Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

18/02/201114:55(Xem: 8159)
Dẫn nhập

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

Dẫn nhập

Cho dù là trong quan hệ với con cái, giữa vợ chồng với nhau, hoặc là với cha mẹ, thân tộc, anh chị em..., cung cách ứng xử trong gia đình thường khi cũng có những khó khăn. Sự quen thuộc với nhau, những thói quen không thể tránh, sự mong đợi, hy vọng vào người khác, sự hy sinh, rồi những mâu thuẫn trong dự trù công việc, các thói tật của mỗi người, cho đến vấn đề trách nhiệm... và biết bao nhiêu thứ vặt vãnh khác trong gia đình, đều có thể góp phần tạo nên một môi trường đầy căng thẳng. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình, có lẽ hơn hẳn bất kỳ ai khác, luôn thật sự nắm được yếu điểm của bạn để dễ dàng chọc giận. Cùng với những cung cách ứng xử trong gia đình là tất cả những trách nhiệm và những chuyện bực mình xoay quanh cuộc sống – hóa đơn, thực đơn, công việc vệ sinh, các chi phí sinh hoạt, công việc trong sân vườn, rồi các cuộc gọi điện thoại, những con vật nuôi, những người hàng xóm, cho đến công việc giặt ủi, tiếng ồn, việc bảo dưỡng các vật dụng... vân vân và vân vân... – và thế là bạn đã tự mang lại cho mình đủ các yếu tố để rơi vào một sự suy sụp tinh thần.

Chúng ta hãy thành thật thừa nhận điều này: có được một mái ấm gia đình là một đặc ân từ cuộc sống, và tất nhiên là rất đáng hoan nghênh, nhưng đồng thời cũng có những phần khó khăn nhất định, ngay cả khi mà mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Nếu bạn muốn có một cuộc sống gia đình đầy yêu thương, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, bạn phải học tính kiên nhẫn, và biết cách xem thường, không cáu gắt vì những chuyện vặt, để rồi bị chúng chiếm hết tâm trí mình. Có lẽ đã quá đủ những khó khăn để đối đầu và giải quyết trong cuộc sống gia đình. Vì thế, sự thật là nếu bạn quá quan tâm đến những chuyện vặt, chính là bạn đang tự đẩy mình đến chỗ suy sụp tinh thần. Với tôi, đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải vượt qua. Và phần thưởng đạt được sẽ rất đáng giá – sự hòa hợp trong gia đình, và ngay cả sự minh mẫn, sáng suốt cho chính bản thân bạn.

Tôi viết cuốn sách này nhằm giúp cho cuộc sống, những sinh hoạt trong gia đình, được phần nào dễ dàng hơn, và hy vọng là mọi người cũng yêu thương nhau hơn. Những giải pháp ở đây nhắm đến giải quyết các nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến sự tan vỡ, và giúp mang lại niềm vui trong gia đình, những niềm vui thường bị đánh mất đi chỉ vì những bực bội nhỏ nhặt và sự bận rộn trong cuộc sống hàng ngày. Những giải pháp này cũng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, sự kiên nhẫn và khôn ngoan của bạn. Chúng cũng giúp bạn có một thái độ sống đáng yêu hơn trong gia đình, biết ơn mọi người hơn, và có được sự thanh thản.

Những người biết xem thường, không quá bận tâm với những việc vặt vãnh trong gia đình có một cuộc sống thênh thang mở rộng. Họ chẳng phải tiêu hao đi bao nhiêu sinh lực vào những cau có, bực bội thường ngày, và như vậy sẽ còn thừa năng lượng để tìm được niềm vui, để có một cuộc sống đầy sáng tạo và yêu thương. Những phần sinh lực vốn thường bị tiêu hao đi trong sự căng thẳng, bực dọc, giờ đây có thể được tập trung vào cho sự sáng tạo và việc tạo ra những kinh nghiệm cũng như những ký ức thật vui tươi trong cuộc sống. Khi những việc nhỏ nhặt thôi không còn làm bạn bận tâm nhiều quá, gia đình sẽ trở nên một nguồn vui sống hơn bao giờ hết. Bạn trở nên kiên nhẫn và dễ tính hơn. Cuộc sống dường như cũng dễ dàng hơn. Bạn cảm nhận cuộc sống không còn nặng nề và phức tạp thái quá, và bạn cũng sẽ trải nghiệm được nhiều sự hòa hợp hơn trong cuộc sống. Cảm giác yên bình này lan tỏa quanh bạn, và sẽ được các thành viên khác trong gia đình cảm nhận. Khi bạn biết cách nhìn nhận sự việc đúng với bản chất của chúng, và trở nên nhẫn nhục, chịu đựng hơn, mỗi ngày trôi qua sẽ dường như dễ dàng và ít căng thẳng hơn. Bạn sẽ nhận ra được nét vô tư, đáng yêu của người khác trong những cách ứng xử mà trước đây vẫn thường làm cho bạn khó chịu. Điều này làm cho bạn cảm thấy thân thiết hơn với gia đình như là một tổ ấm, và cảm nhận được sự thanh thản hơn với tư cách là một thành viên trong tổ ấm đó. Vì vậy mà bạn cũng tự mình trở nên dễ dãi hơn, không còn đòi hỏi mọi việc nhất định phải diễn ra theo một cách nào đó, chỉ để làm vui lòng bạn. Bạn sẽ yêu thương nhiều hơn nữa trong trái tim mình, và sẵn lòng chia sẻ tình yêu đó với những người chung quanh. Và cuối cùng, bạn sẽ trở nên dễ hòa nhập với mọi người, một điều kiện cho phép bạn khơi dậy được những gì tốt đẹp nhất từ những người mà bạn yêu thương nhất.

Sau khi tôi viết cuốn «Dont Sweat the Small Stuff» (Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt), nhiều người đã hỏi tôi: «Có phải chuyện nhà ông bao giờ cũng êm ấm cả không?» Tôi phải thú thật là không phải thế! Ngay vào lúc mà cuốn sách nói trên của tôi vừa bày trên hiệu sách, các con tôi đã đặt tôi vào những chuẩn mực sống đặc biệt chưa từng có trước đó. Giờ đây dường như tôi không thể làm bất cứ việc gì mà không bị chỉ trích. Chẳng hạn, đã hơn một lần khi tôi cáu gắt, bực dọc về điều gì đó ở nhà, con gái nhỏ nhất của tôi, Kenna, tay cầm cuốn sách trong tay và chạy quanh nhà, miệng la lớn: «Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt, bố ơi! Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt!» Con gái 8 tuổi của tôi, Jazzy, thậm chí còn gay gắt với tôi hơn cả em nó. Gần đây, vào một ngày tôi vừa từ xa trở về sau một chuyến đi diễn giảng về một nếp sống thanh thản hơn và làm thế nào đểthoát khỏi sự căng thẳng, con bé và tôi cùng ăn bữa sáng. Trong khi chúng tôi đang ăn và nói chuyện cởi mở, thân mật cùng nhau, không hiểu sao tôi lại chuyển hướng và bắt đầu lên lớp giảng giải – những điều mà nó hoàn toàn không thể nào hiểu được. Đến một lúc, nó vụt đứng dậy, chống hai tay vào sườn, nói với giọng thật đáng yêu nhưng đầy mai mỉa: «Thôi đi, bố ơi. Liệu có thật là bố dạy cho mọi người thư giãn không đấy?» Thật lòng, tôi thú nhận điều này: tôi đã cáu gắt với những chuyện vặt trong gia đình tôi nhiều hơn ở bất cứ nơi nào khác. Và tôi dám cuộc là bạn cũng như thế thôi!

Không ai trong chúng ta đạt được sự toàn hảo, hay thậm chí gần đến sự toàn hảo, trong quan hệ cư xử cũng như trong sinh hoạt gia đình. Luôn luôn có những lúc mà chúng ta cảm thấy bực dọc hoặc quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm đi đáng kể những lần như thế. Chúng ta có thể tạo ra những bước hoàn thiện dần dần, hoặc thậm chí có khi đột biến, trong phương thức mà chúng ta gắn bó với các thành viên khác trong gia đình và với những trách nhiệm trong đời sống hàng ngày. Trong thực tế, chúng ta có thể hoàn thiện rất đáng kể cuộc sống của mình, như từng thành viên riêng rẽ và như một mái ấm gia đình.

Khuynh hướng «không cáu gắt vì những chuyện vặt» đã trở thành một ưu tiên trong cuộc sống của hàng triệu người. Và không ở đâu mà điều này lại có ý nghĩa quan trọng hơn là đối với những người thân yêu ngay quanh ta. Khi chúng ta trở nên phần nào thư thả và bình thản hơn, chúng ta sẽ tránh được một xu hướng chung rất thường gặp là coi thường gia đình và những người thân yêu của mình. Thay vào đó, chúng ta sẽ biết nhìn nhận giá trị của món quà từ gia đình, hay thật sự phải nói là món quà từ cuộc sống. Khi bạn áp dụng những ý tưởng này vào cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu tạo dựng một gia đình êm ấm hơn với đầy lòng yêu thương. Tôi xin gởi đến các bạn và gia đình tình yêu của tôi cùng với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7390)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 6664)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7203)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11664)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9488)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20174)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6657)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 18722)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8784)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]