Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Một chữ Xả

17/02/201114:54(Xem: 5968)
03. Một chữ Xả

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

03

MỘT CHỮ XẢ
Giảng tại Thiền viện Chân Không - 1998.

Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ.Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp lànắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.

Mới nghe đơn giản quánhưng xét kỹ, quí Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, aicũng than buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi, chớ không có gì khác. Bây giờmuốn hết buồn, hết khổ thì chúng ta phải làm sao? Phải xả, phải buông bỏ. Buôngbỏ thì hết khổ. Như vậy quá giản đơn, quá tầm thường. Chỉ cần quí Phật tử thựchiện được điều chúng tôi nhắc thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sống hiện tại này.

Lâu nay chúng ta cốchấp những gì mà bây giờ phải buông xả? Trước hết là chúng ta cố chấp nhữngđiều phải, quấy. Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mình nói, mình làmlà phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khácquấy. Mình phải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nênmình giận. Nhất là trong gia đình, cha mẹ thấy điều đó phải mà bảo con cháukhông chịu làm theo thì nhất định là giận. Mà giận là vui hay buồn? Giận làbuồn, buồn rồi khổ. Có một Phật tử nói với tôi thế này:

- Con cháu của con bâygiờ khó dạy quá!

Tôi hỏi:

- Sao đạo hữu nói khódạy?

- Thưa Thầy, mình làcha nó mình hớt tóc ngắn. Mình thấy hớt tóc ngắn dễ chịu, mát mẻ. Bây giờ nó đểtóc tới cổ mà rầy nó không chịu nghe. Nó còn nói: "Bây giờ thanh niên aicũng để tóc dài mà ba biểu hớt ngắn, giống ông già quá, sao con làm được."Chúng nó còn nhỏ mười chín, hai mươi tuổi mà đeo kính trắng, mình rầy nó:"Bộ mày mù sao mà đeo kính?" Nó nói: "Ba không thấy sao, ngườitrí thức họ đeo kính trắng. Con lớp mười hai rồi, con trí thức rồi, con đeokính trắng có sao đâu?!"

Ðó, ông than con cháungày nay dạy không được. Quí vị thấy thế nào? Bởi vì thường lúc nào chúng tacũng có cái nhìn theo quan niệm của mình. Quan niệm của mình như vậy là phải,con cháu không chịu nghe theo thì mình giận, cho nó là quấy, là con ngỗ nghịch,con bất hiếu v.v... Khi đã như vậy rồi thì gia đình còn đầm ấm không, còn vuikhông? Tôi mới giải thích cho Phật tử đó nghe:

- Ðạo hữu nhớ như ởlứa tuổi của tôi, ông thân tôi hồi xưa để tóc bới có một củ tỏi phía sau. Tớichừng lớp của tôi lớn lên thì hớt tóc, ông tôi không vui. Ông nói bọn nhỏ vănminh quá, không có theo ông bà và dẫn sách Nho nói: "Thân thể phát phu thọư phụ mẫu, bất thương cảm hiếu chi thỉ giả." Nghĩa là râu tóc da thịt nàylà nhận nơi cha mẹ, gìn giữ nó đừng cho thương tổn là cái hiếu đầu. Bây giờmình cạo nó là bất hiếu rồi. Như vậy ông già nhìn lại mình hớt tóc thì ông giàbuồn, còn mình nhìn lại ông già thì thấy ông già lạc hậu phải không? Thế thì aiđúng? Ðể tóc bới đúng hay hớt ngắn đúng? Nếu hai bên cứ cố chấp, ông già nghĩông già đúng, người con nghĩ người con đúng thì gia đình có bình an không? Chắclà bất an.

Chúng ta phải hiểuthời xưa học theo Nho giáo thì để râu để tóc là phải. Nhưng thời sau này kháchơn vì nước mình lệ thuộc Pháp, người Pháp đi làm việc hớt tóc ngắn cho sạch sẽmà mình cứ bảo như ông già để tóc, vậy thì lạc hậu mất rồi. Ở lứa tuổi của mìnhai chấp nhận như thế? Cho nên người cha phải thông cảm hoàn cảnh của con, ngườicon phải hiểu hoàn cảnh của cha. Hai bên thông cảm nhau đừng cố chấp thì bớtkhổ. Nếu cố chấp là nhất định khổ. Cha bất bình con, con bất mãn cha, cứ nhưvậy sanh ra chuyện rối rắm trong gia đình.

Rồi đến thời này mấyđứa nhỏ để tóc dài, có khi tới cổ thì mình không chấp nhận? Mình để tóc ngắnmát mẻ, còn nó để dài lù xù nhưng nó lại thấy đẹp. Nếu đem cái nhìn của ngườicha mà trách đứa con thì đứa con cũng nhìn lại người cha bằng cặp mắt lạc hậu.Bây giờ phải xử làm sao? Thôi, ba muốn mát mẻ ba hớt ngắn, con thích để dài chođẹp thì con cứ để dài. Chuyện tóc tai, mỗi người mỗi sở thích riêng, bắt nógiống mình sao được?

Quí Phật tử nhớ, mộtlứa tuổi là qua một thế hệ khác nhau, không giống nhau được. Không giống màmình đem ý của mình, cái phải của mình áp đặt cho nó thì nó không chịu. Màkhông chịu thì sanh ra giận hờn, buồn trách, khổ sở. Vậy thì muốn cho hết khổmình đừng cố chấp, phải buông bỏ. Buông nghĩa là xả. Quan niệm của con thì conlàm, quan niệm của ba thì ba giữ. Phần ai nấy giữ, người này đừng áp đặt ngườikia. Như thế chúng ta sống rất là thoải mái, nhẹ nhàng. Còn nếu mình cố chấpthì sống bực hoài, lúc nào cũng bất như ý. Như nó thích mang kính trắng thì đểnó mang, mình không thích thì thôi. Chớ mình không thích mà bắt nó theo mìnhsao được? Ðó là quan niệm của mỗi người, miễn làm sao con biết kính trọng,thương cha, cha thương con là đủ. Tình thương mới là quan trọng, còn những cáibên ngoài đâu có quan trọng.

Vậy mà nhiều người vìcố chấp hình thức bên ngoài làm cho mất hết tình nghĩa trong gia đình, khiếncha con phiền muộn, vợ chồng không vui với nhau. Ðó là tại cố chấp. Quí Phật tửnghĩ mình xả bỏ, đừng cố chấp có bớt khổ không? Còn cố chấp như câu chuyện tôivừa kể khổ không? Lúc nào cũng buồn bực. Vì vậy cha mẹ nên thông cảm với con,con thông cảm với cha mẹ. Mà muốn được thông cảm thì hai bên đều xả, xả cáiphải của mình thì thông cảm. Ngược lại, nếu không chịu xả, tự nhiên là khổ.

Ðó là nói về lứa tuổigiữa người lớn và người trẻ. Còn nếu vợ chồng mà cố chấp thì sao, có khổ không?Như bên phái nữ lâu nay quen rồi, nào là lọ tương, hũ tiêu, hũ ớt v.v... Nhữngcái nhỏ họ coi chừng từng chút để nấu nướng. Còn người đàn ông đâu có để ý đếnnhững thứ đó, mà họ nghĩ chuyện xã giao bên ngoài người này người nọ. Cho nênngười chồng vì xã giao bạn bè nhiều, thành ra chi phí hơi rộng. Người phụ nữchỉ lo chi tiết nhỏ trong nhà nên tiết kiệm, thấy chồng xài lớn một chút thìcàm ràm. Còn chồng thấy vợ keo kiệt, nhỏ nhít quá cũng không bằng lòng. Như vậyvợ trách chồng lãng phí, chồng chê vợ keo kiệt. Ðã thế thì gia đình có vuikhông? Không bên nào bằng lòng bên nào hết! Vì ai cũng nghĩ mình đúng.

Như vậy nếu người vợbắt người chồng phải theo ý của mình, ngược lại người chồng bắt vợ phải theo ýcủa mình thì gia đình đó nhất định cãi lộn hoài. Nếu hai bên chồng và vợ cảmthông nhau, người chồng nghĩ rằng cô ấy lo chuyện bếp núc cho nên quen cái nhỏnhặt, hũ tương, hũ ớt v.v... thành ra xài lớn cô không đồng ý cũng phải. Còn vợthông cảm cho chồng, bởi vì anh ấy làm bên ngoài, giao thiệp kẻ này người nọthì phải rộng rãi một chút người ta mới vui. Nếu bắt chồng hẹp hòi quá thì bạnbè khi, không chơi với mình, như vậy tội nghiệp. Hai bên thông cảm thì gia đìnhsống sẽ vui, không chống chọi nhau. Ðó là tôi nói những việc nhỏ thôi, cònnhững việc lớn khác nữa, quí vị nghiệm xét rồi thông cảm, hiểu biết nhau đừngcố chấp, cố chấp thì khổ.

Như vậy xả bỏ là tu,còn cố chấp là chưa biết tu.Thế gian do cố chấp nên người nào cũng thấy sống trong gia đình không có hạnhphúc. Ðã cố chấp thì làm sao hạnh phúc được? Chồng chấp theo chồng, vợ chấptheo vợ, cha chấp theo cha, con chấp theo con, thành ra không ai thông cảm ai.Mà không thông cảm thì tự nhiên là phải buồn phải khổ. Bây giờ mỗi người tự xảbỏ cố chấp của mình để thông cảm với những người thân thì tự nhiên gia đình anvui hạnh phúc. Ðó là bước thứ nhất xả chấp phải, chấp quấy theo quan niệm củamình.

Ðến thứ hai nữa là xảoán hờn. Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mìnhgiận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi? Có người thường hay nói: "Congiận người đó hai, ba chục năm không quên." Giận hai, ba chục năm khôngquên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra là dại, là khổ, chớ có hay gìđâu.

Quí Phật tử nghĩ trênthế gian này chung quanh mình nào xóm giềng, thân tộc v.v... có bao giờ hoàntoàn không đụng chạm nhau đâu? Người ta nói vợ chồng như chén trong sống. Chénúp trong sống thế nào cũng có khua, huống là xóm giềng, thân tộc làm sao vừa ýmình hết, mà trái ý thì mình giận. Giận rồi chứa trong tâm. Chứa là cố chấp.Giận một người chứa trong lòng, giận hai người cũng chứa trong lòng. Nếu giậnmột trăm người thì sao? Chứa cả một trăm cái giận trong lòng, làm sao chịu nổi.

Quí vị xét khi mìnhđang vui vẻ mà bỗng nhớ tới người mình giận thì lúc đó gương mặt quạu xuốngliền. Sở dĩ chúng ta ngủ không ngon là cũng tại giận đó. Khi nào nằm nhớ lạihôm qua, hôm kia ai làm trái ý mình liền nổi giận lên, thì hết ngủ. Ðó là chứachấp oán hờn. Chứa chấp là khổ. Ta đang vui vẻ tươi mát mà chứa một cái giận,cũng như đem cục than bỏ trong tay hay trong da, trong thịt mình vậy. Nếu cụcthan bỏ trong tay, trong da, trong thịt thì sao? Nóng, khó chịu. Vậy mà lòngmình chứa một trăm cục than thì người này khổ nhiều ít? Khổ thứ nhất là khô héovì ngủ không ngon, ăn không ngon. Giận quá làm sao ăn ngon, ngủ ngon được. Khổthứ hai là giận làm cho mình dễ xấu. Quí vị thấy mỗi lần nổi giận lên gương mặtmình thế nào? Nổi giận lên thì con mắt đỏ ngầu, mặt đổi màu đổi sắc, không còntốt đẹp nữa. Cả trăm cái giận ở trong lòng thì nó đốt riết mình khô héo, xấuxa. Như vậy ôm ấp cái giận mấy chục năm là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan?

Bởi vậy nên người biếttu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu! Ôm cáigiận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu:"Tăng hận bất cách túc" nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá mộtđêm. Chúng ta là Phàm tăng nên tham sân si cũng còn, vì vậy gặp việc trái ýcũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa.

Người thế gian thườngthích chứa, chứa năm này qua năm nọ. Họ tưởng như vậy là hay, là khôn mà khôngngờ đó là tự chuốc họa vào mình, tự đeo khổ cho mình chớ không có lợi gì hết.Vì vậy nên Phật dạy phải xả hết những giận hờn. Chứa chấp vừa bị khổ trong hiệntại, mà còn khổ cả vị lai nữa.

Trong kinh Phật dạy,người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đitheo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúngta ngồi ôn lại trong lòng, thì nhớ những người mình thương và những người mìnhghét nhiều nhất phải không? Ghét không mất, thương cũng không mất. Vì vậy càngchứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗ thương hoặc chỗghét.

Do đó khi chúng ta thọthân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toànchuyện buồn phiền, hờn giận, không vui. Có bao giờ chúng ta muốn gặp nhữngngười mình ghét không? Không muốn. Ai cũng muốn gặp người mình thương. Nhưngtrong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫn mình gặp lại những người thù oán.Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn. Ðiều này rất thiết yếu.

Chúng ta phải khéođừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứachấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ởchỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui. Ðó mới là điều đánglưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả?Nên xả. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp. Ðó làđiều thứ hai.

Ðiều thứ ba, chúng tađừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai. Bởi vì ở thế giannày không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mởmiệng nói với ai cũng "Tôi nghĩ thế này là đúng". Nếu nói tôi nghĩnhư vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúngnó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩcủa họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề? Thế gian không ai chịu thua ai,mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khingười ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, vàngười kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến. Khẩu chiếnkhông xong thì tới thân chiến.

Quí vị thấy nhữngngười cãi nhau, đánh nhau khi được hỏi: "Tại sao quí vị đánh nhau?"Họ nói: "Tôi nói cái này đúng mà nó cứ cãi hoài." Có khi nào haingười cãi lộn mà chúng ta hỏi "tại sao", họ nói "tại tôisai" đâu. Nhất định là đúng. Hai cái đúng không giống nhau thì nhất địnhcãi lộn, cãi lộn không xong thì tới đánh lộn. Như vậy thì khổ hay vui? Khôngbao giờ vui được. Những điều này xảy ra rất nhiều.

Gia đình vợ chồng, mỗingười thấy một lối, ai cũng cho là đúng thì gia đình đó cãi lộn hoài. Trong xãhội, nhóm này thấy thế này là đúng, nhóm kia thấy thế khác là đúng thì cũng gâyra cuộc đấu chiến. Cả trên thế gian đều như vậy. Nếu cố chấp cái nghĩ của mìnhđúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc của đấu tranh, của tiêu diệt nhau. Chonên chúng ta đừng có cố chấp. Cái đúng này là đúng của tôi, cái đúng kia làđúng của anh. Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi. Vậy là yên.

Xả hết cố chấp, đừngbắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng. Ðó là điểm đặc biệt củađạo Phật. Trong đạo Phật có câu: "Phật hóa hữu duyên nhân", đức Phậtgiáo hóa người có duyên với Ngài mà thôi. Ai có duyên thì đến với Phật, chớPhật không nói đạo Phật là đúng, đạo khác là sai. Theo đạo nào cũng tốt. Mìnhthích đạo Phật vì đạo Phật thích hợp với tâm tư nguyện vọng của mình nên mìnhtheo, người khác không thích thì thôi. Chúng ta không nên nói theo đạo Phậtchết được về Cực lạc, còn theo đạo khác chết nhất định đọa địa ngục. Không nênnhư vậy.

Trong kinh Phật nhấtlà các bộ A-hàm, Phật thường nói: "Người tu theo đạo Phật làm lành, tuThập thiện được phước sanh cõi trời. Người không tu theo đạo Phật mà làm mườiđiều lành cũng được sanh cõi trời." Không phải cõi trời chỉ dành cho ngườitu theo đạo Phật. Bởi vậy người không tu theo đạo Phật mà làm lành, làm tốt họvẫn có phước. Mình tu theo đạo Phật mà mình làm xấu làm ác thì mình cũng bị tộinhư thường. Chúng ta mới thấy rằng chủ trương của đức Phật rất rõ ràng, rấtthấu đáo. Phật không bắt ai phải theo mình dù biết rằng làm như vậy là tốt, làcó lợi. Nếu người ta không thích thì thôi, không ép buộc.

Chúng ta học Phật phảitập tâm cởi mở, xả bỏ những cố chấp riêng tư, dù chấp tôn giáo mình cũng làbệnh nữa. Những gì chúng ta thấy đều do Phật dạy, mình biết mình tu. Ai thấyhợp thì tu theo, còn thấy không hợp thì thôi, ta chỉ cười chớ đừng giận. Ðạomình kính trọng mà nghe ai nói ngược lại, mình nổi sùng lên thì chưa gọi làhiểu đạo. Không cố chấp thì cuộc đời an vui, hạnh phúc, sống với mọi người rấthòa nhã.

Ðiều thứ tư là Phậtdạy xả đừng chấp thân của mình nữa. Quí vị thấy dễ hay khó? Xả mấy điểm kia thìcòn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quí vị trong tất cả cái sợcủa mình hiện giờ, cái sợ nào là số một? Sợ chết là số một. Tại sao mình sợchết? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mất đi thì hoảng sợ. Do đó khicái chết đến mình khổ vô cùng.

Chúng ta xét kỹ thâncủa mình, ai cũng muốn cho nó được tròn một trăm năm. Hồi xưa còn tham hơn nữa,hàng quần thần chúc vua chúa đến Vạn tuế, tức là muôn năm. Chúc muôn năm, mà cóông vua nào sống được muôn năm đâu. Mấy ông còn chết sớm hơn ai hết. Như vậy đểthấy lòng tham sống của con người quá lớn. Bởi tham sống cho nên chết là cáikhổ nhất.

Nếu người không thamsống thì chết có khổ không? Ðâu có khổ vì họ đâu có sợ. Nên quí vị cố chấpthân, muốn giữ cho nó lâu dài, mà lỡ nó bại hoại thì đau khổ vô cùng. Thân mìnhđâu có nguyên vẹn từ thỉ chí chung, mà nó đổi thay từng tháng, từng ngày. Nhưvậy muốn nó còn hoài, chẳng khác nào mình nắm một cục nước đá trong tay mà muốnnó đừng tan. Thân này cũng vậy, luôn biến chuyển từng phút giây. Ðó là nói bìnhthường, còn nói theo khoa học là nó sanh diệt từng tế bào. Lúc nào, phút nàocũng sanh sanh diệt diệt, không dừng. Sanh diệt luôn luôn mà bảo nó còn hoàilàm sao được. Chấp như vậy có phải là ảo tưởng không? Ảo tưởng sai lầm mà chúngta cứ chấp giữ, cho nên khổ vô cùng.

Vậy mà trăm người nhưmột, ai cũng muốn giữ thân lâu dài. Nhiều khi bảy, tám mươi tuổi vẫn muốn sốnghoài, không muốn chết. Muốn giữ hoài mà có giữ được đâu. Giữ không được thì khổhay vui? Người lớn tuổi nào cũng thở dài than vắn, khổ quá! Già yếu bệnh hoạn,khổ quá!

Thật ra già yếu, bệnhhoạn có khổ không? Có gì đâu mà khổ, nó là như vậy. Hết thời ấu niên đến thờitráng niên, hết thời tráng niên đến thời trung niên, hết thời trung niên đếnthời lão niên. Cứ thế mà đổi dời. Nên khi trẻ mình vui với tuổi trẻ, lúc giàmình vui với tuổi già. Mai mốt chết thì cười với cái chết, sướng không? Chớngồi đó mà than, ai cứu mình được. Không ai cứu được thì than hoài làm chi chokhổ vậy? Cứ cười vui. Ờ! Già tốt. Nếu đi hai chân không vững thì thêm chân thứba nữa. Cứ như vậy mà chống gậy, có gì đâu phải buồn. Xả được cố chấp thì vui,còn nếu giữ thì khổ. Lẽ thật là như vậy.

Con người sợ chếtnhưng có giữ cho khỏi chết được không? Nếu giữ được thì cũng nên sợ. Giữ khôngđược thì cứ cười vui cho rồi. Quí vị nghĩ nếu lát nữa chết, chúng ta sẽ có cáigì vui? Hiện tại mình biết hết các việc trên thế gian rồi, biết sự sống nàyrồi. Người ta nói đi du lịch vui chơi đó đây là tới những chỗ mình chưa biết,còn những chỗ nào biết rồi, đi chán lắm. Chúng ta đã ở trên thế gian mấy chụcnăm, chán quá rồi. Bây giờ đi tới chỗ khác chơi cho vui thì sợ gì. Khi sắpchết, mình tự nghĩ ta sẽ biết thêm một chỗ mới nữa. Vậy là vui chớ không sợ.Chúng ta sống vui với cái sống, chết cũng vui với cái chết, như vậy là an vui,tự tại.

Người không sợ chếtthì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sốngchừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắtmạch nói bệnh sắp chết liền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chếtlà vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi, đi chỗ khác chơi cho vui. Ðó,nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không? Rõ ràng nếu buông xả cố chấp thìchúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ.

Cuộc đời là một dòngbiến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữthì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biếnchuyển nên không khổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn cònnguyên vẹn nên khổ. Bản thân mình nó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõrồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu.

Tu là như vậy, chớkhông phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mườinăm. Phật tử bệnh tới chùa nhờ quí thầy cầu an. Quí thầy cầu cho Phật tử an,còn quí thầy không an thì cầu ai? Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thìkhông ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó. Kỳ này cầu an là tại họ chưachết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi.

Như vậy để thấy chúngta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thânmình. Ðừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coitướng coi số làm chi. Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo. Năm mươi tuổichết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt, tám mươi tuổi chết cũng tốt, khôngsao hết. Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chết hoài đâuphải không? Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ.

Phật dạy khi bỏ thânnày, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giớitrọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thìtuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trangnghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu, xì ke ma túythì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh mộtphần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.

Như vậy chết khôngđáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Ðến lúc ngã rachết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nênbiết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắtchúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, khôngcó gì phải buồn sợ.

Cũng như mình đi chiếcxe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏxe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơnthì phải chuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chớkhông chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới. Cho nên ngườibiết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏehơn. Ðó là bước tiến của người tu.

Như vậy chỉ một chữ Xảmà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cảcuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại quí vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhóhoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bấtmãn xã hội... Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mìnhphải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi,tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi chokhổ.

Vậy mong quí Phật tửnghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũngtươi cười, không còn buồn bực. Ðến lúc nhắm mắt ra đi chúng ta cũng vui luôn.Ðó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4706)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5012)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4509)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3740)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7553)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4743)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6171)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12121)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5349)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]