Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn

18/02/201114:55(Xem: 8442)
83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn

Đây là một lời khuyên về thái độ sống có thể áp dụng vào rất nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhưng nó đặc biệt hữu ích nhất với môi trường trong nhà. Nó liên quan đến sự chán nản rất thường gặp do cảm giác như là mọi thứ chẳng có gì tiến triển.


Trong thực tế, cuộc sống là một trạng thái liên tục thay đổi. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta thường quá trói buộc vào những kinh nghiệm sống riêng của mình nên không thể nhìn thấy sự thay đổi đang diễn ra. Một ví dụ rất thường gặp tiêu biểu cho hiện tượng này được nhìn thấy với trẻ con. Nếu bạn gần gũi chúng mỗi ngày, bạn gần như không nhận ra được chúng đang lớn. Tuy nhiên, nếu một người bạn đã lâu mới đến chơi sẽ thường nói thế này: «Chà, lũ trẻ mau lớn quá!»


Đôi khi chúng ta trở nên chán nản bởi những vấn đề có vẻ như chẳng bao giờ chấm dứt – những trận cãi vã của con cái, gian nhà chứa rối tung lên, hàng tá những cuộc gọi chưa trả lời được, cũng như nhiều điều khác nữa, mà có thể làm cho cuộc sống dường như là quá sức chịu đựng của chúng ta. Sai lầm của chúng ta là ở chỗ, chúng ta luôn đòi hỏi sự toàn hảo. Sự mong đợi của chúng ta luôn ở mức quá cao đến nỗi chúng ta không thể nào nhận ra những thay đổi hay hoàn thiện của sự việc đang liên tục diễn ra. Chúng ta đổ lỗi cho sự khổ sở của mình là bởi vì lũ trẻ đang tranh cãi nhau, căn nhà chứa đang dơ bẩn, và chúng ta đang có những cuộc gọi chưa trả lời. Sự chú ý của chúng ta là vào những khó khăn hiện có và vấn đề hiển nhiên là sự không hoàn thiện chẳng bao giờ chấm dứt.


Vấn đề ở đây là, nếu chúng ta cứ nhất định là mình chỉ được vui vẻ khi nào mà mọi khó khăn hoàn toàn chấm dứt, chúng ta sẽ tự buộc mình vào một cuộc sống đầy thất vọng cho đến cuối đời. Trong thực tế, trẻ con bao giờ cũng phải có những mâu thuẫn, những gian nhà chứa hiếm khi ở trong tình trạng hoàn hảo, và bao giờ cũng sẽ có ít nhất là năm ba cuộc gọi để phải trả lời...


Điều cực kỳ hữu ích là biết cách không chú ý vào sự toàn hảo, mà là vào sự tiến triển của sự việc. Thường thì bạn sẽ tìm thấy ngay một vài biểu hiện như thế nếu bạn chú ý. Lấy ví dụ, lũ trẻ thật sự là có tranh cãi nhau, nhưng có thể là không nhiều bằng tháng trước – có thể là đã tốt hơn trước đây đôi chút. Hoặc ít nhất thì bạn cũng đã lau dọn được một phần nhỏ trong gian nhà chứa, và làm cho nó bớt lộn xộn hơn trước kia. Hoặc là, bạn sẽ nhận thấy hôm nay mình đã trả lời được một số cuộc gọi, để danh sách chờ đợi không còn quá cỡ nữa...


Khi bạn chú ý vào những sự tiến triển của sự việc, bạn sẽ có được niềm hy vọng rằng thật sự là có đôi chút sáng sủa ở ngày mai. Điều này còn có thể cho bạn thấy là cuộc sống không đến nỗi tồi tệ như đôi khi bạn có thể đã lầm tưởng. Tôi nghĩ rằng nếu bạn nhìn thật kỹ và trung thực vào cuộc sống của mình, bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì những tiến triển của sự việc đã thường xuyên diễn ra như thế nào. Nếu bạn chú ý được vào những sự hoàn thiện từng bước này, bạn sẽ giảm nhẹ được căng thẳng và có được rất nhiều niềm vui trong cuộc sống.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2012(Xem: 10940)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 7335)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
23/12/2012(Xem: 5190)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 9475)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 8648)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 4553)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 6517)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 5234)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 4533)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 5976)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567