Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán

18/02/201114:55(Xem: 8958)
14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán

Đối với các bậc cha mẹ thông thường, ít có chuyện gì đáng bực mình hơn là những lời than vãn của con cái: «Con chán quá!» hay «Chẳng có gì để chơi cả.» Điều này đặc biệt càng đúng đối với những bậc cha mẹ cố gắng hết sức trong việc tạo cho con cái mình nhiều trò vui, nhiều hoạt động thật đa dạng để chúng có thể tùy ý lựa chọn. Thế nhưng, điều mỉa mai là chính những bậc cha mẹ nào có nỗ lực nhiều nhất trong việc này sẽ chịu đựng nhiều nhất những lời than vãn kiểu như trên.


Những đứa trẻ có quá nhiều cơ hội chọn lựa, nhiều trò vui được vạch sẵn để chơi, lại thường là những trẻ dễ nhạy cảm nhất với sự buồn chán. Lý do là vì, những trẻ này đã quen với sự kích thích và việc được giải trí gần như từng phút từng giây trong ngày. Chúng thường chuyển tiếp nhanh từ hoạt động này sang hoạt động khác với khoảng thời gian ngăn cách rất ít, và có những chương trình vạch sẵn cũng đầy kín thời gian chẳng thua gì cha mẹ chúng. Điều rất đơn giản là, khi mọi thứ không tiếp diễn như thường lệ, chúng sẽ cảm thấy buồn chán, bứt rứt, và hết sức cần thiết phải tìm ra một trò gì đó để chơi. Nhiều đứa trẻ cảm thấy như không thể nào sống được mà không có một cái điện thoại trong tầm tay, một máy vô tuyến truyền hình hay truyền thanh được mở liên tục, hay một máy vi tính, hoặc một băng hình trò chơi để làm vui chúng.


Giải pháp ở đây không phải là đáp ứng đủ các thứ mà chúng muốn để nhằm xóa đi sự buồn chán. Như bạn có thể đã biết, chúng thường là sẽ từ chối tất cả những gợi ý của bạn. Tuy vậy, vấn đề lớn hơn là, xét về lâu dài, bạn đang làm một điều có hại cho con cái. Bằng vào việc đưa ra quá nhiều gợi ý về những trò vui để giữ cho chúng luôn bận rộn, bạn thật sự đang giải quyết vấn đề bằng cách thừa nhận rằng bọn trẻ đúng là cần phải có trò gì đó để chơi trong từng phút từng giây mỗi ngày.


Một giải pháp rất tuyệt – mà có thể làm sửng sốt những đứa trẻ đang buồn chán – là hãy đáp lại những lời than vãn trên bằng một câu rất tự tin kiểu như «Được đấy, không sao đâu con.» Hoặc hơn thế nữa, bạn có thể tiếp tục: «Thỉnh thoảng con cũng nên có những lúc buồn chán như thế.» Gần như tôi có thể đảm bảo với bạn là, một khi bạn đã thử theo cách này đôi lần và nói những điều đó một cách thật lòng, bọn trẻ sẽ từ bỏ đi ý tưởng cho rằng bạn là người phải làm vui chúng bằng những trò chơi liên tục không ngừng nghỉ. Một lợi ích ẩn sau giải pháp này là nó sẽ khuyến khích tính sáng tạo tốt hơn ở trẻ bằng vào việc buộc chúng phải tự mình tìm ra những trò chơi.


Tôi không muốn nói rằng bạn nên áp dụng điều này một cách cứng nhắc, hay là không giữ một vai trò tích cực, trìu mến trong các hoạt động của trẻ con. Điều muốn nói ở đây là một cách phản ứng lại trong trường hợp trẻ bị kích thích quá độ – khi mà thâm tâm bạn thật sự biết rõ rằng trẻ có đủ các trò chơi thích hợp và sự buồn chán là do tự thân chúng, không phải do thiếu điều kiện giải trí. Tôi nghĩ là rồi bạn sẽ thích thú cái cảm giác chủ động khi bạn đẩy ngược sự buồn chán trở về nơi xuất phát của nó – với bọn trẻ. Và một điều quan trọng nữa, khi làm việc này là bạn đang giúp ích rất nhiều cho trẻ qua việc dạy cho chúng biết rằng, chẳng có gì đáng ngại khi không có đủ trò chơi trong từng phút từng giây mỗi ngày. Thỉnh thoảng nên cảm nhận sự buồn chán và điều đó là tốt thôi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2015(Xem: 8768)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18367)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 387938)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22238)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
02/04/2015(Xem: 11956)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách. Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.
01/04/2015(Xem: 8774)
Tôi năm nay 24 tuổi, công việc ổn định và yêu một anh bạn đồng nghiệp, hai chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ làm lễ cưới (lễ hằng thuận) ở chùa. Vừa rồi, tôi đưa anh ấy ra Bắc, nơi chùa chị tôi xuất gia tu học để làm lễ quy y cho anh. Quy y xong, anh được nhà chùa cho tụng kinh, khi tụng xong thì chuyện bất ngờ xảy ra, chồng sắp cưới của tôi xin phép thầy xuất gia. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi hết sức bất ngờ, buồn vui lẫn lộn. Nếu anh ấy xuất gia được thì hủy lễ cưới luôn. Thầy bảo sẽ trợ duyên cho anh ấy ở chùa tập sự một năm mới được xuống tóc và gửi đi học. Bây giờ, ngoài việc niệm Bồ-tát Quan Thế Âm ra, tôi chẳng biết làm gì nữa.
31/03/2015(Xem: 8918)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18534)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
29/03/2015(Xem: 18873)
Giảng về diệu lý Bát Nhã của Bộ Kinh Kim Cang là pháp môn bình đẳng. Chúng ta phần đông đều không hiểu cho nên đầu lại thêm đầu, tướng lại thủ tướng đem cái pháp bình đẳng biến thành không bình đẳng.
28/03/2015(Xem: 8769)
Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]