Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

65. Giữ gìn sức khỏe

18/02/201114:55(Xem: 8591)
65. Giữ gìn sức khỏe

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

65. Giữ gìn sức khỏe

Tôi có đề cập với một cô bạn rằng một trong các giải pháp tôi đề ra trong tập sách này là việc giữ gìn sức khỏe. Mặc dù cho rằng giải pháp này nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng cô ấy hỏi tôi: «Việc giữ gìn sức khỏe thì có quan hệ gì với việc không cáu gắt vì những chuyện vặt vãnh ở nhà kia chứ?» Sau khi đã trả lời thỏa mãn cho cô ấy, tôi chợt nghĩ rằng, hẳn sẽ có rất nhiều người nảy ra câu hỏi này, bởi vì nhìn thoáng qua, hai vấn đề dường như không có gì quan hệ với nhau. Thế nhưng có đấy.


Hãy nghĩ đến điều gì xảy ra mỗi lần bạn, hoặc một người nào đó trong gia đình bạn, bị bệnh. Cho dù đó là một cơn cảm lạnh hay một trận cảm cúm, một điều chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn cảm thấy không được khỏe trong một thời gian kéo dài, đó là: gia đình sẽ bắt đầu phải chịu đựng nhiều thứ, và rồi cả sự minh mẫn của bạn cũng sẽ suy sụp.


Trước hết, sẽ khó khăn hơn nhiều để giữ cho mọi thứ được sạch sẽ và trật tự khi bạn thấy không được khỏe. Và cũng khó khăn hơn để hoàn thành các trách nhiệm của mình, cũng như làm được những điều mà bạn thật sự yêu thích. Bao giờ cũng vậy, bạn sẽ chậm trễ hết thảy mọi công việc, từ việc trả lời điện thoại cho đến dành thời gian cho những người thân yêu, hoặc lau dọn phòng chứa đồ... Và hẳn bạn cũng sẽ đồng ý là, càng chậm trễ công việc, bạn càng trở nên căng thẳng hơn. Bạn dễ nóng giận hơn, và vì thế, trở nên gay gắt và quá khích. Cùng một sự việc mà trước đây bạn vượt qua dễ dàng giờ đây có thể làm cho bạn nổi khùng lên.


Điều muốn nói ở đây là, sức khỏe của bạn là một yếu tố trong việc bạn có dễ cáu gắt vì những chuyện vặt vãnh ở nhà hay không. Tôi không đề nghị là bạn trở thành một người chỉ ham chuộng sức khỏe, hay là bạn có thể dùng việc kém sức khỏe như một lý do để tự cho phép mình cáu gắt lên vì những chuyện vặt. Tuy nhiên, tôi muốn đề nghị bạn nên nhìn lại một cách toàn diện tầm quan trọng của một tình trạng sức khỏe tốt. Những điều như giữ vệ sinh thích hợp, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thói quen ngủ nghỉ, tập thể dục, rèn luyện thân thể... và nhiều yếu tố khác nữa.


Có một lần tôi tính toán rằng, phải mất nhiều năm phóng xe nhanh mới bù lại được thiệt hại của một ngày bị giam xe vì một vé phạt tốc độ. Nhìn theo cách này thì việc phóng nhanh hẳn là không tốt. Bạn có thể nghĩ đến sức khỏe của mình theo cách tương tự. Một cơn cảm lạnh hay một trận cảm cúm mà lẽ ra có thể tránh được nhờ những thói quen rèn luyện tốt về sức khỏe sẽ làm mất mát thời gian và sinh lực nhiều hơn so với những việc đơn giản mà bạn có thể làm trước đó để có được một sức khỏe tốt hơn.


Điều rõ ràng là chúng ta cũng không thể kiểm soát hết mọi chuyện xảy đến cho cơ thể mình. Tuy nhiên, đối với phần lớn trong chúng ta, có rất nhiều điều có thể làm để hoàn thiện về sức khỏe. Tôi khuyên bạn nên xem xét giải pháp này như là một phần quan trọng trong cuộc sống hoàn thiện toàn diện. Tôi chắc chắn rằng, nếu bạn có thể khỏe khoắn hơn đôi chút, bạn sẽ có nhiều khả năng giảm bớt việc cáu gắt quá nhiều với những chuyện vặt vãnh trong gia đình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 6556)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4870)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5779)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8437)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7419)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
03/04/2013(Xem: 14780)
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism)...
03/04/2013(Xem: 5400)
Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia ...
03/04/2013(Xem: 6263)
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy ...
02/04/2013(Xem: 13150)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 8360)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]