Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thuần hóa tâm hồn

18/02/201111:50(Xem: 6809)
13. Thuần hóa tâm hồn

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Thuần hóa tâm hồn

Chúng ta được học bài thể dục buổi sáng từ những năm tiểu học, và luôn duy trì nó vào mỗi buổi sáng để bảo vệ sức khỏe. Hơn thế nữa, mỗi người chúng ta còn chọn cho mình một hay nhiều môn thể thao thích hợp để rèn luyện thân thể. Bởi vì chúng ta biết rằng đó là cách tích cực nhất để có thể sống vui, sống khỏe.

Chúng ta quan tâm đến phần thể lực như thế, nhưng lại rất thường quên đi yếu tố tinh thần. Trong khi đó, sự thật là tâm hồn cũng cần thiết phải được rèn luyện, phải được nuôi dưỡng mỗi ngày để có thể phát triển một cách lành mạnh, tốt đẹp. Hơn thế nữa, như một mảnh đất hoang luôn mọc nhiều cỏ dại, và cỏ dại sẽ phát triển mạnh mẽ hơn các loại cây trồng có ích, tâm hồn ta cũng có rất nhiều yếu tố xấu ác, tiêu cực, sẽ phát triển mạnh mẽ lấn át những yếu tố tốt đẹp, tích cực, nếu chúng ta không có sự quan tâm chăm sóc đúng mức.

Một con ngựa hoang dù có sức mạnh và có thể chạy rất nhanh nhưng không phải là một con ngựa có ích. Bởi vì nó không nghe theo sự điều khiển của chúng ta nên ta không thể sử dụng được nó. Ngược lại, nó còn có thể gây tai họa cho bất cứ ai đến gần. Để biến con ngựa hoang thành một con ngựa có ích, chúng ta phải thuần hóa nó, làm cho nó biết nghe theo sự điều khiển của chúng ta, và như vậy nó mới có thể giúp ích cho ta trong việc di chuyển hay kéo xe...

Tâm hồn chúng ta cũng là một con ngựa hoang. Có rất nhiều khi nó không chịu tuân theo những ý tưởng tốt đẹp mà chúng ta nhắm đến. Ngược lại, nó sẵn có những khuynh hướng xấu ác, độc hại, có thể gây ra tai họa cho chúng ta và cho người khác. Chẳng hạn như những khuynh hướng tham lam, thù hận, căm ghét hay ganh tỵ... Những khuynh hướng này có thể phát triển một cách tự nhiên rất mạnh mẽ mà không cần đến sự quan tâm của chúng ta, thậm chí nó còn cần có sự “ngủ quên” của chúng ta để có thể phát triển mạnh, và khi đã phát triển mạnh rồi thì nó khống chế chúng ta, biến ta thành những con ngựa hoang vô ích và luôn gây tai họa cho người khác.

Vì thế, để có thể trở thành người có ích trong xã hội, chúng ta không thể không thuần hóa tâm hồn, cũng giống như người ta thuần hóa con ngựa hoang để sử dụng được nó.

Thuần hóa tâm hồn có nghĩa là nuôi dưỡng và phát triển những yếu tố tốt đẹp, những đức tính mang lại cho ta niềm vui và sự thanh thản trong cuộc sống, và do đó cũng mang lại niềm vui và lợi ích cho những người quanh ta. Những yếu tố đó là sự thương yêu và tha thứ, sự cảm thông và chia sẻ, sự cởi mở và lắng nghe, tinh thần vị tha và sẵn sàng giúp đỡ người khác, cũng như sự nỗ lực học hỏi và vươn lên trong cuộc sống... Khi những đức tính này được phát triển, khuynh hướng tự nhiên là chúng sẽ đối trị, làm suy yếu và dẹp bỏ đi những yếu tố “cỏ dại” như sự tham lam, thù hận, căm ghét, bảo thủ, ích kỷ, ganh tỵ...

Mặt khác, giống như người làm vườn khi phát hiện cỏ dại sẽ nhanh chóng nhổ bỏ đi, sự thuần hóa tâm hồn cũng đòi hỏi chúng ta phải biết nhận ra và trừ diệt những tâm niệm xấu ác ngay khi chúng vừa sinh khởi.

Này người bạn trẻ, khi so sánh mảnh đất tâm hồn của chúng ta với một khu vườn để gieo trồng những cây trái có ích, tôi muốn nhấn mạnh thêm với bạn một chút về ý nghĩa của những hạt giống.

Những hạt giống khi chưa nảy mầm thật khó nhận biết phải không bạn? Khi chúng còn nằm khuất trong lòng đất, bạn không thể nhìn thấy được cho dù đó là hạt giống cỏ dại hay cây trồng. Và bạn thường phải chờ đợi cho đến khi chúng nảy mầm, đâm chồi lá mới có thể phân biệt được để nuôi dưỡng hay nhổ bỏ. Nếu bạn có khả năng nào đó để phân biệt chúng ngay từ khi còn là hạt giống, công việc chăm sóc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và cũng chắc chắn là sẽ có hiệu quả hơn.

Những hạt giống trong tâm hồn của chúng ta cũng vậy. Nếu bạn có thể khéo léo nhận biết, phân biệt ngay từ khi những tâm niệm tốt đẹp hay xấu ác còn chưa sinh khởi, bạn sẽ có thể dễ dàng thuần hóa tâm hồn mình một cách hiệu quả hơn.

Nhưng thế nào là một tâm niệm chưa sinh khởi? Đó là những hạt giống mà bạn gieo trồng vào tâm thức nhưng chưa có đủ điều kiện để phát sinh ra thành những ý tưởng, hành động xấu ác. Ở đây, có thể bạn sẽ thấy vấn đề có hơi trừu tượng, khó nắm bắt, và vì thế tôi nghĩ là cần có thêm một sự giải thích dễ hiểu hơn.

Lấy ví dụ như khi bạn xem một đoạn phim bạo lực, với các nhân vật đánh giết lẫn nhau để báo thù rửa hận gì gì đó... Có thể bạn nghĩ là vấn đề chẳng liên quan gì đến mình. Nhưng nếu tinh tế một chút, bạn sẽ thấy có rất nhiều ý niệm được sinh khởi trong lúc bạn xem đoạn phim ấy. Thực ra, bạn khó lòng tránh khỏi những giây phút cảm xúc theo với diễn tiến trong đoạn phim, và vì thế cũng đã có những lúc tâm trạng thù hận, căm tức hay oán ghét của nhân vật đã len lén đi vào lòng bạn...

Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây. Bởi nếu chỉ có thế thì chẳng có gì đáng nói. Trong thực tế, một hạt giống vô hình của lòng thù hận, căm tức hay oán ghét đã được gieo vào lòng bạn, và đang chờ đợi những điều kiện thuận lợi nhất định để có thể phát sinh thành những tư tưởng, lời nói hay hành động.

Chính điều này giải thích vì sao các nhà giáo dục hết lời phê phán các loại phim bạo lực hay có nội dung kém văn hóa... Bởi tác hại của chúng chính là gieo vào lòng người xem những hạt giống xấu mà ít ai nhận ra ngay để loại bỏ. Người ta thường phải đợi đến lúc chúng nảy mầm, đâm chồi lá rồi mới có thể nhận ra để loại trừ. Và sẽ là quá muộn nếu trong lòng ta có quá nhiều hạt giống xấu như thế...

Trường hợp trên chỉ là một ví dụ điển hình thôi, còn có vô số những trường hợp khác mà bạn vô tình gieo cấy vào tâm hồn mình những “hạt giống xấu”. Dừng chân đứng xem và cổ vũ cho một đám đánh nhau trên đường phố, đọc một cuốn sách có nội dung đồi trụy, chuyện phiếm với bạn bè về những đề tài vô bổ hoặc thậm chí có hại... Tất cả những điều đó đều gieo cấy những hạt giống xấu vào lòng bạn. Và bạn sẽ phải trả giá đắt một khi chúng nảy nở, phát sinh thành những tư tưởng, lời nói hay hành động...

Mặt khác, khi bạn nuôi dưỡng những ý tưởng tham lam, thù hận hay ganh tỵ... hoặc thực sự có những lời nói, việc làm như thế, điều này cũng gieo cấy vào lòng bạn vô số những hạt giống tham lam, thù hận, ganh tỵ... để chờ dịp sinh khởi nhiều hơn nữa. Điều này cũng giống như khi bạn bỏ sót một cây cỏ dại trong vườn. Nó lớn lên, trổ hoa và kết thành vô số hạt cỏ dại để rồi tiếp tục sinh sôi nảy nở ngay chính trên mảnh vườn ấy...

Nhưng ngược lại, nếu biết quan tâm, bạn sẽ có vô số cơ hội để gieo trồng những hạt giống có ích. Chẳng hạn, khi mua vé đi xem ủng hộ một chương trình ca nhạc gây quỹ vì người nghèo, bạn sẽ gieo cấy vào lòng mình một hạt giống tốt, với sự cảm thông và chia sẻ cùng những ai kém may mắn. Số tiền bạn đóng góp cho chương trình có thể là chẳng đáng vào đâu, nhưng chính yếu tố tinh thần, sự cảm thông và ý thức chia sẻ, giúp đỡ của bạn mới là điều quan trọng. Chính điều đó gieo cấy vào lòng bạn một hạt giống tốt, để rồi khi có điều kiện thuận lợi nó sẽ phát sinh ra thành những tư tưởng, lời nói hay việc làm tốt đẹp. Biết đâu vào một ngày nào đó chính bạn sẽ có đủ điều kiện để đứng ra tổ chức một chương trình quyên góp vì người nghèo tương tự hoặc lớn hơn thế nữa...

Và có rất nhiều trường hợp khác nữa mà bạn có thể tận dụng để gieo cấy những hạt giống tốt. Sự thực hành những đức tính như thương yêu và tha thứ, sự cảm thông và chia sẻ, tinh thần vị tha... đều là những hành vi tốt đẹp để gieo cấy vào tâm hồn chúng ta những hạt giống tốt đẹp cho tương lai. Cũng giống như khi bạn trồng một cây bắp và chăm sóc nó, bạn sẽ thu hái được rất nhiều hạt bắp để gieo trồng cho vụ mùa tới nữa...

Quan tâm đến yếu tố tinh thần trong cuộc sống là một điều hoàn toàn hợp lý nhưng lại rất thường bị quên lãng. Khi chúng ta biết rèn luyện, thuần dưỡng tâm hồn, chúng ta tạo điều kiện để cuộc sống của bản thân và mọi người quanh ta đều ngày càng tốt đẹp hơn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 18857)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 7627)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9830)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 54035)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
06/10/2015(Xem: 15797)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 16497)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11728)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 10094)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
03/10/2015(Xem: 15142)
Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân / 'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.
03/10/2015(Xem: 9663)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]