Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Miếng ăn là miếng tồi tàn...

19/02/201106:49(Xem: 11001)
12. Miếng ăn là miếng tồi tàn...

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Miếng ăn là miếng tồi tàn...

Cuộc sống của tất cả chúng ta đều gắn bó với phần lợi tức có được từ công việc. Mọi sinh hoạt gia đình và những nhu cầu thiết yếu đều phải dựa vào mức thu nhập hằng tháng. Nhìn từ góc độ những gì có thể thấy ngay một cách trực tiếp, chỉ cần thu nhập tăng cao hơn là cuộc sống của gia đình chúng ta sẽ ngay lập tức được cải thiện.

Nhưng nếu chúng ta phân tích vấn đề theo một góc độ sâu xa và toàn diện hơn, nhiều yếu tố khác nữa cũng sẽ cần được xét đến. Và khi ấy, chúng ta sẽ thấy là việc tăng cao thu nhập chưa hẳn đã đồng nghĩa với có được một đời sống gia đình hạnh phúc hơn. Vấn đề còn tùy thuộc một phần ở việc chúng ta đã tăng cao thu nhập bằng cách nào, và điều đó có ảnh hưởng gì đến nền nếp sinh hoạt, suy nghĩ bình thường của chúng ta hay không. Ngoài ra, việc sử dụng phần lợi tức gia tăng như thế nào cũng là một yếu tố quan trọng cần xét đến.

Nói một cách chính xác hơn, những giá trị vật chất đạt được trong cuộc sống mặc dù có ý nghĩa chi phối cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng không hoàn toàn quyết định việc ta có hạnh phúc hay không. Rất nhiều người có thu nhập cao, đời sống vật chất hầu như không thiếu thốn bất cứ điều gì, nhưng cuộc sống của bản thân và gia đình lại phải luôn chìm ngập trong những ưu tư, phiền muộn... Ngược lại, có những người phải luôn sống trong tình cảnh “ăn bữa sáng, lo bữa chiều” nhưng vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan vui sống cũng như niềm hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Mặc dù vậy, thói quen của phần lớn mọi người trong xã hội vẫn là xem trọng những giá trị vật chất, bởi những tác động tức thời mà nó mang lại. Người xưa hẳn đã quan sát rất kỹ hiện tượng này nên mới có 2 câu ca dao đầy châm biếm như sau:

Miếng ăn là miếng tồi tàn,
Mất đi một miếng lộn gan lên đầu.

Vế đầu tiên của câu ca dao này chỉ ra tính chất thấp hèn của các giá trị vật chất, tiêu biểu là những “miếng ăn”, chỉ tạo được sự thỏa mãn nhất thời mà không để lại tác động dài lâu trong việc hoàn thiện tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đầu mối khởi lên biết bao tranh chấp, giành giật trong xã hội, chỉ bởi vì thế thái nhân tình vẫn luôn “mất đi một miếng lộn gan lên đầu”.

Sự cần thiết của những giá trị vật chất trong cuộc sống là không thể phủ nhận. Nhưng nếu chúng ta để mình bị trói buộc, cuốn hút vào cuộc tranh giành những giá trị vật chất, chúng ta chắc chắn sẽ đánh mất đi những giá trị tinh thần cao quý vốn có của mình.

Trong “cái vòng danh lợi cong cong”, mỗi người chúng ta nếu muốn giành lấy phần ưu thế về mình thì điều tất nhiên là phải vượt qua những người khác. Và như thế, cái “được” của người này sẽ luôn là cái “mất” của người kia. Trong cái vòng xoay của những “hơn, thua, được, mất” về những giá trị vật chất ấy, sự thật là mọi giá trị tinh thần cao quý chỉ có thể ngày càng bị mất dần đi mà không bao giờ được tạo ra hay tăng trưởng. Vì thế, chỉ khi nào chúng ta thực sự nhận ra được điều đó và thay đổi cách nhìn đối với các giá trị vật chất thì mới có cơ may thoát ra được cái “vòng cong cong” luẩn quẩn kia!

Khi thực sự hiểu ra được rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn”, không phải là chúng ta sẽ không cần đến những giá trị vật chất, mà chỉ là nhận thức đúng hơn về những giá trị đó, không để cho chúng chi phối hoàn toàn mọi hành vi và tư tưởng của chúng ta. Từ việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết cho cuộc sống đến chỗ thỏa mãn mọi ham muốn về vật chất của mình là một khoảng cách không dễ đo lường. Khoảng cách đó có khi là vô tận, vì người theo đuổi sẽ mãi mãi không bao giờ đến đích. Nhưng khoảng cách đó cũng có thể chỉ là ngay trong tầm tay của chúng ta, khi ta nhận biết rằng mọi sự ham muốn vật chất chỉ là giả tạo và giá trị chân thật của niềm vui trong cuộc sống này không nằm ở đó. Nhờ đó, chúng ta có thể dừng ngay lại mọi cuộc săn tìm, truy đuổi, và tìm được niềm vui sống ngay trong hiện tại này.

Nhận thức khởi đầu này là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện một cuộc sống hòa hợp và chia sẻ cùng nhau. Phần lớn những tranh chấp, bất đồng thường gặp trong đời sống đều là xuất phát từ những giá trị vật chất, hoặc ít ra cũng là có liên quan đến chúng. Khi xóa bỏ được nguyên nhân này, mọi người sẽ có thể dễ dàng xích lại gần gũi với nhau hơn.

Việc chia đều lợi ích trong một tập thể chính là biểu hiện cụ thể của sự quan tâm lẫn nhau. Đây là điều kiện lý tưởng nhất cho một cuộc sống hòa hợp giữa tất cả mọi người, bởi vì những người có thu nhập quá thấp - vì những nguyên nhân nào đó - sẽ không đến nỗi quá khó khăn, trong khi đối với những người có thu nhập cao thì việc chia sẻ một phần lợi tức với người khác sẽ không gây khó khăn gì cho cuộc sống của họ.

Trong thực tế đời sống, tuy chúng ta chưa thể đạt đến sự chia đều lợi ích, nhưng ta có thể thực hành việc chia sẻ một phần lợi tức với những người khó khăn hơn mình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội hiện đại ngày nay cũng đang có những chuyển biến nhất định theo hướng khuyến khích mọi người chia sẻ cùng nhau, nhất là những người giàu có cần quan tâm hơn nữa đến những người nghèo khó. Sự thật, chúng ta đang chứng kiến những khoản tiền rất lớn từ các quốc gia giàu có thường xuyên được chuyển đến để giúp đỡ những nước còn nghèo kém. Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt chúng ta cũng chính là mang ý nghĩa chia sẻ những giá trị vật chất cùng nhau trong cuộc sống.

Nhận thức đúng về các giá trị vật chất trong quan hệ chia sẻ cùng nhau có thể mang lại lợi ích tinh thần lớn lao trong những hoàn cảnh rất tinh tế, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại ngay cả những lợi ích về vật chất nhiều hơn. Chẳng hạn, trong các quan hệ kinh tế, chúng ta thường cân nhắc sự lợi hại thông qua các khoản lợi tức được chia sẻ giữa đôi bên, và bên nào cũng muốn giành được phần lợi về mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách thông thoáng hơn, sự nhân nhượng trong việc chia sẻ các giá trị vật chất không hẳn đã là “thua kém”. Khi chúng ta nhận ít hơn một phần lợi nhuận, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đối tác của ta sẽ nhận được nhiều hơn một chút. Như vậy, tất yếu sẽ mang lại sự hài lòng cho họ và kèm theo đó là sự thân thiện hơn trong quan hệ đối với ta. Nhờ đó, mối quan hệ hợp tác sẽ có nhiều khả năng được tồn tại và phát triển. Điều này lại đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập của chúng ta sẽ được ổn định và lâu dài hơn. Như vậy, lợi ích cuối cùng về vật chất cũng chưa hẳn đã là ít hơn.

Sự bất đồng về các lợi ích vật chất là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đổ vỡ của hầu hết các mối quan hệ hợp tác. Va chạm về quyền lợi cũng là yếu tố thường gặp trong việc gây ra chia rẽ giữa những người trong cùng một tập thể. Nếu chúng ta cùng nhau thực hiện nguyên tắc “lợi hòa đồng quân”, chắc chắn sẽ có thể ngăn chặn và loại trừ được một phần nguyên nhân chủ yếu phá hoại cuộc sống chung hòa hợp giữa mọi người.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2018(Xem: 7175)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 6872)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7451)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 11911)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 4847)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7262)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5550)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 5939)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5442)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7595)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]