Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã

18/02/201114:55(Xem: 9843)
34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã

Hãy nhìn nhận một thực tế, hầu hết chúng ta đều không cảm thấy là mình đã có đủ tiền bạc để làm những điều mà mình thật sự muốn làm – đi du lịch, sửa chữa nhà cửa, hoặc mua những thứ cần thiết. Thật ra, vấn đề dường như không phải ở chỗ là chúng ta có đủ số tiền cần thiết hay không, mà là chúng ta sẽ làm gì với thực tế này của đời sống. Trong một mức độ rộng lớn, cách nhận thức về vấn đề này của chúng ta sẽ ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống gia đình.


Đôi khi, chúng ta cảm thấy rất muốn – và chính tôi cũng đã từng làm – bỏ nhiều thời gian để than phiền về chuyện tiền bạc của mình hạn hẹp như thế nào, và dùng điều này như một cái cớ để không vui, thay vì là cứ vui vẻ với số tiền mà chúng ta đang có. Chúng ta mơ mộng về một kỳ nghỉ hè mà chúng ta có thể không bao giờ có được, hay mong muốn được chuyển đến một căn hộ lớn hơn; và vì thế không thực hiện được một kỳ nghỉ giản dị, nhưng không kém phần vui thú mà chúng ta thật sự đủ khả năng lo liệu, hoặc tận dụng được ở mức tốt nhất căn hộ chúng ta đang hiện có.


Tôi có một người bạn thân mà khả năng tiền bạc rất hạn hẹp. Điều làm cho tôi phải kinh ngạc là tất cả những gì anh ta đã làm được chỉ bằng vào những gì anh có trong tay. Anh ta thích tham gia những chuyến đi chơi trong ngày và rất thích cắm trại. Anh đã cho tôi xem nhiều bức ảnh đẹp nhất của những nơi mà tôi chưa từng biết đến. Anh cũng đã từng tham gia một số chuyến đi bộ đường dài tuyệt vời nhất có thể tưởng tượng được, và những chuyến đi chơi ngoài trời thú vị nhất từ xưa nay. Anh ta thích leo núi đá, thích hoa, chim chóc và đời sống ở biển. Anh ta là một trong những con người gợi cảm và từng trải nhất mà tôi đã từng quen biết. Và dù vậy anh rất hiếm khi đi ra khỏi nước. Anh đã chỉ ra cho tôi thấy rằng, ngay ở quê nhà chúng tôi, bạn cũng có thể đi chơi mỗi dịp cuối tuần đến một nơi đẹp đẽ khác nhau, chỉ trong một quãng lái xe rất dễ dàng – và nếu bạn không muốn, bạn cũng không bao giờ phải viếng thăm một nơi đến hai lần. Anh cười nhạo tất cả những người quen biết khi thấy họ phải vay tiền ngân hàng để đi du lịch ở những vùng xa lạ tận Châu Âu, trong khi lại chưa từng một lần đến thăm những công viên quốc gia xinh đẹp ở ngay bên cạnh nhà. Tôi đã quen biết anh bạn này hơn mười năm, và chưa bao giờ nghe anh ta, dù chỉ một lần, than phiền chuyện tiền bạc. Trong suy nghĩ của tôi, anh ta đúng là một trong những người giàu có nhất thế giới.


Bạn cũng có thể học lấy cách suy nghĩ này và áp dụng vào bất cứ sự việc nào khác, khi mà sự thiếu thốn về tiền bạc có thể xem như một trở ngại. Bạn có thể than phiền là bạn không đủ tiền để chuyển đến một căn hộ lớn hơn, rằng bạn sẽ chẳng bao giờ đủ khả năng để mua một căn nhà riêng cho mình; hoặc thay vì vậy, bạn có thể sửa chữa lại căn nhà đang có theo những cách thức sáng tạo và rẻ tiền, phù hợp với ngân sách mà bạn đang hiện có. Bạn có thể cảm thấy thật tồi tệ khi bạn không có đủ tiền để mua cho những người thân món quà Giáng sinh đáng giá như bạn mong muốn; hoặc thay vì vậy, bạn có thể tự hào với một bữa ăn hay những cái bánh mà bạn tự làm cho họ, hay là với tấm thiệp mừng xinh đẹp mà bạn đã bỏ thời giờ để chọn ra. Hoàn toàn tùy thuộc nơi mỗi chúng ta để quyết định cho chính mình. Liệu chúng ta có khao khát được nhiều hơn, và tạm gác những niềm vui hiện tại vì còn thiếu thốn tiền bạc – hay liệu chúng ta có thể tận dụng tốt nhất khả năng hiện có và giữ cho thái độ lạc quan của mình không hề thương tổn?


Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ nhiều đến những gì mình không có hoặc không thể làm được, chúng ta tạo ra một khoảng cách giữa những gì đang có và những điều mong muốn. Rất thường khi, khoảng cách này chính là nguồn tạo ra rất nhiều căng thẳng. Bạn có thể xóa bỏ đi nguồn căng thẳng này bằng cách quyết định thôi không lấy vấn đề thiếu thốn tiền bạc để đánh giá sự hạnh phúc hay buồn chán của mình nữa. Điều này không có nghĩa là bạn không mong muốn, hoặc xứng đáng để có nhiều tiền bạc hơn – hay là không nên cố gắng để kiếm nhiều tiền hơn. Đề xuất này chỉ đơn giản là, trong thời điểm hiện nay, bạn hãy tận hưởng càng nhiều càng tốt những gì đang sẵn có. Có thể là bạn sẽ ngạc nhiên. Khi bạn quan tâm nhiều hơn đến những gì có thể làm được, thay vì là những gì không thể, thì một điều chắc chắn là: bạn sẽ vui vẻ hơn nhiều.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2020(Xem: 5678)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 5940)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7424)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9192)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5322)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7085)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
09/08/2020(Xem: 7362)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
09/08/2020(Xem: 6482)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh. Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
08/08/2020(Xem: 6421)
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
08/08/2020(Xem: 5627)
Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]