Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cá Nhân Và Cộng Đồng

19/02/201114:57(Xem: 8846)
Cá Nhân Và Cộng Đồng

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP

CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

Chúng ta đã đề cập đến bản chất tốt đẹp của con người. Nhưng ngay cả khi bạn chấp nhận quan điểm này thì những phẩm chất tốt đẹp của bạn cũng không nhờ đó mà có thể bộc lộ hoặc phát triển. Bạn cần có những nỗ lực đúng hướng khác nữa. Trong đó, lòng từ bi là một yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc làm bộc lộ và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mỗi chúng ta. Xuất phát từ lòng từ bi, chúng ta dễ dàng hình thành những quan hệ giao tiếp tốt đẹp với mọi người chung quanh, vốn là yếu tố quyết định để bộc lộ và phát triển những phẩm chất tốt đẹp.

Bạn có thể hoài nghi về tính cách thiết yếu của mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với mọi người, nhưng đó là sự thật. Và bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này nếu bạn xét đến mối quan hệ không thể chia tách giữa mỗi cá nhân với cộng đồng mà mình đang sống, hay có thể nói rộng ra là với tất cả mọi người. Mỗi một phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đều là hướng đến người khác. Chúng ta không thể yêu thương, cảm thông, chia sẻ, độ lượng, tử tế ... khi không có một đối tượng nào đó cần đến những điều này. Nói cách khác, cộng đồng quanh ta chính là điều kiện tất yếu để giúp ta bộc lộ, rèn luyện, trau giồi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Trong ý nghĩa đó, chúng ta phải trân trọng và biết ơn sự hiện diện của mọi người quanh ta.

Mặt khác, những yếu tố cấu thành đời sống của chúng ta đều là kết quả có được từ nỗ lực của nhiều người khác. Như đã nói trong chương trước, để có một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần có những điều kiện vật chất tối thiểu như cơm no, áo ấm, chỗ ở ổn định... Và tất cả những điều đó đều không thể có được nếu không có sự góp sức từ những người khác, từ cộng đồng quanh ta.

Nếu chúng ta lần lượt phân tích từng yếu tố, từng nhu cầu vật chất mà ta hiện đang có được trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận ra sự góp sức của rất nhiều người, ngay cả những người mà ta chưa từng quen biết. Ai đã làm nên căn nhà bạn đang sống? Ai đã làm ra bát cơm bạn đang ăn? Ai đã làm nên chiếc áo bạn đang mặc? Ngay cả những dòng chữ khi bạn đọc thấy trên trang sách này, cũng là kết quả của vô số những đóng góp, từ việc khai thác cây gỗ làm nên bột giấy, cho đến quá trình hình thành kỹ thuật in ấn vốn kéo dài qua nhiều thế kỷ... Không có những điều ấy, không thể có kết quả hiện tại mà chúng ta đang có được.

Cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, sự tồn tại của mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào toàn thể cộng đồng. Ngay cả những gì mà chúng ta vẫn tưởng là tự mình làm được, thì thật ra vẫn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có sự góp sức của người khác. Hiểu được điều này, chúng ta mới thấy hết tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chung quanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 7601)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 10238)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8443)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8975)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9871)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 10599)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 10097)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8575)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9549)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8902)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]