có 120 quốc gia ủng hộ việc thực hiện lệnh cấm này.

Nhưng đó cũng chỉ mới là những dấu hiệu khả quan rất ít ỏi. Nói chung thì người ta vẫn chưa thừa nhận rằng sự sống của muôn loài đều quý giá như nhau. Và chính sự nhận thức giới hạn này đã đẩy con người ngày càng lún sâu trong ác nghiệp.

Muộn còn hơn không! Chỉ cần chúng ta chấp nhận thay đổi nhận thức sai lầm, hẹp hòi về sự sống, biết trân quý hết thảy sự sống của muôn loài, chúng ta sẽ có thể dễ dàng từ bỏ mọi ác nghiệp để có thể có được một đời sống tốt đẹp, an vui và hạnh phúc thực sự.

Tuy chưa thể xem là đầy đủ, nhưng điều cần nói cũng đã nói. Người viết không dám hy vọng là một tiếng gà khuya có thể đánh thức cả xóm làng, nhưng thật sự mong sao mỗi bạn đọc đều sẽ có một vài phút giây suy ngẫm sau khi đọc qua tập sách nhỏ này và có được một nhận thức đúng đắn, thiết thực hơn về việc thực hành phóng sinh. Nếu được vậy thì “chuyện nhỏ phóng sinh” của chúng ta không còn là một việc “khó làm” nữa, mà sẽ là một điều tốt đẹp ngay trong tầm tay, có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào, cũng như những lợi ích do nó mang lại là hoàn toàn không nhỏ!Cuối cùng, nếu như bạn cảm thấy được điều gì đó có thể giúp cho cuộc sống thêm phần thanh thản, an vui và hạnh phúc, thì đó sẽ là niềm vui lớn nhất dành cho người viết.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 8658)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7812)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10371)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 10065)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11888)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7631)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 7191)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9279)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10467)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9260)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]