Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Bi Và Ái Luyến

19/02/201114:57(Xem: 9527)
Từ Bi Và Ái Luyến

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP

TỪ BI VÀ ÁI LUYẾN

Chúng ta đã nói đến lòng từ bi như là một phẩm chất tốt đẹp quan trọng giúp hình thành mối quan hệ thân thiết giữa những con người. Trong thực tế, lòng từ bi rất dễ nhầm lẫn với một khái niệm khác nữa, đó là ái luyến. Khi bạn hướng sự yêu thương vào một ai đó, mong mỏi chia sẻ những khó khăn và sẵn lòng làm bất cứ điều gì cho người ấy, bạn có thể rơi vào một trong hai trường hợp này.

Khi sự yêu thương gắn liền với ý tưởng chiếm hữu hoặc gắn bó, mong muốn một tình cảm đáp lại từ đối tượng, đây là một trường hợp ái luyến. Hầu hết những yêu thương tự phát và thiếu sự rèn luyện tinh thần, thiếu hiểu biết thường rơi vào trường hợp này. Sự ái luyến mang tính cách chủ quan và phụ thuộc vào định kiến. Khi gắn bó quan hệ với một người bạn và cảm thấy yêu thương, ta đối xử tốt với người ấy, tình cảm này sẽ dẫn đến cảm xúc luyến ái và gần gũi. Nhưng khi có một thay đổi nào đó, chẳng hạn như một sự bất đồng ý kiến, hoặc người bạn ấy có một hành vi nào đó làm cho ta tức giận... tất cả tình cảm sẽ sụp đổ. Trong thực tế, tình cảm yêu thương loại này rất dễ dàng chuyển sang thành căm ghét.

Lòng từ bi thì khác. Điểm tương đồng ở đây là ước muốn san sẻ khổ đau và mang lại niềm vui cho người khác, nhưng điểm khác biệt cơ bản là lòng từ bi hướng đến mọi người chứ không chỉ riêng một đối tượng cá biệt nào, và không đòi hỏi, mong cầu một sự đáp lại từ phía đối tượng, cũng như không kèm theo ý muốn chiếm hữu đối tượng. Lòng từ bi xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, cảm nhận được nỗi đau của người khác nên muốn san sẻ, muốn mang lại niềm vui cho mọi người.

Lòng từ bi hàm chứa một mong muốn mãnh liệt cho tất cả mọi người đều thoát khỏi khổ đau, đều nhận được cuộc sống an vui, tốt đẹp. Với cách diễn đạt này, chúng ta có thể thấy rằng đây là một mong muốn hết sức thanh cao, thánh thiện. Chính vì vậy, theo cách nghĩ thông thường người ta vẫn cho rằng chỉ có những bậc cao tăng, những vị tu hành đắc đạo mới có được lòng từ bi mà thôi. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì như đã nói, bản chất của mỗi con người chúng ta là những phẩm chất tốt đẹp, và một trong những phẩm chất tốt đẹp ấy chính là lòng từ bi.

Nói cách khác, mỗi chúng ta đều sẵn có lòng từ bi trong tâm ý, chỉ khác nhau về mức độ biểu lộ, phát triển của nó mà thôi. Có thể lấy một ví dụ để làm rõ điều này. Khi nhìn thấy một ai đó phải chịu đựng đau khổ, tự thâm tâm chúng ta thường tự nhiên nảy sinh một cảm giác thương cảm rất tự nhiên và mong muốn cho sự đau khổ ấy được chấm dứt ngay. Thậm chí, cảm giác này ở rất nhiều người trong chúng ta còn mở rộng đến cả loài vật, chẳng hạn như khi nhìn thấy một con chó bị đánh đập, một con chuột bị mèo xé xác, hay một con cá mắc câu giẫy giụa... Cảm xúc tự nhiên ấy không phải gì khác mà chính là biểu hiện của lòng từ bi, bởi vì nó được phát sinh vô điều kiện, không kèm theo với bất cứ mong cầu nào về sự đáp trả của đối tượng.

Mặc dù lòng từ bi là sẵn có ở mỗi người, nhưng để có thể phát triển nó thành một cảm xúc mãnh liệt và hiện diện thường xuyên trong tâm ý, chúng ta cần có sự rèn luyện, tu dưỡng.

Lòng từ bi là một cảm xúc mang tính chất tích cực, vì thế nó là một trong những nguồn hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, sự ái luyến là một cảm xúc bắt nguồn từ lòng tham lam, từ mong muốn chiếm hữu đối tượng, vì thế nó là một trong những nguyên nhân gây khổ đau cho cuộc sống.

Vấn đề đặt ra ở đây là, hai cảm xúc mang tính chất trái ngược nhau như thế lại rất dễ nhầm lẫn với nhau, bởi vì những gì mà chúng biểu hiện ra bề ngoài lại có vẻ như rất giống nhau. Chúng ta cần phải biết quan sát, phân tích về mặt bản chất mới có thể nhận ra và phân biệt được hai loại cảm xúc này.

Như đã nói, lòng từ bi là cảm xúc yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ một đáp ứng nào, trong khi cảm xúc yêu thương do ái luyến luôn đi kèm với mong muốn chiếm hữu và đòi hỏi những đáp ứng nhất định từ đối tượng. Mặt khác, chúng ta có thể cảm nhận được những tác động khác nhau của hai loại cảm xúc này đối với tâm hồn. Trong khi lòng từ bi mang lại sự thanh thản và sáng suốt thì ái luyến gây ra khổ đau và mê muội.

Một điều cần lưu ý là lòng từ bi và ái luyến có thể đồng thời hiện hữu. Bởi vì như đã nói, mức độ biểu lộ của lòng từ bi không phải tự nhiên mà có thể trở nên mạnh mẽ. Vì thế, một khi lòng từ bi không được phát triển mạnh thì ái luyến sẽ tăng trưởng. Ngược lại, khi phát triển lòng từ bi thì cảm xúc ái luyến dần dần bị đẩy lùi. Như vậy, sự đối kháng giữa hai cảm xúc này cũng cho ta thấy sự hiện hữu đồng thời của chúng. Trong thực tế, chính sự nhầm lẫn giữa hai cảm xúc này là một tai hại vô cùng đáng sợ và đã từng gây ra nhiều bi kịch đáng tiếc cho những người tu tập. Nhưng khi hiểu đúng về bản chất của chúng, ta có thể vận dụng một cách thích hợp để củng cố những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

Chẳng hạn, bằng vào những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng tình yêu nam nữ thực chất là một cảm xúc ái luyến. Chính điều này giải thích vì sao xưa nay nó đã từng mang lại quá nhiều khổ đau cho nhân loại. Mặc dù vậy, khi hai người thực sự đến với nhau qua tình yêu, họ vẫn có thể tiếp tục gắn bó hạnh phúc với nhau lâu dài – và điều này rõ ràng là có thật – qua việc phát triển những yếu tố tích cực khác, chẳng hạn như sự hiểu biết sâu sắc về nhau, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau. Chính những yếu tố tích cực này làm phát triển lòng từ bi và làm cho ý hướng chiếm hữu mất dần đi. Thật ra, chúng ta vẫn thường thấy có rất nhiều tình yêu phát triển theo hướng này và thường gọi đó là những tình yêu cao quý, khi mà hai người yêu nhau sẵn sàng hy sinh cho nhau mà không đòi hỏi bất cứ sự đáp ứng nào. Chính đây là biểu hiện sự phát triển của lòng từ bi đẩy lùi ái luyến. Và vì thế không có gì lạ khi những tình yêu như thế có thể tồn tại dài lâu và mang lại hạnh phúc cho cả hai người. Ngược lại, những người đến với nhau chỉ đơn thuần qua cảm xúc ái luyến sẽ không thể đảm bảo có được một quan hệ lâu bền. Như vậy, một trong những quy luật mà chúng ta có thể rút ra được là cần phải phát triển lòng từ bi trong bất cứ mối quan hệ nào nếu như chúng ta muốn đảm bảo rằng quan hệ đó sẽ được bền vững.

Cho dù lòng từ bi hiện hữu ở tất cả chúng ta với những mức độ khác nhau, nhưng nếu không nhận thức một cách đúng đắn, chúng ta rất ít khi có khả năng hiểu được điều này. Ngược lại, khi đã nhận ra và biết được những lợi ích lớn lao, những tác dụng tích cực của lòng từ bi trong cuộc sống, chúng ta sẽ quan tâm và nỗ lực nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng, phát triển lòng từ bi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 14406)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 19858)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19237)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6605)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7771)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7276)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 6860)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 15816)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5647)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6383)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]