Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Ngỗng chúa uống sữa chừa nước

17/02/201114:54(Xem: 7363)
10. Ngỗng chúa uống sữa chừa nước

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

10

NGỖNG CHÚA UỐNG SỮA CHỪA NƯỚC
Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm - 2000

Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe.Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ.

Một sáng, khi xả thiềnra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúabiết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phảikhông? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi họctôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết nhưng biết hơi ngờ ngờ. Bây giờ đem một bátsữa lại bảo chúng ta uống, chúng ta khôn hơn con ngỗng, nhưng chúng ta có lọcriêng sữa một bên nước một bên, để uống sữa chừa nước lại không? Huống là conngỗng khờ hơn mình tại sao nó biết lọc sữa uống, còn nước chừa lại.

Như vậy tại sao Thiềnsư lại nói như con ngỗng chúa uống sữa, lọc nước chừa lại. Quý vị thử nghiệmxem uống sữa lọc nước lại là gì? Cái gì là sữa, cái gì là nước? Nếu mình khôngbiết rõ cái gì là sữa, cái gì là nước thì thôi cứ uống hết cho rồi. Uống cạn lycạn bát, chứ không có cách nào khác. Vậy muốn lọc sữa chừa nước lại thì phảilọc bằng cách nào? Dùng phương tiện gì để lọc? Ðó là một vấn đề nan giải.

Ngày xưa tôi hiểu rõ rằng,sữa là chỉ cho cái chân thật của mình, nước là chỉ cho cái giả dối. Cái thậtgiả nó lẫn nhau, khó mà lừa lọc được. Hiểu vậy thì được rồi, nhưng bảo phải lọccái này bỏ cái kia thì thật là khó vô cùng. Nói khó nhưng không ngờ nó lại dễ.Khi thấy nó rồi thì rất là dễ.

Tôi xin hỏi lại, chúngta ngồi thiền để làm gì? Là tập làm con ngỗng chúa lọc sữa uống chừa nước lạiđó. Vậy thì cái gì là sữa để uống, cái gì là nước để chừa lại? Hiểu thì hiểu,nhưng nói ra thì nói không được. Nói không được và làm cũng chưa được luôn. Bởivậy nên rồi chúng ta trở thành ngỗng con, chứ không phải ngỗng chúa.

Khi nhìn thấy cái đórồi, tôi mới thông cảm ngày xưa trong kinh dạy các vị A-la-hán có hai thân: Mộtlà còn thân xác thịt này mà đã ở trong Niết-bàn gọi là Hữu dư y Niết-bàn. Hailà thân xác thịt này hoại diệt đi, hoàn toàn nhập Niết-bàn gọi là Vô dư yNiết-bàn. Sau khi thân hoại diệt nhập Niết-bàn thì chúng ta dễ hiểu, vìNiết-bàn là vô sanh. Còn thân này đi đứng là còn sống, còn sống là còn sanh,sao lại được Niết-bàn? Ðó là điều tôi thắc mắc. Bởi vì Niết-bàn, nghĩa chánh làvô sanh. Ðó là một nghi vấn tôi thầm đặt ra mà chưa tự giải đáp thỏa đáng.Nhưng khi hiểu được con ngỗng chúa uống sữa, chừa nước lại thì tôi liền hiểuqua nghĩa Hữu dư y Niết-bàn của các vị A-la-hán.

Chỗ này tôi sẽ nóichậm, từ từ để cho quý vị vừa nghe vừa gẫm, mới thấy rõ được lẽ thật. Tất cảchúng ta tu ai cũng sợ vọng tưởng dấy khởi, cho nên vọng khởi là liền bỏ, liềndẹp. Khi bỏ dẹp rồi, lúc đó nói mình không còn vọng tưởng. Nhưng chú thứ haithứ ba trồi lên rồi bỏ dẹp, ... cứ làm như vậy suốt buổi có mệt không? Quả làcòn nhọc hơn mấy người nông phu cuốc đất ngoài đồng nữa, phải không? Ra đồngcuốc đất, dỡ cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mâychơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ không? Lúc nào cũng phảidòm chừng, cứ hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồkhông nghỉ chút nào hết.

Như vậy người tu mớinhìn qua thấy thảnh thơi quá, ngồi lim dim đó thôi, không có gì quan trọng. Màthực là đổ mồ hôi hột, không có chút rãnh rỗi, nhàn hạ. Bởi vì chúng ta quennhìn mọi sự vật bên ngoài theo lối hình thức phân biệt tướng mạo, vì vậy cái gìcó hình tướng, cái gì có phân biệt thì chúng ta hiểu nhận, còn cái gì khônghình tướng, chúng ta lại không biết.

Ai cũng nói tâm là cáibiết của mình, là phần tinh thần của mình. Như vậy khi khởi nghĩ phân biệt hơnthua, phải quấy, tốt xấu là chân hay giả? Ðến lúc những thứ đó lặng xuống thìcái chân cũng lặng xuống mất tiêu phải không? Ðó là chỗ mà lâu nay chúng takhông biết. Không biết uống sữa chừa nước lại là vậy.

Tôi nói xa như ngườitu Thoại đầu. Thoại đầu là gì? Thoại là câu nói, đầu là ở trước câu nói. Thí dụnhư khởi niệm "trước khi cha mẹ chưa sanh, ta là gì?", thì từ"trước khi cha mẹ chưa sanh" là thoại, khi chưa khởi câu đó là đầu.Nên sau này các Thiền sư thường nói chúng ta khán thoại vĩ, chứ không phải khánthoại đầu. Vĩ là đuôi, đuôi câu nói. Khán đuôi câu nói, chứ không khán được đầucâu nói. Cứ nhớ "trước khi cha mẹ chưa sanh ta là gì?", mà không thấyđược cái trước khi khởi câu nói. Chưa thấy cái trước khi khởi câu, đó là chưakhán tới thoại đầu.

Chúng ta ngồi thiềnchỉ biết vọng tưởng. Thấy vọng tưởng sinh, vọng tưởng diệt, chứ không biết cáiđầu, trước khi vọng tưởng khởi hay là cái cuối, sau khi vọng tưởng lặng. Nhưvậy trước khi vọng tưởng dấy lên là cái gì? Sau khi vọng tưởng diệt là cái gì?Bởi khi vọng dấy lên chúng ta nhớ "có vọng, buông!". Buông cái nàylặng rồi, một lát cái khác dấy lên. Vọng trước lặng, cái khoảng trống trước khiqua vọng thứ hai, là cái gì? Chúng ta chỉ nhớ vọng tưởng lặng, vọng tưởng sanhthành ra cứ đánh lộn hoài, nhọc nhằn quá phải không? Còn cái khoảng giữa khi nólặng rồi, mà chưa có cái thứ hai dấy lên, là gì? Ðó là chỗ mà chúng ta quên.

Khi vọng tưởng thứnhất lặng, chừng một giây hay hai giây mới thấy vọng tưởng thứ hai dấy lên, thìkhoảng trống giữa cái thứ nhất với cái thứ hai đó, chúng ta hữu tri hay vô tri?Hữu tri tức là có tâm. Vọng tưởng dấy lên thì có suy nghĩ, cái suy nghĩ đó làcái biết động. Mỗi một niệm dấy lên là động, động là tướng sinh diệt. Khi nólặng, khoảng giữa này không có dài, nhưng vẫn có một khoảng giữa trước khi niệmthứ hai dấy lên. Khoảng giữa đó, nếu không có tri thì niệm thứ hai dấy lên mìnhkhông thấy. Nhưng niệm thứ hai vừa trồi đầu lên, mình thấy liền, như vậy trongkhoảng giữa đó mình có tri hay vô tri? Có tri. Cái tri của khoảng giữa đó làcái tri sinh diệt hay cái tri bất sinh bất diệt? Có tướng mạo gì không?

Khi chúng ta khởi nghĩnhớ ba, nhớ má, thì hình bóng ba má hiện ra. Ta liền nói "vọng,buông!" Buông thì nó lặng xuống, im lìm được một chút lại dấy lên nhớ chú,nhớ bác. Khi đó hình dáng chú, bác hiện ra. Như vậy khoảng giữa này biết màkhông có bóng dáng, không có dấy niệm. Vậy khoảng giữa đó là cái gì? Ðó, tôimuốn chỉ cho tường tận chỗ này. Nếu không nói tường tận, quý vị sẽ không hiểuđược. Cứ nghĩ rằng hôm nay tôi ngồi một giờ đồng hồ thấy cả trăm vọng tưởng.Chỉ thấy vọng tưởng thôi, mà không thấy cái gì khác. Như vậy là quên sữa mà chỉuống nước.

Bây giờ chúng ta phảinhìn lại cho kỹ, khoảng giữa của hai niệm có một khoảng, nhiều khi được mộtgiây hai giây, hoặc một phút hai phút, sau đó mới có niệm thứ hai. Vậy một haiphút đó là một hai phút chúng ta đang sống với cái gì? Biết mà không khởi độnglà cái gì? Là cái biết không sinh diệt. Dấy niệm là cái biết sinh diệt. Cáibiết sinh diệt vùng lên mình thấy, rồi nó lặng đi. Khoảng trống đó không cóniệm sinh diệt, thì đó là khoảng trống của cái không sinh diệt. Bởi vì khoảngtrống đó mình vẫn biết mà. Mình biết mà không có dấy động, biết mà không cóbóng dáng, thì cái biết đó thuộc cái không sinh diệt.

Như vậy ngồi hai tiếngđồng hồ, giả sử quý vị có hai trăm lần vọng tưởng, nếu quý vị tỉnh thì tronghai trăm lần vọng tưởng đó, cho mất đi một tiếng đồng hồ, còn lại một tiếnglặng lẽ đó, quý vị đang làm gì? Ðang ở đâu? Chỗ này phải nhìn cho thật sâu mớibiết hết giá trị của nó. Như vậy trong một trăm lần vọng tưởng mất một giờđộng, nhưng cũng có một giờ tịnh, phải không? Một giờ tịnh là không mê. Vừa dấyniệm chúng ta liền thấy, đó là yên tịnh trong cái rõ ràng thường biết. Góp lạitừng chặng từng chặng rõ ràng thường biết đó được một giờ, như vậy buổi ngồithiền đó hữu ích hay vô ích? Tối thiểu chúng ta cũng được một giờ yên tịnh.Ðằng này chúng ta cứ nhớ một trăm lần vọng tưởng mà bỏ quên cái khoảng lặng quýgiá đó. Vì vậy, cứ nghĩ buổi ngồi thiền hôm nay vô ích quá. Lát nghĩ cái này,lát nghĩ cái kia. Một lát mới nghĩ, thì khoảng giữa "một lát" đó cộnglại xem bao nhiêu? Ðiều nay nếu không giải thích quý vị cứ lầm, cứ ngỡ rằngmình tu sao chỉ thấy toàn vọng tưởng, vô ích quá!

Ðang trên đường tu màmuốn được rỗng rang, sạch làu làu, không còn gì hết sao được. Phải chia chớ!Chia cho vọng một chút phần. Vậy mới tu. Tu là đang giành cái nào nhiều, cáinào ít. Hoặc là vọng tưởng nhiều thì khoảng yên lặng ít; hoặc là khoảng yênlặng nhiều thì vọng tưởng ít, đi từ từ như vậy. Vậy chúng ta xác nhận lại mộtlần nữa xem khoảng không có vọng tưởng là cái gì?

Ở đây, tôi chưa cắtnghĩa thẳng mà tôi dẫn chuyện vòng vo tam quốc một chút. Ngày xưa Tổ Huệ Khảthan với Tổ Bồ-đề-đạt-ma:

- Tâm con không an,nhờ Hòa thượng dạy pháp an tâm.

Tổ Bồ-đề đạt-ma bảo:

- Ðem tâm ra ta ancho!.

Ngài Huệ Khả sực tìm.Lúc trước, Ngài nhớ nó chạy lăng xăng hoài sao bây giờ dòm lại nó mất tiêu. Khiđó, Ngài bạch với Tổ rằng:

- Bạch Hòa thượng, contìm tâm không được.

Tổ Ðạt-ma bảo:

- Ta đã an tâm chongươi rồi.

Ngay đó Tổ Huệ Khảnhận ra, biết được đường vào. Biết được đường vào, nhưng phải trải qua thờigian khá dài tu tập.

Một hôm Tổ Huệ Khảthưa:

- Bạch Hòa thượng hiệnnay con bặt hết các duyên.

Tổ Ðạt-ma bảo:

- Coi chừng rơi vàokhông.

Ngài nói:

- Rõ ràng thường biếtlàm sao không được.

Tổ Ðạt-ma liền nói:

- Ông như thế, ta nhưthế, chư Phật cũng như thế.

Nghĩa là sao? Nghĩa làbặt hết các duyên mà rõ ràng thường biết thì ông được như vậy, ta được như vậy,chư Phật cũng được như vậy. Chư Phật được như vậy nên các Ngài thành Phật. Bâygiờ ta được như vậy rồi ta cũng sẽ thành Phật, ông được như vậy ông cũng sẽthành Phật. Vậy chỗ rõ ràng thường biết đó tên gì?

Trên đường tu, nhiềukhi chúng ta mắc kẹt ở ngôn ngữ, văn tự, mà không thấy được bản chất thực, giátrị thực của sự tu. Bây giờ chúng ta phải thấy giá trị thực của nó. Hiện giờchúng ta ngồi thiền, dấy niệm liền biết, không dấy niệm cũng biết. Giữa hainiệm dấy lên chúng ta đều biết. Chính khoảng giữa rõ ràng thường biết đó, TổHuệ Khả nói bặt hết các duyên.

Chúng ta chỉ mới bặtđược mười phần trăm, hai chục phần trăm hoặc năm chục phần trăm các duyên thôi.Như vậy so với Tổ, chúng ta còn cách xa nhiều, nhưng cũng có một phút, hai phútbặt các duyên rồi. Chỗ bặt hết các duyên ấy gọi là gì? Gọi là gì mà chư Phậtnhư vậy, Tổ như vậy, chúng ta cũng như vậy? Chính cái không thể gọi đó nên córất nhiều tên gọi. Ông chủ cũng là một tên gọi. Ông chủ không có hình dáng.Khách lên thì có hình dáng, mà chủ thì không có hình dáng. Bởi không hình dángcho nên khó nhận. Còn khách lên thấy có hình dáng nên dễ nhận. Vì vậy suốt mấygiờ ngồi thiền, chúng ta chỉ thấy khách chớ không thấy chủ. Ðó là vì chúng tasơ suất. Nếu chúng ta nhìn kỹ, niệm dấy lên là khách, khi nó lặng xuống thì ôngchủ ngồi sờ sờ đó. Nhưng tại vì ổng ngồi trong màn, khuất đi nên khó thấy.

Niệm khởi là duyên,nếu hết các duyên mà rõ ràng thường biết thì chỗ đó chính là chỗ TổBồ-đề-đạt-ma ấn chứng cho Tổ Huệ Khả. Ấn chứng bằng cách "ông như thế, tanhư thế", tức ta và ông không khác nhau. Con dấu thế nào in xuống giấytrắng hiện ra thế ấy, không sai chạy, gọi là ấn chứng. Chẳng những ông như thếta như thế mà chư Phật cũng như thế luôn. Ba bốn con dấu giống hệt nhau. Ðó làấn chứng sâu đậm. Hiểu cho tới nơi rồi chúng ta mới thấy cái giá trị của sự tu.

Khi khách dấy lênchúng ta thấy, khách lặng chúng ta nói không thấy. Chúng ta không thấy là khôngthấy khách, chớ không phải không cái thấy. Ai thấy khách? Ai thấy không khách?Ông chủ chớ ai. Như vậy niệm lặng tức là ông chủ sờ sờ. Vì ông chủ thấy lúc nàynó lặng nè, khách ra khỏi nhà rồi. Như vậy có vắng ông chủ lúc nào đâu.

Vậy mà chúng ta cứthan "ngồi thiền sao cứ loạn hoài!" Tuy loạn hoài nhưng ông chủ vẫnngồi đó chớ đâu. Nếu không quên ông chủ, thì nó loạn cười với nó chơi "mấychú hề mà". Cái thật sờ sờ ở đây thấy mấy chú đang diễn trò. Tu như vậy mớithật là hữu hiệu. Người không biết tu thì sự tu của mình cảm thấy như vô ích.Năm ngoái ngồi cũng vọng tưởng, năm nay ngồi cũng vọng tưởng, chắc năm mười nămnữa cũng vọng tưởng! Tu như vậy buồn chết.

Phải thấy năm ngoáitrong một giờ bao nhiêu lần vọng tưởng, năm nay một giờ bao nhiêu lần vọngtưởng. Nó thưa từ từ. Mà thưa vọng tưởng từ từ, thì ông chủ hiện ngày càng rõhơn, phải không? Vọng tưởng càng vắng, ông chủ càng hiện sờ sờ, chứ có thiếuchỗ nào. Nghiệm cho chín chắn mới thấy giá trị của sự tu, còn nghiệm chưa chínchắn thì chỉ thấy vọng tưởng chớ không thấy gì nữa hết. Tu như vậy tức là vôích rồi.

Cứ thế mà thấy tớithấy lui, ông chủ không vắng mặt lúc nào hết. Cho nên trong nhà thiền quở tráchkhông cho chúng ta ngủ, vì ngủ thì hết thấy. Thà là thức, dù nó chạy lên chạyxuống nhưng quan trọng là mình vẫn thấy nó, thì không mất ông chủ. Nếu nó lặngmà không biết gì hết thì mất ông chủ. Nên Phật nói khi chúng ta ngủ như đi vàohang quỷ. Vọng tưởng tuy nó điên đảo một chút nhưng ông chủ vẫn có mặt đó đểquán sát nó. Còn vào hang quỷ thì thôi hết thấy ai, khách không mà chủ cũngkhông luôn. Vì vậy khi vọng tưởng, không ai đánh, không ai véo tai; nhưng ngủgục là bị đánh, bị véo tai. Bởi vì lúc đó ta quên mất ông chủ rồi. Mất cả chủkhách thì phải kêu dậy, chứ không thì đi sâu vào trong hang quỷ tối sao! Hiểucho thật kỹ chúng ta mới thấy ý nghĩa, giá trị của người tu thiền.

Như vậy quý vị nhớlại, ở trước tôi nói con ngỗng uống sữa chừa nước lại. Cũng vậy nội tâm chúngta giống như một bát chứa sữa nước lẫn lộn. Bây giờ chúng ta phải lọc bỏ nước,uống sữa thôi. Nước là cái gì? Là các chú vọng tưởng. Chú nào tới mình đều loạira, không theo. Loại ra rồi, lúc đó mình đang làm gì? Ðang uống sữa. Vậy mà quývị không biết, cứ than hoài, tu sao thấy vọng không. Nếu hết vọng không biết gìnữa, đó là không biết uống sữa. Dù đã loại nước ra rồi nhưng tới sữa không biếtuống, thành con ngỗng đói kêu la om sòm.

Sữa hiện khi nước bịloại. Cũng như khi vọng tưởng lặng thì cái hiện tiền đó là mình, chứ ai? Mìnhhiện tiền, hay nói cách khác là ông chủ hiện tiền, thấy rõ, nghe rõ, biết rõ,không có nghi ngờ gì hết. Thấy, nghe, biết mà không có một bóng dáng, không cómột khởi nghĩ. Cái biết đó thuộc loại gì? Nếu so với cái biết có hình có bóngthì nó thế nào? Có hình có bóng là vọng. Vọng là động là sinh diệt là nhân tạonghiệp sinh tử. Còn cái biết này lặng lẽ không hình không bóng, mà rõ ràngthường biết. Cái rõ ràng thường biết là nhân gì? Là nhân vô sinh, tức làNiết-bàn.

Như vậy chúng ta ngồithiền vắng vọng tưởng một phút, hai phút, ba phút... thời gian đó chúng ta đangở trong cái gì? Ðang ngồi trong Niết-bàn, phải không? Cho nên các vị A-la-hánkhi còn thân này, các Ngài sinh hoạt bình thường nhưng không có niệm duyên theocảnh. Vì thế nói các Ngài đang ở trong Hữu dư y Niết-bàn. Bởi Niết- bàn là vôsanh. Còn niệm là còn sanh. Dứt niệm mà hằng tri giác, đó là vô sanh, làNiết-bàn.

Chúng ta cứ ngỡ rằngvào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp...Tưởng Niết-bàn như vậy là Niết-bàn tưởng tượng. Niết-bàn là vô sanh, vô sanh màhằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác. Cái hằng tri hằnggiác đó cũng gọi là Phật tánh. Như vậy được cái vô sanh hằng tri giác đó lànhập được Phật tánh của mình. Nếu nhập được Phật tánh của mình thì gọi là Phậtchứ gì! Chúng ta cứ mong thành Phật được ngồi trên tòa sen có hào quang rực rỡ,ông Phật đó là ông Phật gì? Ông Phật đó là ông Phật sinh tử, hoặc là báo thân,hoặc là hóa thân. Phật Pháp thân thì không có hình tướng.

Như vậy chúng ta có tusẽ được kết quả rất cụ thể, còn người không biết tu hết nghĩ chuyện này đếnnghĩ chuyện nọ liên miên. Trong khi cái biết thầm lặng luôn ở bên mình thì lạikhông hay, không nhớ tới. Do không nhận được cái hằng tri hằng giác thầm lặngấy, nên chỉ nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ phải nghĩ quấy, cho đó là tâm. Chấp giữkhư khư thân sinh diệt và tâm sinh diệt là mình thì trách gì không đi trongluân hồi muôn kiếp sao được. Bởi cho cái sinh diệt là mình nên vừa mất cái sinhdiệt này liền ôm cái sinh diệt khác, cứ liên miên như vậy, nên đi trong luânhồi vô số kiếp.

Nếu bây giờ biết rõthân này là vô thường sinh diệt, tâm phân biệt hơn thua phải quấy cũng vôthường sinh diệt; chỉ có cái hằng tri hằng giác, không hình không tướng đó mớithật là mình. Cái đó có bị lửa đốt cháy không? Không. Vì vậy nên nói hoa sentrong lò lửa.

Nói thân vô thường vìthân bị lửa vô thường thiêu đốt, cháy mòn dần. Thí dụ như một cây củi tươi, đútvô lò lửa. Ban đầu củi tươi cháy chậm, lần lần củi khô cháy nhanh hơn, cuốicùng nó bắt cháy hết. Cũng như vậy, hồi ta sinh ra đến lớn lên năm mười tuổi,đầu tóc xanh. Năm tháng chất chồng, lửa vô thường đốt riết bây giờ đầu bạctrắng. Hồi xưa mặt mày no đầy, bây giờ bắt đầu nhăn nheo. Nó hiện tướng khô đó,khô rồi thì tới cháy rụi. Rõ ràng chúng ta mang thân vô thường, bị lửa vôthường đốt cháy. Có khi nó cháy gấp, có khi nó cháy muộn, nhưng nhất định phảicháy.

Song trong cái vôthường đó, ngầm có một cái chân thường, tức là cái không có hình tướng, hằnggiác hằng tri. Không hình tướng nên đâu bị vô thường, hằng giác hằng tri nênđâu phải là không. Trong nhà Phật nói chỗ đó "không phải có, không phảikhông" (phi hữu, phi vô). Bởi vì nó không phải có theo hình tướng vôthường, không phải không vì nó hằng giác hằng tri.

Trên đường tu chúng tanghiệm, nhận kỹ mới thấy, từng phút từng giây chúng ta đang tiến chứ không phảilà vô ích. Nhưng vì lâu nay không ai giảng trạch cho mình biết, cứ cho rằngngồi thiền phải yên, phải lặng; mà sao mình ngồi vọng tưởng hoài, chưa yên chưalặng nên coi như mình tu chưa có kết quả. Năm năm, mười năm nhìn lại thấy cũngcòn vọng tưởng, bèn than: "Ôi, mười năm rồi mà tu vẫn không có kết quảgì!", nên thối Bồ đề tâm.

Nếu quý vị ngồi thiềntừ đầu giờ đến cuối giờ, chịu khó để ý ngày nay nghĩ mười lần, ngày mai cònchín lần, ngày khác còn tám lần... Như vậy là đã thấy bước tiến của mình. Niệmkhởi và vô thường là điên đảo. Qua những cái đó chúng ta có những phút giâysống với cái chơn thường. Từ niệm điên đảo mà thức tỉnh, chúng ta sống lại vớicái bình lặng vô thượng chánh giác. Như vậy là mình có giác, chứ đâu phải hoàntoàn mê.

Giả sử chúng ta cònvọng tưởng mà ông chủ vẫn hiện tiền hoài thì có thiệt thòi gì đâu. Mỗi niệm dấylên ông chủ thấy quở nó, nó liền mất. Lát sau nó dấy lên niệm khác, ông chủthấy lại quở nó, nó liền mất. Cứ như vậy, trong nhà có khách bước vô, chủ chàohỏi, xong khách bước ra. Ðến người khác bước vô, chủ cũng chào hỏi... Cả ngàykhách tới lui tấp nập, nhưng ông chủ vẫn có mặt để chào hỏi khách thì có thiệtthòi gì đâu! Chỉ sợ không có ông chủ, khách vô làm quyền ở trong nhà thì mớinguy. Chứ còn trong nhà có chủ, khách bước vô, chủ chào rồi đưa ra. Như vậy ôngchủ có thiếu vắng lúc nào đâu?

Vậy mà nhiều ngườithan thở hoài, "tu lâu mà không có kết quả", vì quên ông chủ củachính mình. Nên biết giờ ngồi thiền không phải thiệt thòi, mà chẳng những giờngồi thiền thôi, cho tới giờ đi tưới hoa, nhổ cỏ, nấu cơm, lặt rau v.v... quývị cũng biết rõ từng niệm khởi. Ðó là quý vị không thiếu ông chủ. Ông chủ vừa thấydấy nghĩ liền đuổi đi, như vậy có gì mất mát đâu? Nếu giờ nào cũng có ông chủ,tức là giờ nào mình cũng có ông Phật. Tuy tu chưa thành Phật, mà lúc nào cũngcó Phật hộ cho mình. Ðó là Phật luôn luôn gia hộ cho mình không bị mấy đứa phàmtục chen vô.

Ngược lại cứ dongruổi, thả trâu chạy cùng đường cùng xá, chiều lại thắp hương cầu Phật phù hộcho con, mà không chịu nhận ông Phật thường trực gia hộ bên mình. Ðó là lối tuquên gốc chạy theo ngọn ngành. Cái gốc đó không xa, ở gần bên mình. Nên chúngta thường hay nói tu là cốt trở về cố hương. Cố hương ở đâu? Nếu nghĩ cố hươngcách đây chừng năm trăm hay một ngàn cây số là sai lầm. Chúng ta phải nhớ cốhương ở ngay dưới gót chân mình chứ không ở đâu xa hết. Chúng ta đang đứng trêncố hương mà quên mình đang đứng trên cố hương, cứ nhìn đằng này đằng kia kiếmtìm cố hương. Ðang đứng trên đất cố hương, mà cứ nhìn ra ngoài nên nói quêhương xa mù, không biết ở đâu.

Như vậy mới thấy chúngta hết sức điên đảo. Cái thật hiện tiền lại quên, chỉ đuổi theo cái tưởngtượng, cái mình ước mơ. Bây giờ muốn trở về cố hương, chúng ta phải làm sao?Chúng ta phải chịu khó nhìn xuống chân mình thì thấy chớ gì. Vì muốn cho quý vịthấy cố hương nên tôi mới khuyên mỗi khuya mỗi tối, quý vị ngồi nhòm xuống mộtchút. Ðừng nhìn đi xa, nhìn xa thì quên bẳng quê mình. Nhìn xuống để thấy mìnhđang ngồi, đang đứng tại quê hương cũ của mình. Ðó là chúng ta tỉnh, chúng tagiác. Còn nếu quên, chạy đi tìm đầu này góc nọ là chúng ta mê. Quên là mê. Mêcố hương hiện tiền nên chạy tìm nơi nọ nơi kia. Tất cả chúng tu hành là quaylại, nhận thẳng nơi mình, chứ không có ở đâu xa.

Trở lại đề tài tôi nêuở trước là con ngỗng chúa chỉ uống sữa chừa nước. Chỗ rõ ràng thường biết khôngdấy niệm là sữa. Niệm khởi sinh diệt là nước. Nếu chúng ta ngồi thiền hoặc đilại, mà cứ nhìn nhận cái rõ ràng thường biết, không chạy theo cảnh bên ngoài,gọi là biết uống sữa chừa nước lại. Ðó, chúng ta đang làm một công tác lọc lừa,cái gì không phải thật mình thì loại ra; còn ông chủ thật thì mình nhận và sốngvới ông chủ. Ðó chính là công phu tu của mình. Nếu một giờ không có vọng tưởng,hằng tri hằng giác, thì giờ đó gọi là giờ Niết-bàn.

Như vậy ngay nơi thânphàm tục này cũng vẫn có Niết-bàn. Nhưng Niết-bàn đó chưa trọn vẹn, chỉ làNiết-bàn từng chặng, từng khoảng thôi. Lát thì sinh tử, lát thì Niết-bàn, cònchập chờn chứ chưa hoàn tất Niết-bàn. Chừng nào như Tổ Huệ Khả, mọi duyên đềusạch, không còn một niệm nào nữa, lúc đó chúng ta vẫn sống, vẫn đi lại, mọicông tác chúng ta vẫn làm mà tâm hằng giác, hằng thanh tịnh, đó là Hữu dư yNiết-bàn. Như vậy Niết-bàn xa không? Kiếm ở đâu? Chúng ta có quyền đượcNiết-bàn không? Có ai không có quyền đó không?

Lâu nay chúng ta cứnghĩ Phật, Bồ-tát mới có Niết-bàn, còn mình là phàm phu ngu si nên vô phần. Bởivì chúng ta cứ ngỡ Niết-bàn chỉ có, khi tu đến hoàn toàn viên mãn. Chúng tabiết mình có nhân Niết-bàn rồi, thì quả Niết-bàn sớm chầy gì cũng sẽ được. Nhưvậy ai cũng có khả năng, ai cũng có thể tu được quả Niết-bàn. Nên khi tôi thấyrõ việc này rồi, tôi cười vì hồi xưa đến giờ chúng ta cứ nghĩ rằng sữa với nướcđã hòa rồi thì không tài nào lọc được, phải không? Nhưng bây giờ có thể lọcđược thì mình là ngỗng chúa rồi. Ngỗng chúa này đang uống sữa lọc nước, chứkhông phải đã uống xong.

Như vậy quý vị cũngđang tập làm ngỗng chúa đó, chứ đâu phải chuyện thường. Khi niệm khởi là sanhtử, khi lặng lẽ hằng tri là vô sanh. Sanh tử với vô sanh ở cạnh bên, một giờngồi thiền ít ra cũng được phân nửa thời gian của vô sanh. Như vậy có buổi nàoquý vị không có Niết-bàn đâu. Ngày nào cũng có Niết-bàn nhưng nhiều ít vậythôi. Do đó trên đường tu không có chuyện luống công vô ích mà chỉ vì chúng takhông nhận ra.

Tôi nhắc lại câu hỏicủa ngài Thạch Cựu: Bồ-tát Ðịa Tạng tay cầm viên ngọc để làm gì? Bởi vì chúngta cứ nghĩ Bồ-tát Ðịa Tạng mới có viên ngọc, còn mình vô phần. Cho nên Ngài đặtcâu hỏi lại để cho chúng ta tỉnh, biết rằng mình cũng có ngọc. Chư Bồ-tát cóNiết-bàn, mình cũng có Niết-bàn, chứ không phải mình vô phần. Chỉ vì mình khôngkhéo, không nhận rồi cảm thấy vô phần. Vô phần là tại có của mà không dám nhận,nên thành kẻ cùng tử lang thang. Nếu nhận ra có ngọc báu đầy kho thì mình làcon trưởng giả, là phú gia rồi. Một bên có mà quên thì thành cùng tử, một bêncó mà nhớ thì thành trưởng giả.

Bây giờ quý vị ưng làmgì? Ưng làm cùng tử lang thang hay làm trưởng giả? Chúng ta hiện giờ chắc cũngthấy mình là con trưởng giả, có nhiều của chôn cất kỹ, chỉ tại chưa bới lênthôi. Mai kia bới lên mình cũng sẽ là trưởng giả, chứ không nghèo nàn như ngườita tưởng nữa. Ý nghĩa này rất rõ ràng.

Tôi nói câu chuyện conngỗng chúa biết uống sữa chừa nước lại để giúp quý vị có thêm kinh nghiệm trongviệc tu hành. Mong rằng tất cả sẽ là những con ngỗng chúa biết uống sữa chừanước lại như thế.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2021(Xem: 4728)
Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp t
12/09/2021(Xem: 6078)
LUẬN ĐIỂN CỦA ATISHA súc tích nhưng bao hàm rộng rãi đem những vấn đề cốt yếu đến với nhau của những giáo huấn của ba lần Chuyển Pháp Luân, như đưa ra một cách tóm tắt trong chương hai. Nó được sáng tác ở Tây Tạng bởi một đạo sư Ấn Độ là Atisha Dipamkara theo lời thỉnh cầu của Jhangchup Wö, sau đó là người cai trị miền tây Tây Tạng. Jhangchup Wö đặc biệt thỉnh cầu một giáo huấn thật sự nổi tiếng vì sự thậm thâm của nó cũng như trong sáng của nó, vì thế nó có thể làm lợi lạc cho dân tộc Tây Tạng nói chung. Atisha súc động sâu xa và hoan hỉ vì sự chân thành thỉnh cầu của Jhangchup Wö, và đáp ứng lời thỉnh cầu ấy ngài đã sáng tác ra luận điển súc tích này.
10/09/2021(Xem: 7807)
Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus... Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi. Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này. Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì dấu giếm được dưới ánh mặt trời.
08/09/2021(Xem: 6492)
Hành trình 10 năm ăn thuần chay của giáo viên trường tiểu học Luo Yuliang (小學羅裕良), nhằm mong muốn việc sinh nở của vợ được suôn sẻ. Thường nhật tại tư gia, đến bữa ăn vợ chồng thầy giáo luôn "Bên mâm cơm chay" (鍋邊素), cho đến khi cơ hội cho ba đứa trẻ cắp sách đến trường, chúng cũng được cung cấp các bữa ăn chay. Sau đó, đã mở ra một phong trào mới cho gia đình 5 nhân khẩu đều ăn hoàn toàn thuần chay.
06/09/2021(Xem: 5620)
Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ 1Hình 1: Cư sĩ Phật tử Mazie Keiko Hirono thời còn là cô bé với mẹ, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, vào khoảng năm 1949. Ảnh: Mazie Hirono Đây là tự truyện do Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ kể rằng: "Được đặc ân và trách nhiệm khi tôi phục vụ người dân Hawaii tại Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người nhập cư và trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chưa từng bao giờ cảm nghĩ, đối với con đường quan lộ đến Thượng viện Hoa Kỳ. Đồng thời, những kinh nghiệm của tôi cho thấy những cơ hội có sẵn đáng kinh ngạc ở Mỹ, và thúc đẩy tôi mong muốn được đền đáp.
04/09/2021(Xem: 24852)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 4806)
Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm. Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.
02/09/2021(Xem: 5108)
Chánh là ngay thẳng. Tư (思) và Duy (惟) đều thuộc bộ tâm. Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh Tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người có chánh tư duy dễ dàng thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng của mình. Hành trì chánh tư duy luôn đem lại chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động
02/09/2021(Xem: 5361)
Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xẩy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.
02/09/2021(Xem: 5397)
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]