Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Chấp nhận sự bất đồng

18/02/201114:55(Xem: 8340)
26. Chấp nhận sự bất đồng

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

26. Chấp nhận sự bất đồng

Mỗi con người chúng ta là một thực thể duy nhất và nhìn cuộc sống theo những cách khác nhau. Chúng ta có những sở thích riêng, và giải thích sự việc cũng theo cách riêng của mỗi người. Bởi vì tất cả chúng ta đều được nuôi nấng và dạy dỗ để suy nghĩ theo những cách nhất định, chúng ta có những phương thức tinh tế riêng biệt của mình trong việc giải quyết những xung đột, cũng như sự lý giải về nguyên nhân sự việc. Mỗi chúng ta đều đặt ra những mức độ khác biệt đáng kể trong việc nhận định sự việc nào là thật sự thích hợp và quan trọng. Chúng ta gần như luôn luôn có thể chỉ ra sai lầm trong cung cách suy nghĩ và ứng xử của người khác. Chúng ta xác định sự đúng đắn trong cách nhìn nhận thực tiễn của chính mình bằng cách tập trung vào những điển hình mà chúng ta tin là chứng minh được điều đó. Nói tóm lại, cách nhìn nhận cuộc sống của chúng ta dường như luôn luôn công bằng, hợp lý và chính xác – tất nhiên là chỉ đối với chúng ta.


Vấn đề ở đây là, mọi người khác cũng đều có cùng sự giả định như thế.
Chung quanh ta, vợ (chồng), con cái, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm – và tất cả mọi người khác nữa – đều tin tưởng giống nhau rằng cách nhìn của họ về cuộc sống là đúng nhất. Hoàn toàn có thể đoán trước được rằng, mọi người khác không thể hiểu được vì sao bạn lại không nhìn nhận sự việc theo cách giống như họ, và cũng sẽ nghĩ rằng, giá như bạn giống họ thì mọi việc hẳn là đã tốt đẹp biết bao nhiêu!


Biết được sự thật này, vậy thì tại sao hầu hết chúng ta lại cứ tiếp tục bực dọc, khó chịu với một thực tế là: chúng ta dường như bất đồng ý kiến với nhau quá thường xuyên. Tại sao chúng ta lại dễ dàng bực dọc khi một người chúng ta quen biết hoặc yêu thương bày tỏ ra một ý kiến hay quan điểm khác hơn, giải thích một điều gì đó theo cách khác hơn, hoặc cho rằng chúng ta đã sai? Tôi tin rằng câu trả lời cho những câu hỏi này rất đơn giản: Chúng ta quên mất rằng, về mặt tâm lý, tất cả chúng ta đều sống trong những thực tế tách biệt riêng của mình. Phương thức mà chúng ta diễn giải cuộc sống và sự việc quanh ta đã chịu sự ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà hoàn toàn chỉ có trong cuộc đời của riêng ta. Thời thơ ấu và những kinh nghiệm sống trước đây của tôi đã và sẽ tiếp tục khác biệt với bạn, bởi vậy nhận thức của tôi về cuộc sống sẽ phần nào khác hơn. Một sự kiện nào đó làm tôi bực mình, có thể sẽ là không đáng kể đối với bạn – và ngược lại.


Bí quyết để trở nên hòa nhã hơn và giảm sự quá khích là luôn tự nhủ rằng, việc tất cả chúng ta khác biệt nhau là không sao cả. Thay vì ngạc nhiên trước sự thật này của cuộc sống, bạn có thể biết cách chờ đợi trước, hoặc thậm chí là chấp nhận nó. Thay vì thấy bối rối khi có một người thân không đồng ý với mình, hãy tự nhủ rằng: «Dĩ nhiên là cô ấy sẽ nhìn vấn đề một cách khác hơn thôi.» Thay vì phải ở vào tư thế bảo vệ khi kiến giải của bạn về một sự việc lại khác biệt với một người khác, hãy xem bạn có thể nào quay sang biết ơn người ấy, và thích thú với những dịp rất hiếm hoi khi mà bạn có thể thật sự nhìn sự việc theo cách giống như vậy.


Bạn có thể đồng ý với sự bất đồng. Điều này không có nghĩa là cách nhìn của bạn kém phần quan trọng hay không chính xác, chỉ có nghĩa là bạn sẽ không quá bực mình với sự thật là những người khác không phải bao giờ cũng đồng ý với bạn, hoặc nhìn sự việc theo cùng một cách. Trong rất nhiều trường hợp, bạn có thể cần giữ vững những ý kiến và giá trị riêng của mình, và điều đó là tốt. Nhưng hãy làm thế với sự chân thành tôn trọng và hiểu biết đối với ý kiến của những người khác nữa. Khi bạn làm như thế, sẽ xóa đi rất nhiều sự căng thẳng và những tranh cãi có thể có. Trong hầu hết các trường hợp, người mà bạn bất đồng ý kiến sẽ cảm nhận được sự thành thật tôn trọng của bạn và rất có thể cũng sẽ giảm đi những phản ứng thái quá. Thêm vào đó, khi bạn áp dụng thái độ không phản ứng quá khích này vào trong việc giao tiếp, bạn sẽ tự thấy mình dần dần trở nên quan tâm nhiều hơn đến ý kiến của người khác.

Và điều này sẽ làm cho bạn thấy thích thú hơn trong giao tiếp. Bạn sẽ biết cách khơi dậy được những gì tốt đẹp nhất nơi người khác, và đồng thời bạn cũng sẽ cống hiến được những gì tốt đẹp nhất của mình. Mọi người đều có lợi!


Tôi đã từng nhìn thấy sự thay đổi đơn giản trong cách nhìn như thế này giúp cải thiện nhiều quan hệ hôn nhân, bạn bè, cũng như trong gia đình. Điều này đơn giản và mang lại cho cuộc sống rất nhiều niềm vui. Vì thế, hãy bắt đầu ngay hôm nay, xem bạn có thể nào đồng ý với sự bất đồng hay không. Một giải pháp rất đáng giá để bạn nỗ lực.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10281)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7272)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15896)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8695)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9517)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9231)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9086)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11831)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11662)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10343)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]