Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Yêu thương và sở hữu

18/02/201109:27(Xem: 6555)
24. Yêu thương và sở hữu

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Yêu thương và sở hữu

Có một khuynh hướng mà hầu hết chúng ta đều mắc phải: chúng ta luôn mong muốn được sở hữu tất cả những gì mình yêu thương, ưa thích.

Dạo chơi ngoài vườn, gặp một bông hoa đẹp, ý nghĩ đầu tiên của ta là cắt lấy và mang về. Cho dù ta biết là làm như thế bông hoa sẽ chóng tàn úa hơn, nhưng ta vẫn muốn nó là “của ta”, thay vì là để nó lại trong tự nhiên bên bờ giậu.

Chúng ta nuôi chim kiểng, cá cảnh... cũng không ngoài khuynh hướng này, cho dù ta biết rất rõ rằng những con chim trong lồng sắt kia không còn bay nhảy một cách tự nhiên xinh đẹp như khi chúng sống giữa thiên nhiên. Nhưng dù sao đi nữa, chúng là “của ta”!

Khuynh hướng này không chỉ đúng với những vật sở hữu theo cách hiểu như đồ vật, con vật... Nó còn đúng cả trong cách ta đối xử với những người mình thương yêu. Lòng ghen tuông cũng là một trong những biểu hiện của khuynh hướng “của ta” này.

Tuy vậy, lòng yêu thương chân thật không gắn liền với ý muốn sở hữu người mình thương yêu. Hay nói cách khác, chỉ khi ta trừ bỏ được ý muốn sở hữu, ta mới có thể đạt đến sự thương yêu chân thật.

Lòng cha mẹ thương con là một ví dụ điển hình. Không có sự tính toán được mất, hay nói đúng hơn là một thứ tình thương cho đi mà rất hiếm khi nhận lại. Lo lắng chăm sóc cho con từ tấm bé, cho đến khi dựng vợ gả chồng, cha mẹ dường như mất tất cả, không nhận lại được gì. Họ chỉ mong cho con tạo lập được một gia đình hạnh phúc, không hề mong rằng đứa con ấy sẽ mãi mãi là “sở hữu” của riêng mình.

Phần lớn tình thương mà chúng ta ban phát ra trong cuộc sống đều thuộc dạng có điều kiện. Chúng ta rất ít khi yêu thương ai theo cách chỉ đơn thuần vì đó là người ta yêu thương. Khi yêu thương như thế, ta thường không cảm nhận được hết sức mạnh, niềm vui mà tình thương mang lại.

Trong một vài trường hợp, ta cũng có thể bắt gặp những tình yêu vô điều kiện, khi người ta thật sự hết lòng yêu thương ai đó. Sức mạnh của những tình yêu như thế có thể được cảm nhận qua việc người ta sẽ làm bất cứ điều gì vì người mình thương yêu.

Chúng ta nên học cách yêu thương như thế. Đó mới chính là lòng yêu thương chân thật. Lòng yêu thương như vậy có khả năng hàn gắn mọi khổ đau và mang lại cho ta niềm vui sống bất tận. Khi không có được lòng yêu thương chân thật, đôi khi chúng ta làm rất nhiều việc tốt nhưng chúng mang lại cho ta những niềm vui hạn chế.

Như khi ta tham gia cứu trợ chẳng hạn, nếu xuất phát từ lòng thương yêu chân thật muốn chia sẻ khó khăn cùng đồng loại, ta sẽ không cần quan tâm đến việc tên tuổi mình có được ghi nhận và công bố hay không, hoặc công bố theo hình thức như thế nào... Nhiều người không làm được như vậy, nên niềm vui mang lại từ việc làm của họ bị hạn chế.

Khi yêu thương chân thật, ta cũng dễ dàng tha thứ và cảm thông hơn, bởi ta không đòi hỏi người ta yêu thương phải đáp trả như thế nào. Điều đó giúp cho tâm hồn ta thanh thản và thật sự có được hạnh phúc yêu thương.

Khi chúng ta tự quan sát chính mình theo cách hiểu về lòng yêu thương chân thật như thế này, chúng ta dễ dàng tự biết là mình đã đạt được lòng yêu thương chân thật hay chưa. Có thể là chúng ta thấy phần nào xa lạ với cách hiểu này trong những lần thực tập đầu tiên, nhưng khi đã quen thuộc, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng nó hoàn toàn khác xa với kiểu tình thương chiếm hữu của chúng ta trước đây: nó mang lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc chân thật.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2011(Xem: 7536)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6896)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 13088)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 8360)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 9333)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
23/01/2011(Xem: 7304)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
20/01/2011(Xem: 18637)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
19/01/2011(Xem: 10107)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 13217)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]