Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Sống buông xả bình thản

18/02/201114:55(Xem: 8859)
30. Sống buông xả bình thản

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

30. Sống buông xả bình thản

Buông xả bình thản là cụm từ tôi dùng để miêu tả một quá trình buông bỏ trong gia đình cũng như mọi nơi khác. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là bình thản trước sự hỗn độn của cuộc sống, với sự tán thành và khiêm tốn. Nghĩa là một hình thức của sự chấp nhận, hài lòng với hiện thực, và chấm dứt không còn vật lộn với cuộc sống nữa.


Thường thì chúng ta hay vật lộn với nhiều phạm vi trong cuộc sống mà phần lớn là vượt ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta – tiếng ồn, sự nhầm lẫn, những nhận xét mà ta không hài lòng, những món đồ thất lạc, sự thô lỗ, sự khiếm khuyết, những điều tiêu cực, những chiếc tẩu thuốc gãy, những đường ống nước bị nghẽn... gần như bất cứ điều gì. Chúng ta chống lại, nổi giận và bực tức, rồi mong muốn cho sự việc đổi khác đi. Chúng ta phàn nàn, cáu kỉnh và than vãn. Cho dù vậy, thêm vào tất cả những chuyện bực dọc này rồi thì kết quả cuối cùng vẫn là như vậy: những điều phiền lòng vẫn y nguyên như cũ. Những thái độ tức tối của chúng ta như nghiến răng, nắm chặt tay đấm... cũng chẳng tạo ra được sự khác biệt nào dù là nhỏ nhất. Trong thực tế, chúng chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, thường làm cho sự việc càng tồi tệ hơn cả mức thật có.


Buông xả bình thản không có nghĩa là thua cuộc. Cũng không phải là thờ ơ, lười nhác hay không quan tâm. Thay vì vậy, đây là một thái độ chấp nhận thích hợp, là sẵn lòng buông bỏ tính cố chấp xưa nay của chúng ta, cho rằng mọi chuyện trong đời phải xảy ra theo một cách nhất định nào đó, hay là phải khác hơn so với thực tại. Ý nghĩa khôn ngoan trong giải pháp này cũng đơn giản thôi: cho dù bạn có mong muốn mọi chuyện khác đi (hoặc đòi hỏi như thế), chúng vẫn không thay đổi. Chúng vẫn hiện hữu đúng như thực tại.


Điều này cũng không có nghĩa là bạn không nên thực hiện những đổi thay hay thúc đẩy sự hoàn thiện. Bạn hoàn toàn nên làm những điều đó khi thấy là quan trọng hay cần thiết. Điều mà giải pháp này đang đề cập đến là sự bực bội khi mọi việc xảy ra không như ý muốn.


Phương pháp sống buông xả bình thản là bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt. Ví dụ như, trong khi rửa bát đĩa, bạn bộc lộ bản chất con người – là không hoàn thiện – và làm rơi vỡ một cái đĩa. Thay vì là kêu thét lên rồi dậm chân vì bực tức, hãy xem bạn có thể nào chấp nhận giây phút đó đúng như thực tại – thực tại có cái đĩa đã vỡ. Không có vấn đề gì to tát, không cần phải bực dọc, không cần phải hốt hoảng. Chỉ một sự chấp nhận trìu mến đối với sự thật trong hiện tại. Kìa là cái đĩa vỡ, trước mặt bạn, trên mặt đất. Vấn đề là: giờ bạn sẽ làm gì đây? Cái đĩa đã vỡ rồi. Bạn có thể căng thẳng đôi tay hơn để rồi có lẽ sẽ làm vỡ thêm một cái khác, hoặc là bạn có thể thư giãn đi và nhận ra tính hài hước trong một sự thật là tất cả chúng ta đều không hoàn thiện.


Một ví dụ khác có thể là về chuyện giao tiếp giữa vợ chồng. Nếu vợ (hay chồng) bạn nói một điều gì đó mà thường thì có thể làm bạn bực mình, hãy xem bạn có thể nào phản ứng một cách hơi khác đi chăng. Thay vì cảm thấy bực bội với nhu cầu cần đưa ra lời phê phán của vợ (hoặc chồng) mình trong lúc ấy, xem bạn có thể nào «phớt lờ» đi, và tỏ thái độ yêu thương bất chấp sự phê phán đó. Cũng như trường hợp trước, lời phê phán giờ đây đã được đưa ra. Phản ứng như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn có thể thay đổi đi cách phản ứng theo thói quen lâu nay, để phản ứng theo một cách hòa dịu hơn, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng mọi việc rồi ra cũng đều tốt đẹp cả.


Trong gia đình chúng tôi, có một câu cách ngôn nhỏ mà một trong hai đứa bé đã nghĩ ra. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng đó là một cách thật tuyệt để mô tả cách sống buông xả bình thản. Khi một vật gì đó đổ vỡ, hoặc có điều gì thật sự không hay xảy ra, một trong hai đứa trẻ sẽ nói câu này: «Ái chà, chuyện gì cũng có thể xảy ra.» Nói một cách khác, chuyện vùng vẫy liệu có ích gì đâu?


Giải pháp này đặc biệt hiệu quả khi có rất nhiều chuyện lộn xộn xảy ra trong nhà. Mới hôm qua đây, tôi ở nhà với cả hai đứa trẻ và hai nhóc bạn của chúng. Tất cả bọn trẻ đều đã đói, và tôi thì vẫn chưa lau chùi xong những chỗ bẩn cuối cùng. Điện thoại reo cùng lúc với chuông gọi cửa. Trong một lúc, tôi nghĩ rằng mình sắp phát điên lên được. Rồi thì tôi nhớ ra, thở một hơi thật sâu và buông bỏ. Trong giây phút hỗn loạn đó, điều tốt nhất tôi có thể làm là thực hành sống buông xả, hoàn toàn thư giãn. Điều thú vị đối với tôi trong chuyện này, cũng như mọi trường hợp tương tự khác mà tôi có thể nhớ lại, là ngay lúc tôi buông xả và thôi không vật lộn với sự việc nữa thì mọi thứ bắt đầu lắng dịu.


Nếu bạn sẵn lòng thử nghiệm giải pháp này một lần, bạn sẽ kinh ngạc trước kết quả thấy được. Bạn càng bình thản hơn thì cuộc sống của bạn sẽ càng dễ dàng hơn. Thay vì làm trầm trọng thêm những sự việc không hay và nhận lấy những gì tồi tệ nhất nơi người khác, bạn sẽ bắt đầu biết cách chặn đứng điều không hay ngay khi nó còn chưa kịp phát triển thêm. Với thời gian, và với sự rèn luyện đôi chút, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm những cơn hỗn loạn dưới một ánh sáng hoàn toàn mới. Sẽ giảm đi rất nhiều kịch tính trong cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy bắt đầu ngay hôm nay, để xem bạn có thể nào giảm nhẹ sự hỗn loạn bằng vào cách sống buông xả bình thản này hay không.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 10203)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8420)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8946)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9838)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 10580)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 10082)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8563)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9533)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8878)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 8275)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]