Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Một là tất cả

18/02/201109:27(Xem: 6123)
19. Một là tất cả

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Một là tất cả

Chúng ta đau khổ phần lớn vì cách nhìn không đúng về sự vật. Chúng ta thường chia cắt, phân biệt những điều vốn thuộc về nhau. Do sự chia cắt, phân biệt sai lầm đó, chúng ta hình thành nên những khái niệm được và mất theo cách nhìn của mình. Và sự được mất đó làm cho chúng ta không hài lòng. Chúng ta đau khổ.

Một người nông dân gieo giống trên sườn đồi và mong đợi một cơn mưa để hạt giống nảy mầm. Một người nông dân khác đang cắt lúa. Anh ta mong đợi trời nắng to, khô ráo để việc thu hoạch được dễ dàng.

Với người nông dân vừa gieo giống, tất cả những gì anh ta cần bây giờ là cơn mưa. Không có mưa, anh ta đau khổ. Nhưng người đang cắt lúa không cần mưa. Cơn mưa làm anh ta đau khổ.

Cả hai người nông dân chẳng làm được gì thật sự tác động đến việc có mưa hay không, nhưng họ đặt niềm hạnh phúc hay khổ đau của họ gắn liền với cơn mưa, và họ không thể nắm chắc được mình có đạt được điều mong ước hay không.

Chúng ta cũng vậy, cũng rất nhiều khi gắn liền hạnh phúc cuộc đời mình với những yếu tố mà ta không tác động được đến. Vì thế, ta không thể nắm chắc là mình sẽ có được hạnh phúc hay không.

Ngược lại, có những yếu tố liên quan đến hạnh phúc của ta, nhưng ta lại không quan tâm đến. Một trong những yếu tố đó chính là cách nhìn nhận của chúng ta về cuộc sống hay sự vật.

Thường thì chúng ta nhìn sự vật theo một cách riêng lẻ, không toàn diện. Theo cách nhìn như thế, sự vật bị cắt đứt đi những mối quan hệ thực có. Chúng ta không thấy rằng trong một bông hoa có sự hiện hữu của nắng ấm, của nước mưa và nhiều thứ khác. Ta cũng không thấy được cuộc sống của ta đang chịu sự chi phối của tất cả mọi người khác và cả những yếu tố vật chất chung quanh ta. Sự hiện hữu đồng thời của vạn vật là một mối tương quan không chia cắt được. Cái này có là vì cái kia có. Cái này mất đi là vì cái kia mất đi. Trong mối quan hệ đó, không có được và mất. Cái mất ở khía cạnh này là cái được ở một khía cạnh khác và ngược lại. Toàn thể sự vật vẫn hiện hữu sinh động như tự bao giờ.

Chúng ta thử nhìn vào một hạt lúa. Thực thể nhỏ bé này hàm chứa trong nó nhiều thế hệ cây lúa trước đó. Vì vậy, chúng ta không cần tác động gì đến cách thức mà nó sinh trưởng. Chúng ta chỉ cần tạo ra những điều kiện thuận lợi. Hạt lúa tự nó biết cách phải nảy mầm, đâm chồi, ra hoa, kết hạt... như thế nào. Rõ ràng là sự hiện hữu của hạt lúa không hoàn toàn riêng lẻ. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả những cây lúa trước đây. Nhìn rộng ra, sự sinh trưởng của nó lại có quan hệ chặt chẽ với những yếu tố môi trường hiện tại, và nhiều điều khác nữa...

Nhìn vào hạt lúa, ta có thể thấy được nhiều thế hệ cây lúa. Ta cũng có thể thấy cả những gian lao cần khổ của người nông dân trồng lên cây lúa. Hơn thế nữa, hạt lúa còn quan hệ đến sự sinh tồn của chính chúng ta. Không có một hạt lúa, không thể có một đồng lúa, và cũng sẽ không có chén cơm ta ăn hàng ngày.

Với cách hiểu này, chúng ta sẽ không còn thấy có sự phân cách trong xã hội. Tất cả đều quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có người nghèo, không thể có người giàu. Không có những công nhân lao động cần khổ, không thể có những kẻ ngồi mát ăn bát vàng... Hơn thế nữa, khi nhìn vào những gì xấu xa tội lỗi trong xã hội, chúng ta cũng nhận thấy được phần trách nhiệm của những người lương thiện, bởi chúng ta đã chưa tích cực đủ để giúp họ cải hối theo đường ngay nẻo chánh.

Chúng ta cũng nhìn thấy được mối tương quan chuyển hóa giữa những yếu tố khác nhau trong vạn vật. Chúng ta thấy dòng sữa ngọt của bò trên đồng cỏ xanh tốt. Chúng ta thấy những lọn rau cải xanh tươi trong đống phân chuồng hoai mục...

Chúng ta cũng nhìn thấy trong chính mình sự hiện hữu của bao nhiêu thế hệ cha ông từ trước. Và ta nhìn thấy bản thân mình trong con cháu của ta. Nhiều người vì không nhìn thấy điều này nên đã cư xử không tốt với ông bà, cha mẹ... Họ không biết rằng như thế là họ đang ngược đãi chính bản thân họ.

Ở phương Tây có một tập quán là đưa những người già vào nhà dưỡng lão. Người ta làm như vậy để thuận tiện và có lợi cho công việc làm ăn của những người còn trẻ. Họ cho rằng làm như thế là thuận lợi, vì họ chỉ phải bỏ tiền nuôi sống đầy đủ ông bà hoặc cha mẹ, nhưng không phải mất quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc, và với thời gian ấy họ có thể làm ra nhiều tiền hơn.

Điều này là rất tội nghiệp cho những người già, vì làm như vậy là chúng ta đang cách ly họ với chính bản thân họ. Những người già chỉ còn một niềm vui duy nhất trong khi chờ đợi từ giã cuộc đời này, đó là được sống gần con cháu. Sở dĩ như vậy là vì họ cảm nhận được sự hiện hữu tươi trẻ hơn của chính bản thân mình trong thế hệ nối tiếp. Khi chúng ta đưa cha mẹ hoặc ông bà vào nhà dưỡng lão, điều kiện vật chất trong những nơi này tuy có thể là đầy đủ đến mức lý tưởng, nhưng vẫn không hề giống với cuộc sống thân ái dưới mái ấm của một gia đình.

Rất mừng là ở phương Đông chúng ta không có thói quen đối xử với ông bà hoặc cha mẹ theo cách như vậy. Tôi không biết rồi đây nếp sống văn minh bận rộn này có làm thay đổi tập quán tốt đẹp của chúng ta hay không, nhưng tôi mong là điều đó sẽ không xảy ra.

Nếu chúng ta hiểu được tình cảm của những người già, và nếu chúng ta biết rằng những gì ta làm đối với ông bà hoặc cha mẹ hôm nay về sau sẽ xảy đến cho chính bản thân ta cũng như vậy, ta sẽ đối xử với ông bà cha mẹ theo những cung cách tốt đẹp hơn. Người già cần được quan tâm chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần, và việc dành thời gian bên cạnh họ cũng quan trọng không kém gì mang đến miếng ăn thức uống hàng ngày.

Trong cách đối xử với con cái, đôi khi chúng ta cũng không hiểu được điều này. Chúng ta không thường nghĩ rằng sự hiện hữu của chúng là một phần của chính bản thân ta. Vì vậy, chúng rất cần được gần gũi với ta, được ta quan tâm chăm sóc và biểu lộ tình cảm. Nhiều gia đình bận rộn đến mức phải gửi con thường xuyên nơi nhà trẻ, hoặc thuê người giữ trẻ và giao phó mọi công việc chăm sóc. Họ không biết rằng, đứa trẻ lớn lên như thế sẽ bị hụt hẫng rất nhiều về mặt tình cảm. Ngoài việc được nuôi lớn bằng cơm ăn áo mặc, sự gần gũi và biểu lộ tình cảm cũng là vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Khi chúng ta nhìn sự vật theo một cách toàn diện và đúng thật như vậy, chúng ta sẽ không còn đau khổ. Những gì mà trước đây chúng ta cho là đau buồn, mất mát sẽ trở nên nhỏ nhặt không đáng kể, và đều có thể được lý giải một cách tích cực hơn trong toàn cảnh. Người nông dân đang cắt lúa sẽ không buồn bực khi trời đổ mưa. Mặc dù bản thân anh ta có gặp nhiều phiền toái, nhưng anh ta hiểu rằng nhiều nơi khác người ta đang cần mưa, và không có lý do gì để buồn bực khi cơn mưa đổ xuống.

Chúng ta cũng nhìn thấy được toàn thể vạn vật trong sự hiện hữu của mỗi một thực thể sống. Bởi vì trong một thực thể hàm chứa tất cả, và tất cả đều có mối quan hệ không chia cắt với từng thực thể.

Khi chúng ta thường xuyên quan sát sự vật theo cách này, ta không còn thấy có sự chia cắt giữa bản thân và sự vật. Ta không cho rằng sự vật là ở bên ngoài ta nữa. Khi ta bắt tay làm một công việc gì, ta không nghĩ rằng mình và công việc là hai đối tượng khác nhau. Ta thấy mình gắn bó không chia cắt với công việc, và chúng ta hòa nhập vào công việc như hòa nhập với chính bản thân mình. Bằng cách này, chúng ta đạt được niềm vui trong mọi phút giây của đời sống.

Các nghệ sĩ lớn đều biết cách hòa nhập với công việc theo cách như thế. Một họa sĩ không còn chia cắt với cọ vẽ và bức họa khi anh ta thực hiện một kiệt tác. Một nhạc sĩ cảm nhận chính mình là những nốt nhạc đang ngân vang. Anh ta không làm công việc nào khác ngoài việc thể hiện chính bản thân mình...

Vì cả quá khứ và tương lai đều bao hàm trong hiện tại, nên khi hiểu được sự bao hàm của một trong tất cả và tất cả trong một, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa quý giá của đời sống và gạt bỏ được hết thảy những lo âu vụn vặt để cảm nhận tất cả những gì mầu nhiệm mà cuộc sống mang đến cho ta trong hiện tại.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2012(Xem: 35694)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 11916)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 8948)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 7891)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 8697)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 7619)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 9949)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 9855)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
20/05/2012(Xem: 8319)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
20/05/2012(Xem: 9412)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]