HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Khi sự yêu thương gắn liền với ý tưởng chiếm hữu hoặc gắn bó, mong muốn một tình cảm đáp lại từ đối tượng, đây là một trường hợp ái luyến. Hầu hết những yêu thương tự phát và thiếu sự rèn luyện tinh thần, thiếu hiểu biết thường rơi vào trường hợp này. Sự ái luyến mang tính cách chủ quan và phụ thuộc vào định kiến. Khi gắn bó quan hệ với một người bạn và cảm thấy yêu thương, ta đối xử tốt với người ấy, tình cảm này sẽ dẫn đến cảm xúc luyến ái và gần gũi. Nhưng khi có một thay đổi nào đó, chẳng hạn như một sự bất đồng ý kiến, hoặc người bạn ấy có một hành vi nào đó làm cho ta tức giận... tất cả tình cảm sẽ sụp đổ. Trong thực tế, tình cảm yêu thương loại này rất dễ dàng chuyển sang thành căm ghét.
Lòng từ bi thì khác. Điểm tương đồng ở đây là ước muốn san sẻ khổ đau và mang lại niềm vui cho người khác, nhưng điểm khác biệt cơ bản là lòng từ bi hướng đến mọi người chứ không chỉ riêng một đối tượng cá biệt nào, và không đòi hỏi, mong cầu một sự đáp lại từ phía đối tượng, cũng như không kèm theo ý muốn chiếm hữu đối tượng. Lòng từ bi xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, cảm nhận được nỗi đau của người khác nên muốn san sẻ, muốn mang lại niềm vui cho mọi người.
Lòng từ bi hàm chứa một mong muốn mãnh liệt cho tất cả mọi người đều thoát khỏi khổ đau, đều nhận được cuộc sống an vui, tốt đẹp. Với cách diễn đạt này, chúng ta có thể thấy rằng đây là một mong muốn hết sức thanh cao, thánh thiện. Chính vì vậy, theo cách nghĩ thông thường người ta vẫn cho rằng chỉ có những bậc cao tăng, những vị tu hành đắc đạo mới có được lòng từ bi mà thôi. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì như đã nói, bản chất của mỗi con người chúng ta là những phẩm chất tốt đẹp, và một trong những phẩm chất tốt đẹp ấy chính là lòng từ bi.
Nói cách khác, mỗi chúng ta đều sẵn có lòng từ bi trong tâm ý, chỉ khác nhau về mức độ biểu lộ, phát triển của nó mà thôi. Có thể lấy một ví dụ để làm rõ điều này. Khi nhìn thấy một ai đó phải chịu đựng đau khổ, tự thâm tâm chúng ta thường tự nhiên nảy sinh một cảm giác thương cảm rất tự nhiên và mong muốn cho sự đau khổ ấy được chấm dứt ngay. Thậm chí, cảm giác này ở rất nhiều người trong chúng ta còn mở rộng đến cả loài vật, chẳng hạn như khi nhìn thấy một con chó bị đánh đập, một con chuột bị mèo xé xác, hay một con cá mắc câu giẫy giụa... Cảm xúc tự nhiên ấy không phải gì khác mà chính là biểu hiện của lòng từ bi, bởi vì nó được phát sinh vô điều kiện, không kèm theo với bất cứ mong cầu nào về sự đáp trả của đối tượng.
Mặc dù lòng từ bi là sẵn có ở mỗi người, nhưng để có thể phát triển nó thành một cảm xúc mãnh liệt và hiện diện thường xuyên trong tâm ý, chúng ta cần có sự rèn luyện, tu dưỡng.
Lòng từ bi là một cảm xúc mang tính chất tích cực, vì thế nó là một trong những nguồn hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, sự ái luyến là một cảm xúc bắt nguồn từ lòng tham lam, từ mong muốn chiếm hữu đối tượng, vì thế nó là một trong những nguyên nhân gây khổ đau cho cuộc sống.
Vấn đề đặt ra ở đây là, hai cảm xúc mang tính chất trái ngược nhau như thế lại rất dễ nhầm lẫn với nhau, bởi vì những gì mà chúng biểu hiện ra bề ngoài lại có vẻ như rất giống nhau. Chúng ta cần phải biết quan sát, phân tích về mặt bản chất mới có thể nhận ra và phân biệt được hai loại cảm xúc này.
Như đã nói, lòng từ bi là cảm xúc yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ một đáp ứng nào, trong khi cảm xúc yêu thương do ái luyến luôn đi kèm với mong muốn chiếm hữu và đòi hỏi những đáp ứng nhất định từ đối tượng. Mặt khác, chúng ta có thể cảm nhận được những tác động khác nhau của hai loại cảm xúc này đối với tâm hồn. Trong khi lòng từ bi mang lại sự thanh thản và sáng suốt thì ái luyến gây ra khổ đau và mê muội.
Một điều cần lưu ý là lòng từ bi và ái luyến có thể đồng thời hiện hữu. Bởi vì như đã nói, mức độ biểu lộ của lòng từ bi không phải tự nhiên mà có thể trở nên mạnh mẽ. Vì thế, một khi lòng từ bi không được phát triển mạnh thì ái luyến sẽ tăng trưởng. Ngược lại, khi phát triển lòng từ bi thì cảm xúc ái luyến dần dần bị đẩy lùi. Như vậy, sự đối kháng giữa hai cảm xúc này cũng cho ta thấy sự hiện hữu đồng thời của chúng. Trong thực tế, chính sự nhầm lẫn giữa hai cảm xúc này là một tai hại vô cùng đáng sợ và đã từng gây ra nhiều bi kịch đáng tiếc cho những người tu tập. Nhưng khi hiểu đúng về bản chất của chúng, ta có thể vận dụng một cách thích hợp để củng cố những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
Chẳng hạn, bằng vào những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng tình yêu nam nữ thực chất là một cảm xúc ái luyến. Chính điều này giải thích vì sao xưa nay nó đã từng mang lại quá nhiều khổ đau cho nhân loại. Mặc dù vậy, khi hai người thực sự đến với nhau qua tình yêu, họ vẫn có thể tiếp tục gắn bó hạnh phúc với nhau lâu dài – và điều này rõ ràng là có thật – qua việc phát triển những yếu tố tích cực khác, chẳng hạn như sự hiểu biết sâu sắc về nhau, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau. Chính những yếu tố tích cực này làm phát triển lòng từ bi và làm cho ý hướng chiếm hữu mất dần đi. Thật ra, chúng ta vẫn thường thấy có rất nhiều tình yêu phát triển theo hướng này và thường gọi đó là những tình yêu cao quý, khi mà hai người yêu nhau sẵn sàng hy sinh cho nhau mà không đòi hỏi bất cứ sự đáp ứng nào. Chính đây là biểu hiện sự phát triển của lòng từ bi đẩy lùi ái luyến. Và vì thế không có gì lạ khi những tình yêu như thế có thể tồn tại dài lâu và mang lại hạnh phúc cho cả hai người. Ngược lại, những người đến với nhau chỉ đơn thuần qua cảm xúc ái luyến sẽ không thể đảm bảo có được một quan hệ lâu bền. Như vậy, một trong những quy luật mà chúng ta có thể rút ra được là cần phải phát triển lòng từ bi trong bất cứ mối quan hệ nào nếu như chúng ta muốn đảm bảo rằng quan hệ đó sẽ được bền vững.
Cho dù lòng từ bi hiện hữu ở tất cả chúng ta với những mức độ khác nhau, nhưng nếu không nhận thức một cách đúng đắn, chúng ta rất ít khi có khả năng hiểu được điều này. Ngược lại, khi đã nhận ra và biết được những lợi ích lớn lao, những tác dụng tích cực của lòng từ bi trong cuộc sống, chúng ta sẽ quan tâm và nỗ lực nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng, phát triển lòng từ bi.
Nguyên Minh
NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP
TỪ BI VÀ ÁI LUYẾN
Chúng ta đã nói đến lòng từ bi như là một phẩm chất tốt đẹp quan trọng giúp hình thành mối quan hệ thân thiết giữa những con người. Trong thực tế, lòng từ bi rất dễ nhầm lẫn với một khái niệm khác nữa, đó là ái luyến. Khi bạn hướng sự yêu thương vào một ai đó, mong mỏi chia sẻ những khó khăn và sẵn lòng làm bất cứ điều gì cho người ấy, bạn có thể rơi vào một trong hai trường hợp này.Khi sự yêu thương gắn liền với ý tưởng chiếm hữu hoặc gắn bó, mong muốn một tình cảm đáp lại từ đối tượng, đây là một trường hợp ái luyến. Hầu hết những yêu thương tự phát và thiếu sự rèn luyện tinh thần, thiếu hiểu biết thường rơi vào trường hợp này. Sự ái luyến mang tính cách chủ quan và phụ thuộc vào định kiến. Khi gắn bó quan hệ với một người bạn và cảm thấy yêu thương, ta đối xử tốt với người ấy, tình cảm này sẽ dẫn đến cảm xúc luyến ái và gần gũi. Nhưng khi có một thay đổi nào đó, chẳng hạn như một sự bất đồng ý kiến, hoặc người bạn ấy có một hành vi nào đó làm cho ta tức giận... tất cả tình cảm sẽ sụp đổ. Trong thực tế, tình cảm yêu thương loại này rất dễ dàng chuyển sang thành căm ghét.
Lòng từ bi thì khác. Điểm tương đồng ở đây là ước muốn san sẻ khổ đau và mang lại niềm vui cho người khác, nhưng điểm khác biệt cơ bản là lòng từ bi hướng đến mọi người chứ không chỉ riêng một đối tượng cá biệt nào, và không đòi hỏi, mong cầu một sự đáp lại từ phía đối tượng, cũng như không kèm theo ý muốn chiếm hữu đối tượng. Lòng từ bi xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, cảm nhận được nỗi đau của người khác nên muốn san sẻ, muốn mang lại niềm vui cho mọi người.
Lòng từ bi hàm chứa một mong muốn mãnh liệt cho tất cả mọi người đều thoát khỏi khổ đau, đều nhận được cuộc sống an vui, tốt đẹp. Với cách diễn đạt này, chúng ta có thể thấy rằng đây là một mong muốn hết sức thanh cao, thánh thiện. Chính vì vậy, theo cách nghĩ thông thường người ta vẫn cho rằng chỉ có những bậc cao tăng, những vị tu hành đắc đạo mới có được lòng từ bi mà thôi. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì như đã nói, bản chất của mỗi con người chúng ta là những phẩm chất tốt đẹp, và một trong những phẩm chất tốt đẹp ấy chính là lòng từ bi.
Nói cách khác, mỗi chúng ta đều sẵn có lòng từ bi trong tâm ý, chỉ khác nhau về mức độ biểu lộ, phát triển của nó mà thôi. Có thể lấy một ví dụ để làm rõ điều này. Khi nhìn thấy một ai đó phải chịu đựng đau khổ, tự thâm tâm chúng ta thường tự nhiên nảy sinh một cảm giác thương cảm rất tự nhiên và mong muốn cho sự đau khổ ấy được chấm dứt ngay. Thậm chí, cảm giác này ở rất nhiều người trong chúng ta còn mở rộng đến cả loài vật, chẳng hạn như khi nhìn thấy một con chó bị đánh đập, một con chuột bị mèo xé xác, hay một con cá mắc câu giẫy giụa... Cảm xúc tự nhiên ấy không phải gì khác mà chính là biểu hiện của lòng từ bi, bởi vì nó được phát sinh vô điều kiện, không kèm theo với bất cứ mong cầu nào về sự đáp trả của đối tượng.
Mặc dù lòng từ bi là sẵn có ở mỗi người, nhưng để có thể phát triển nó thành một cảm xúc mãnh liệt và hiện diện thường xuyên trong tâm ý, chúng ta cần có sự rèn luyện, tu dưỡng.
Lòng từ bi là một cảm xúc mang tính chất tích cực, vì thế nó là một trong những nguồn hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, sự ái luyến là một cảm xúc bắt nguồn từ lòng tham lam, từ mong muốn chiếm hữu đối tượng, vì thế nó là một trong những nguyên nhân gây khổ đau cho cuộc sống.
Vấn đề đặt ra ở đây là, hai cảm xúc mang tính chất trái ngược nhau như thế lại rất dễ nhầm lẫn với nhau, bởi vì những gì mà chúng biểu hiện ra bề ngoài lại có vẻ như rất giống nhau. Chúng ta cần phải biết quan sát, phân tích về mặt bản chất mới có thể nhận ra và phân biệt được hai loại cảm xúc này.
Như đã nói, lòng từ bi là cảm xúc yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ một đáp ứng nào, trong khi cảm xúc yêu thương do ái luyến luôn đi kèm với mong muốn chiếm hữu và đòi hỏi những đáp ứng nhất định từ đối tượng. Mặt khác, chúng ta có thể cảm nhận được những tác động khác nhau của hai loại cảm xúc này đối với tâm hồn. Trong khi lòng từ bi mang lại sự thanh thản và sáng suốt thì ái luyến gây ra khổ đau và mê muội.
Một điều cần lưu ý là lòng từ bi và ái luyến có thể đồng thời hiện hữu. Bởi vì như đã nói, mức độ biểu lộ của lòng từ bi không phải tự nhiên mà có thể trở nên mạnh mẽ. Vì thế, một khi lòng từ bi không được phát triển mạnh thì ái luyến sẽ tăng trưởng. Ngược lại, khi phát triển lòng từ bi thì cảm xúc ái luyến dần dần bị đẩy lùi. Như vậy, sự đối kháng giữa hai cảm xúc này cũng cho ta thấy sự hiện hữu đồng thời của chúng. Trong thực tế, chính sự nhầm lẫn giữa hai cảm xúc này là một tai hại vô cùng đáng sợ và đã từng gây ra nhiều bi kịch đáng tiếc cho những người tu tập. Nhưng khi hiểu đúng về bản chất của chúng, ta có thể vận dụng một cách thích hợp để củng cố những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
Chẳng hạn, bằng vào những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng tình yêu nam nữ thực chất là một cảm xúc ái luyến. Chính điều này giải thích vì sao xưa nay nó đã từng mang lại quá nhiều khổ đau cho nhân loại. Mặc dù vậy, khi hai người thực sự đến với nhau qua tình yêu, họ vẫn có thể tiếp tục gắn bó hạnh phúc với nhau lâu dài – và điều này rõ ràng là có thật – qua việc phát triển những yếu tố tích cực khác, chẳng hạn như sự hiểu biết sâu sắc về nhau, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau. Chính những yếu tố tích cực này làm phát triển lòng từ bi và làm cho ý hướng chiếm hữu mất dần đi. Thật ra, chúng ta vẫn thường thấy có rất nhiều tình yêu phát triển theo hướng này và thường gọi đó là những tình yêu cao quý, khi mà hai người yêu nhau sẵn sàng hy sinh cho nhau mà không đòi hỏi bất cứ sự đáp ứng nào. Chính đây là biểu hiện sự phát triển của lòng từ bi đẩy lùi ái luyến. Và vì thế không có gì lạ khi những tình yêu như thế có thể tồn tại dài lâu và mang lại hạnh phúc cho cả hai người. Ngược lại, những người đến với nhau chỉ đơn thuần qua cảm xúc ái luyến sẽ không thể đảm bảo có được một quan hệ lâu bền. Như vậy, một trong những quy luật mà chúng ta có thể rút ra được là cần phải phát triển lòng từ bi trong bất cứ mối quan hệ nào nếu như chúng ta muốn đảm bảo rằng quan hệ đó sẽ được bền vững.
Cho dù lòng từ bi hiện hữu ở tất cả chúng ta với những mức độ khác nhau, nhưng nếu không nhận thức một cách đúng đắn, chúng ta rất ít khi có khả năng hiểu được điều này. Ngược lại, khi đã nhận ra và biết được những lợi ích lớn lao, những tác dụng tích cực của lòng từ bi trong cuộc sống, chúng ta sẽ quan tâm và nỗ lực nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng, phát triển lòng từ bi.
Gửi ý kiến của bạn