Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Thân bệnh, tâm an

07/02/201109:32(Xem: 10337)
10. Thân bệnh, tâm an

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549
-10-

Thânbệnh, Tâm an

Tỳ-khưuVisuddhicara
BìnhAnson trích dịch

"Thậtsự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, là bệnh hoạn,ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, lại tựcho là không bệnh, dù chỉ trong một giây phút, người ấylà người ngu dại. Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phảihọc tập như sau: 'Dù cho thân tôi có bệnh, tâm tôi sẽ khôngbị bệnh'. Này Gia chủ, Gia chủ cần phải tu tập như thế."

--(Tương Ưng, 22.1).

Tôi muốnchia sẻ một vài suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quantâm muốn tìm hiểu về vấn đề này. Suy nghĩ về cách thứcchúng ta có thể trực diện với cái chết - can đảm, thanhthản, tỉnh thức, và với một nụ cười, nếu muốn. Suynghĩ về cách đương đầu với khổ đau, cách sống bằngtrí tuệ và lòng từ bi, hay bằng nhiều phương pháp mà chúngta có thể tu tập cho đến khi ta chết.

Thôngthường, người ta không thích nói về cái chết. Chúng ta cảmthấy khó chịu mỗi khi chủ đề này được đề cập, nhấtlà vào những dịp vui như sinh nhật hay ngày Tết đầu năm.Nhiều người tin rằng nếu đề cập đến chữ "Chết" vàonhững dịp đó là có thể gây tai hại và mang đến sự rủiro, xui xẻo, chết chóc! Theo thiển ý, tôi cho rằng chúng tanên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, ngay cả trong nhữngdịp vui đó. Tại sao? Bởi vì qua một ngày sinh, qua một nămmới, ta không trẻ hơn nhưng lại già đi, và năm tháng trôiqua đang đưa ta đến gần nhà mồ. Khi suy ngẫm như thế, chúngta có thể nhân dịp đó thẩm định lại đời sống mình,xét lại vị trí của mình, xem mình có đi đúng hướng haykhông - hướng của trí tuệ và từ bi.

Làmột nhà sư, tôi thường hành thiền quán về cái chết. Việcnày nhắc nhở tôi sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, khônguổng phí ngày giờ vô ích, nhưng tôi phải thú nhận thỉnhthoảng tôi có lãng phí thì giờ quý báu, vì tâm tôi đôikhi rất bướng bỉnh và lười biếng. Tuy nhiên, do quán soithường xuyên về cái chết, tôi tự nhắc nhở rằng mìnhphải dành nhiều thì giờ hành thiền tinh tấn hơn nữa, đểthanh lọc những ô nhiễm của tham, sân và si trong tâm.

ÐứcPhật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chếtmỗi ngày hay vào bất cứ lúc nào. Việc đó làm khơi dậytrong chúng ta sự tỉnh thức bức xúc - ý thức cấp bách đểphấn đấu tích cực hơn nữa, nhằm loại bỏ khổ đau dotâm ô nhiễm mang lại.

Khichúng ta bàn luận công khai, hiểu biết rõ ràng về cái chết,ta sẽ chấp nhận đó là chuyện bình thường. Chúng ta biếtcách đối phó với nó tốt hơn. Ðiều này rất quan trọng,đơn giản là vì tất cả chúng ta đều phải chết. Khôngai có thể thoát khỏi cái chết. Và nếu chúng ta không thểhiểu biết cái chết ngay bây giờ, làm sao chúng ta có thểhiểu vấn đề đó khi chúng ta nằm trên giường lúc lâm chung,vào lúc sắp thở hơi cuối cùng? Lúc đó, làm sao chúng tathể vượt qua được sợ hãi và bối rối? Cho nên, tốt hơnlà chúng ta học hỏi rốt ráo về cái chết ngay bây giờ.

Xinchào Tử thần

Mộtngày nào đó khi tôi chết, tôi muốn chết với một nụ cườitrên môi. Tôi muốn ra đi bình thản, chào tử thần như mộtngười bạn, có thể nói vui vẻ: "Xin chào Tử thần, và xinchào từ biệt cõi đời". Tôi sẽ ra đi thanh thản với nụcười trên môi. Cái chết êm đẹp biết bao! Tất cả nhữngngười xúm quanh tôi không cần phải khóc. Họ nên vui vẻvì thấy tôi đang mỉm cười. Cái chết chẳng là cái gì màphải sợ hãi. Hãy đối xử cái chết như một người bạn.Hãy sẵn sàng nói lời chào tử thần và chào từ biệt cõiđời.

Ðươngnhiên, không ai thoát khỏi cái chết. Tất cả chúng ta đềuphải ra đi. Như Ðức Phật đã nói: "Ðời sống mong manh,bất định, nhưng cái chết là điều chắc chắn".Trongcuộc sống, chúng ta thường đau khổ khi chia lìa xảy ra vớicái chết của một người thân. Khi còn bé, tôi thường khócthan đau khổ và đắng cay mỗi khi trong gia đình có ngườithân qua đời - ông bà tôi, cha tôi, anh tôi, và tôi thườngtrách móc Thượng Đế. Sau nầy, khi lớn lên và có chút íthiểu biết về đạo Phật, tôi không còn cảm thấy khổ sởnhiều như trước nữa. Tôi hiểu rằng không có một vị ThượngÐế nào đến bắt các thân nhân của tôi để mang về cõichết. Nếu chúng ta chấp nhận sự sống, chúng ta phải chấpnhận cái chết. Chết là phần thiết yếu của sự sống.Như Ðức Phật đã dạy, chính vô minh đã làm cho vạn vậtlẩn quẩn trong vòng khổ đau, và chúng ta cứ trôi lăn hếtkiếp này đến kiếp khác theo những hành vi của chúng ta.Thiện nghiệp đem đến điều lành và ác nghiệp đem đếnđiều xấu. Những lời dạy của Ðức Phật giúp tôi hiểurõ thêm về bản chất của mọi sự việc trên đời.

Vềsau này, là một nhà sư, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh bệnhhoạn, chết chóc. Khi đến thăm người bệnh, tôi thông cảmvới họ. Tôi cố gắng hết mình để an ủi họ. Tôi tụngkinh cầu an, những bài kinh ghi lại lời Phật dạy. Tôi thườngnói với họ lời Ðức Phật: "Thân bệnh nhưng đừng đểtâm bệnh". Ta có thể không làm được gì nhiều cho thân,nhưng ta có thể làm được gì đó cho tâm. Ta có thể giữtâm bình tĩnh khi đau yếu, bệnh hoạn. Ta có thể theo dõisự tăng giảm của cơn đau, nó đến và đi, sinh diệt nhưthế nào. Ta có thể hiểu biết bản chất của khổ đau. Tacó thể đối mặt với nó và học hỏi từ nó. Đây chínhlà một cuộc thử nghiệm - làm sao để hiểu rõ bản chấtcủa sự sống, làm sao để hiểu rõ rằng không có cái "ngã"thường còn nơi đây, mà chỉ có sự thay đổi liên tục củasinh và diệt, giống như dòng sông trôi chảy bất tận; làmsao để hiểu rõ chính vô minh, tham ái, luyến chấp, sân hận,sợ sệt, v.v. của chúng ta là nguyên nhân của khổ đau.

Bằngsự hiểu biết đó, chúng ta điềm nhiên đón nhận cái đauđớn. Ta xem điều đó là chuyện bình thường. Ta có thểgiữ bình tĩnh và ôn hòa, thậm chí không một chút gì ngãlòng, thất vọng. Ta có thể mỉm cười ngay cả trong lúc đauđớn, và cơn đau có thể dịu đi được phần nào.

ChánhNiệm khi đau bệnh

Ngàyhôm qua, một vị sư bạn tôi vừa qua đời. Ngài bị bệnhung thư ở giai đoạn cuối cùng trong tám tháng qua. Tôi đếnthăm vài ngày trước khi ngài chết. Lúc đó, ngài đang ởtrong cơn đau đớn khốc liệt. Tôi cố gắng giúp ngài dùngmột ít nước canh nhưng ngài không ăn được. Trông ngài rấthốc hác, tiều tụy, và hầu như không nói được. Bệnh ungthư đã tàn phá thân thể ngài, và không phải là một điềudễ dàng để giữ tinh thần được bình tĩnh và thanh thản.Nhưng tôi biết ngài là một người có mức thiền định vữngvàng, và tôi chắc chắn ngài luôn tinh tấn hành thiền trongnhững giờ phút cuối cùng này.

Tôinhớ lại một dịp khác khi đến thăm một cụ già bị bệnhnan y. Cụ đang ở trong cơn đau dữ dội. Ðau đớn hiện rõtrên nét mặt cụ. Có những giọt mồ hôi trên trán và mặtcụ. Tôi dùng khăn nhẹ nhàng lau mồ hôi cho cụ. Tôi ghé vàotai cụ thì thầm nhắc nhở cụ giữ chánh niệm, quán sátcơn đau càng điềm tĩnh càng tốt, vì khi còn khỏe mạnh,cụ là một thiền sinh tinh tấn. Tôi cảm thấy vui khi nhìnthấy vẻ đau đớn biến mất trên mặt cụ. Một lúc sau đó,khi thân nhân đến thăm thì tôi ra về. Một vài giờ sau, cụqua đời. Tôi vui vì đã có thể giúp cụ một chút gì đótrước khi cụ mất.

Mặcdù ta thấy có hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng vẫn có khổđau đi kèm. Hạnh phúc hình như rất phù du - nó ra đi khôngđợi chờ, để rồi được thay thế bằng phiền muộn vàbất thỏa lòng. Bởi vì sự sống kết thúc bằng cái chết,nên tự nó là một thảm kịch. Có người nói đời sốnggiống như một củ hành: khi bạn bóc ra, nó làm bạn chảynước mắt. Ðức Phật nói sinh là khổ đau, vì sinh dẫn đếnsuy tàn và chết. Chúng ta nên hiểu rõ điều này. Nếu ta chấpnhận sự sống, ta phải chấp nhận cái chết. Nếu ta khóckhi người nào đó chết, ta cũng nên khóc vào lúc người ấychào đời. Vào lúc đứa trẻ sinh ra, mầm mống của cái chếtđã ở trong nó. Nhưng ta lại mừng rỡ khi đứa trẻ đượcsinh ra. Chúng ta cười vui và chúc mừng cha mẹ đứa bé. Nếuta hiểu sinh là sẽ dẫn đến chết, thì khi cái chết đến,ta có thể đối mặt với nó bằng một nụ cười.

Nhìncon người chết trong đau đớn ra sao, thân thể của họ bịsuy sụp vì bệnh tật, và thấy tất cả đời sống phảikết liễu bằng cái chết, tôi phát tâm làm hai điều: Thứnhất, đến lúc chết, tôi muốn chết với nụ cười trênmôi. Tôi muốn mình có thể giữ chánh niệm và được thanhthản. Nói một cách khác tôi muốn giữ bình tĩnh. Tôi muốncó thể vẫn mỉm cười, dù cái đau đớn hành hạ tôi đếnthế nào đi nữa. Tôi muốn có thể mỉm cười với tất cảkhách khứa, bạn bè đến thăm viếng. Tôi muốn có thể mỉmcười với tất cả bác sĩ và y tá đang săn sóc tôi. Tôimuốn có thể mỉm cười với những bệnh nhân khác để giúphọ được an vui, thanh thản. Thứ hai, nhận thấy được sựkiện loài người chúng ta và muôn loài chúng sinh khác đềuchịu quá nhiều khổ đau, tôi nghĩ rằng việc tối thiểumà chúng ta có thể làm được khi còn sống là góp phần vàoviệc giảm bớt khổ đau chung quanh ta.

ÐứcPhật dạy rằng mọi thứ trên thế gian này đều vô thường.Nếu hành thiền tinh tấn, ta có thể hiểu sâu xa hơn về sựthật của vô thường, và sẽ không bị trói buộc vào tâmvà thân này. Ta biết chắc chắn thân này không phải củata, tâm này cũng chẳng phải của ta. Hiểu biết như thế,ta sẽ xả bỏ. Ta không bị trói buộc vào những thứ dụclạc thô kệch của đời sống. Ta sống khôn ngoan hơn. Ta đónnhận tuổi già một cách an nhiên. Và ta không sợ chết.

ÐứcPhật nói khổ đau gắn liền với đời sống. Chúng ta phảihọc hỏi cách tiếp cận và vượt qua nó. Chỉ bằng cácháp dụng chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày và hành thiềnđều đặn, chúng ta mới có thể thâm nhập vào chân lý củakhổ đau. Khi thông hiểu được khổ đau một cách sâu đậm,ta sẽ tinh tấn để loại bỏ nguyên nhân của nó. Đó làtham ái, những trói buộc của đời sống, những cám dỗ củacảnh tượng hấp dẫn, âm thanh dịu dàng, mùi vị dễ chịu,và xúc chạm êm đềm. Chúng ta sẽ cố gắng thanh tịnh tâm,loại trừ các ô nhiễm.

ÐứcPhật dạy rằng khi tâm ta được tẩy sạch tham, sân và si,ta sẽ vượt qua được tất cả mọi khổ đau. Chúng ta sẽkhông bao giờ phản ứng lại bằng luyến chấp và sân hận.Thay vào đó, sẽ có trí tuệ và từ bi trong ta. Chính điềunày là chấm dứt khổ đau. Không bám víu nữa, ta sẽ khôngbao giờ khổ đau. Cả đến cơn đau thể xác cũng không làmtinh thần nao núng, vì tâm không phản ứng bằng ác cảm vàsân hận. Tâm sẽ bình an, chấp nhận và hiểu biết. Khi tachết trong lúc có trí tuệ và an định này, Ðức Phật nóiđiều đó là sự chấm dứt khổ đau. Không còn tái sinh, khôngcòn trở lại vòng sinh tử. Nếu không có tái sinh, sẽ khôngcó suy tàn, chết chóc, và phiền khổ. Chấm dứt! Hạ màn!Toàn thể khổ não được dập tắt. Lúc đó, ta có thể nóigiống như các vị thánh thời xưa đã tuyên bố: "Làm đượcđiều đáng phải làm. Ðã được sống một cuộc đời thánhthiện".

Dĩnhiên, ngay bây giờ chúng ta vẫn còn ở xa mục tiêu, nhưngngười xưa có câu: "Hành trình ngàn dậm bắt đầu bằngmột bước đi".Cho nên tôi là người lạc quan. Vâng, tôilà một Phật tử và là một người lạc quan; tôi tin rằngmỗi bước đi trên con đường chánh niệm sẽ mang ta đếngần mục tiêu hơn - mục tiêu Niết Bàn, sự kết thúc củamọi khổ đau. Là một người lạc quan, tôi thường nghĩ rằngsớm hay muộn, chúng ta sẽ đạt đến đó.

Ðốiphó với bệnh tật

Chúngta không nên xem bệnh tật và khổ đau như là một tác nhânnào đó có nhiều quyền lực tiêu diệt ta, khiến cho ta bótay đầu hàng trong tuyệt vọng. Ngược lại, là Phật tử,chúng ta nên xem đó như là cuộc trắc nghiệm để ta hiểulời dạy của Đức Phật đến mức nào, xem ta áp dụng sựhiểu biết về Phật Pháp như thế nào. Nếu ta không thểđương đầu bằng ý chí, nếu ta suy sụp, điều đó chứngtỏ rằng mức hiểu biết đạo pháp, sự tu tập của mìnhvẫn còn yếu kém.

Bệnhhoạn cũng là cơ hội giúp ta tu tập hạnh kiên nhẫn và baodung. Làm sao ta có thể thực hành và phát triển các hạnhBa-la-mật, như hạnh Nhẫn ba-la-mật, nếu ta không bị thửthách, không bị đặt vào những hoàn cảnh khó khăn, khốcliệt?

Chúngta cũng có thể xem sức khỏe không phải chỉ là sự vắngbóng của bệnh tật, mà còn là khả năng chịu đựng và lướtqua cơn bệnh. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ tận lực cố gắngchữa trị bệnh của mình. Nhưng nếu cơn bệnh trầm kha tiếptục gia tăng, và không còn phương thức y học hiệu lực nàonữa, chúng ta nên chấp nhận và cam chịu với điều khôngthể tránh được.

Phântích đến cùng, điều quan trọng không phải là chúng ta sốngthọ bao lâu mà là chúng ta sống tốt đẹp được bao nhiêu,kể cả cách ta chấp nhận bệnh tật dễ dàng đến mức nào,và sau cùng chúng ta có thể chết thanh thản như thế nào.

Thậtlà tuyệt vời khi cuộc đời của chúng ta có thể đượcchữa lành, cho dù bệnh tật của mình không thể cứu chữađược. Tại sao? Bởi vì khổ đau là thầy giáo, và nếu chúngta học kỹ bài học, chúng ta trở thành một người tốt hơn.Chẳng phải chúng ta đã từng nghe nhiều câu chuyện về nhữngngười chịu nhiều đau khổ, rồi thoát qua được, để trởthành một người tốt đẹp hơn? Nếu những người đó trướckia có tánh nóng nảy, ích kỷ, kiêu ngạo và thiếu suy nghĩ,giờ đây, sau cơn bệnh, họ trở thành kiên nhẫn, tốt bụng,tử tế và khiêm hạ hơn. Đôi khi họ nói rằng cơn bệnhlà điều tốt cho họ, nó cho họ một cơ hội xem xét lạicách sống và những giá trị quan trọng hơn trong đời. Họquý trọng gia đình và bạn bè hơn, và biết đánh giá caothời gian họ dành cho những người thân yêu. Và khi lành bệnh,họ dành nhiều thời gian hơn cho người thân và làm nhữngviệc thật sự quan trọng và có ý nghĩa.

Ngaycả nếu chúng ta không thể hoàn toàn chữa trị được cơnbệnh, chúng ta vẫn có thể học hỏi, để từ đó vươn lên.Chúng ta hiểu được sự mong manh của cuộc đời và thấylời dạy của Đức Phật đúng như thế nào - rằng cuộcđời trên thế gian này là không toàn hảo. Chúng ta trở nêntử tế hơn và cảm niệm nhiều hơn về lòng từ ái do ngườikhác mang đến. Chúng ta sẵn sàng tha thứ những người đãlàm khổ mình. Chúng ta thương yêu rộng rãi và sâu đậm hơn.Và khi cái chết đến, chúng ta chấp nhận ra đi trong an bình.Như vậy, chúng ta có thể nói rằng cuộc đời chúng ta đãđược chữa lành, bởi vì chúng ta hòa hợp với thế giớivà chúng ta được thanh thản.

Hànhthiền trong mọi tình huống

Khibị bệnh và nằm liệt giường, chúng ta không nên thất vọng,nản chí. Ta vẫn có thể hành thiền khi nằm trên giường.Ta quan sát tâm và thân của mình. Ta vun bồi sự định tâmvà sức mạnh bằng cách quán niệm hơi thở. Ta theo dõi hơithở, thở vào và thở ra. Ta có thể quan sát bụng phồng lênvà xẹp xuống khi thở vào và khi thở ra. Ta chú tâm vào chuyểnđộng phồng xẹp, và hòa nhập với nó. Việc này giúp tađược an định. Từ sự an định này, trí tuệ được phátsinh. Ta nhìn thấy tính nhất thời và hủy diệt của tấtcả mọi hiện tượng, và từ đó, thấu hiểu sự thật vềvô thường, bất toại nguyện và vô ngã.

Nếuchúng ta đã học tập và biết cách áp dụng hành thiền quánniệm, thời gian có thể trôi qua dễ dàng. Ta có thể quánsát nhiều đề mục trong bất cứ tư thế nào, dù nằm, ngồi,đi hay đứng. Ta quán sát tư thế, oai nghi của mình, và ghinhận các cảm giác phát sinh trong thân. Quán sát chúng vớitâm ổn cố và bình thản. Thêm vào đó, tâm cũng là đềmục để quán niệm. Ta quán sát, ghi nhận các trạng tháicủa tâm: buồn bã, thất vọng, bồn chồn, lo lắng, suy tư,v.v. Chúng sinh khởi rồi tàn diệt, nhường chỗ cho tỉnh giác,an lạc và minh triết. Trạng thái thiện và bất thiện đếnrồi đi. Chúng ta có thể quán sát tất cả bằng sự hiểubiết trong thanh thản.

Chúngta cũng có thể biểu lộ lòng thương yêu, từ mẫn bằng pháphành thiền từ bi. Lập đi lập lại nhiều lần trong tâm,rải tâm từ đến tất cả chúng sinh:

-Nguyện cho tất cả chúng sinh được khỏe mạnh và hạnh phúc.
-Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi tổn hại và hiểmhọa.

-Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau tinh thần.

-Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau thể xác.

-Nguyện cho tất cả chúng sinh biết chăm sóc bản thân trongan vui.
Chúngta rải tâm từ đến các vị bác sĩ, y tá đang chăm sóc mình,và các bệnh nhân đồng cảnh ngộ. Chúng ta rải tâm từ đếnnhững người thân, họ hàng và bè bạn chúng ta. Hơn thếnữa, thỉnh thoảng chúng ta suy niệm về Phật Pháp, nhớ lạinhững gì chúng ta đã đọc, nghe hay hiểu biết. Suy nghĩ nhưvậy, chúng ta đối diện khổ đau của mình bằng trí tuệvà tỉnh giác.

*

ÐứcPhật dạy chúng ta nên tinh tấn trau dồi tâm, hành thiền,và tu tập như thế, ngay cả khi ta bị ốm đau. Vào nhữngthời điểm đó, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn đểtập trung chánh niệm. Nào ai biết Niết Bàn hay tuệ giác tốithượng có thể đạt được vào lúc lâm chung, khi trút hơithở cuối cùng! Trong kinh, Ðức Phật có kể trường hợpmột người bị bệnh - cơ thể bị hoành hành bởi cảm giácđau đớn, nặng nề, buốt giá, hủy hoại, khó chịu, làmcạn dần sức sống; nhưng người ấy vẫn không ngã lòng.Người ấy cảm nhận được samvega- một ý thứccấp bách phấn đấu dù ở vào những giờ phút cuối cùng."Người ấy đã tinh tấn đúng mức"Ðức Phật nói,"Tâm của người ấy kiên quyết hướng về Niết Bàn, ngườiấy trực nhận được chân lý tối thượng bằng trí tuệcủa mình".

Bằngcách đó, chúng ta sống hòa hợp, thảnh thơi trong thế gian,an định trong bệnh tật. Và khi cái chết đến, chúng ta rađi trong an bình, thanh thản.

(Tríchdịch: "Loving And Dying",
BhikkhuVisuddhicara)









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2021(Xem: 6554)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9725)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7492)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5038)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
16/08/2021(Xem: 7161)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
15/08/2021(Xem: 4925)
Cúng ma chay, giỗ người thân đã mất, giỗ ông bà tổ tiên, cúng cô hồn vào những ngày rằm, ngày lễ như lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán …vv cùng với đốt vàng mã là truyền thống ‘tâm linh’ lâu đời của người Việt Nam, là cách tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, hiếu đễ đối với người đã khuất, tổ tiên và thần linh. Ngày nay, việc cúng người chết, cúng ‘cô hồn’ và đốt vàng mã tràn lan trên tinh thần kiến chấp ‘dương sao âm vậy’, nên các loại vàng mã thay đổi đa dạng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nầy: ngoài áo giấy ra, vàng mã còn có cả xe hơi, nhà lầu, ipad, di động, đô la vv với ý niệm ‘thiện lành’ (nhưng tà kiến) là để người ‘âm’ sử dụng. Không những tập tục này phát triển biến tướng trong nhân gian mà còn ảnh hưởng không tốt đến môt số Phật tử tại gia, và ngay cả tại một số tự viện.
15/08/2021(Xem: 7354)
Là người hay là thú, sinh ra đời nếu bộ não bình thường thì tất cả đều có cái biết. Biết đói, biết no, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết thiếu, biết đủ v.v… Tâm trí loài vật, có nhiều loài khá khôn ngoan, nhưng khôn ngoan cách nào cũng không bằng con người. Khi còn nhỏ cái biết của con người rất hạn hẹp. Khi lớn lên cái biết dần mở rộng, nhờ học hỏi từ môi trường gia đình, học đường, xã hội. Tùy theo căn cơ mà có người thông minh học một biết mười, có người kém thông minh chậm hiểu. Nhưng dù cái biết của người thông minh hay cái biết của người kém thông minh thì đó cũng là cái biết cần thiết cho đời sống.
13/08/2021(Xem: 6377)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 8987)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
09/08/2021(Xem: 8158)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]