Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Nhìn sâu vào mỗi sự vật...

18/02/201109:27(Xem: 6402)
8. Nhìn sâu vào mỗi sự vật...

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Nhìn sâu vào mỗi sự vật...

Trong cuộc sống quá bận rộn, đôi khi chúng ta làm rất nhiều việc hoàn toàn chỉ là theo quán tính mà không để tâm suy nghĩ, phân tích gì cả. Thậm chí có những bữa ăn cũng trôi qua thật vội vàng đến nỗi ta không cảm nhận được hết mùi vị của thức ăn.

Khi tôi còn nhỏ, tôi đã rất lấy làm buồn cười khi đọc truyện Tây du ký đến đoạn Trư Bát Giới ăn nhân sâm cùng với Tôn Ngộ Không. Anh chàng háu ăn này đã ăn nhanh đến nỗi vừa ăn xong mà không biết được mùi vị của quả nhân sâm như thế nào!

Ngày nay chúng ta có rất nhiều khi rơi vào trường hợp tương tự. Mặc dù chúng ta không tham ăn, nhưng chúng ta có quá nhiều việc để bận tâm suy nghĩ, có quá nhiều việc đang đợi chúng ta làm, và vì thế chúng ta luôn ăn vội ăn vàng cho qua bữa, không hề để tâm nhận biết nhiều về thức ăn.

Nhưng không chỉ là chuyện bữa ăn. Mỗi ngày chúng ta để cho rất nhiều chuyện khác nữa trôi qua trong sự lơ đễnh, vì đầu óc ta luôn có những chuyện khác để âu lo, suy tưởng.

Với cách sống như thế, chúng ta sống mà thật sự chưa hề cảm nhận được cuộc sống. Chúng ta nhìn thấy và tiếp xúc với sự vật nhưng không thể hiểu được bản chất sâu xa hoặc cảm nhận được giá trị thực có của chúng.

Đôi khi tôi nhớ đến những củ khoai lùi thời thơ ấu, và lấy làm lạ là giờ đây nhiều lúc tôi không thưởng thức được những món ăn rất ngon lành theo cách như tôi đã từng ăn khoai lùi thuở nhỏ. Tôi còn nhớ mình đã phân biệt được mùi thơm của lớp vỏ khoai cháy sém bên ngoài như thế nào, mùi tro nóng bám vào vỏ khoai ra sao, ruột khoai thơm nóng như thế nào... Thậm chí tôi còn phân biệt được sự khác nhau giữa phần trên và phần dưới của cùng một củ khoai...

Thỉnh thoảng chúng ta nên có những bữa ăn theo cách của một em bé ăn khoai lùi... nghĩa là không để cho bất cứ một việc gì chi phối vào bữa ăn của ta.

Khi nhìn vào một món ăn, ta nên nhìn rõ xuất xứ của nó. Từ hạt gạo trắng thơm, cọng rau tươi xanh hay miếng đậu phụ... ta biết được chúng do đâu mà có. Ta nhìn thấy được người nông dân cần khổ lao động để làm ra hạt gạo, cọng rau... Ta nhìn thấy ánh nắng, cơn mưa đã giúp cây lớn lên từ đất... Ta cũng biết được rất nhiều người không có đầy đủ những món ăn như ta đang có. Mỗi ngày đều có những người chết vì đói trên thế giới này. Nhiều nơi, trẻ em không có đủ thức ăn và phải bị suy dinh dưỡng.

Từ những suy nghĩ quán sát như vậy, ta ý thức được đầy đủ giá trị của một bữa ăn. Vì thế, ta không thể nuốt vội nuốt vàng những thứ ấy một cách vô tâm cho qua bữa. Hơn thế nữa, ta biết rằng chỉ khi ta ăn với sự tỉnh thức thì thức ăn và ta mới cùng hiện hữu. Bằng không, xem như ta đã bỏ phí thời gian bữa ăn mà không thật sự sống một chút nào.

Ta nên ăn một cách chậm rãi. Cho dù ta vội vã đến đâu cũng vẫn còn rất nhiều việc khác chưa làm xong. Rút ngắn thời gian một bữa ăn không phải là cách giải quyết vấn đề. Ta chỉ thường làm thế là theo với thói quen từ lâu nay. Dù bận rộn đến đâu, việc dành thời gian thỏa đáng cho một bữa ăn không hề là điều phí phạm. Hơn nữa, mọi sự bận rộn của ta đều nhắm đến phục vụ đời sống. Vậy nếu ta từ bỏ những giây phút thật sự đang sống trong hiện tại thì tất cả những việc khác liệu còn có ý nghĩa gì?

Khi chúng ta ăn một bữa ăn trong sự tỉnh thức, đó không còn chỉ đơn thuần là một bữa ăn. Đó là biểu hiện cụ thể của đời sống, là phương cách ta tiếp xúc và cảm nhận sự vật. Vì thế, nó không những mang lại cho ta năng lượng vật chất, mà còn giúp ta hồi phục những giá trị tinh thần đã mất.

Nếu bạn thường xuyên thực tập điều này cùng với gia đình, đó là một cách giáo dục tốt nhất để hình thành nhân cách đạo đức cho con cái bạn. Bởi vì, trẻ con thường không học theo những gì ta nói, mà chúng học theo những gì chúng ta làm.

Ngoài bữa ăn ra, chúng ta cũng có thể thực tập tinh thần tỉnh thức trong mọi việc chúng ta làm thường ngày. Chúng ta nên tập nhìn sự vật với chiều sâu của nó. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng thông cảm được với những khó khăn và nỗi khổ của người khác. Chúng ta cũng kiên nhẫn hơn khi gặp phải những chậm trễ, bế tắc trong công việc. Ta giải quyết mỗi vấn đề bằng vào sự phán đoán sáng suốt và tỉnh táo, không phải bằng sự vội vã, nôn nóng.

Chúng ta không phải là thực thể duy nhất tồn tại trong cuộc sống này. Ngược lại, ta gắn bó và đồng thời tồn tại, chịu sự chi phối của tất cả những sự vật khác. Không chỉ là những món ăn thức uống hàng ngày mới ảnh hưởng đến ta. Mưa, nắng, sương gió... hay bất cứ những gì chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được quanh ta đều có liên hệ chặt chẽ đến cuộc sống của ta. Một người hút thuốc nhả khói vào khoảng không, điều đó cũng có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống của chúng ta. Nói chung, mọi sự kiện trong đời sống đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, và chỉ khi nhìn sâu vào bản chất sự vật ta mới có thể hiểu được điều đó.

Nhìn sâu vào sự vật không chỉ giúp ta hiểu được bản chất sự vật mà còn giúp ta hiểu được chính mình. Ta cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc hơn giá trị của cuộc sống từ nhiều góc độ. Ta cảm thông nhiều hơn với đồng loại và sẵn lòng hơn trong việc chia sẻ những gì mình có. Chính nhờ đó ta có được niềm vui và hạnh phúc, vì nhận thức được rằng cuộc sống của ta thật sự có ý nghĩa biết bao!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 7110)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 9953)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9659)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11450)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6925)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6865)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8881)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10080)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8871)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7480)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]